Vụ độc tố trong Pate Minh Chay: gần 1.300 người ở TP.HCM đã mua hàng
Đó là thông tin bà Phạm Khánh Phong Lan – trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM – đưa ra tại cuộc họp giao ban trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 của UBND TP chiều 31-8.
Bà Phạm Khánh Phong Lan – trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM – phát biểu tại cuộc họp trực tuyến – Ảnh: THẢO LÊ
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, sau khi Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm Pate Minh Chay có chứa độc tố cực mạnh, Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM đã có văn bản gửi 24 quận, huyện đề nghị phối hợp thu hồi, cảnh báo người dân không sử dụng sản phẩm này.
Bà Lan cho rằng sau kiểm nghiệm, Bộ Y tế xác định một số sản phẩm Pate Minh Chay ở các lô khác nhau đã phát hiện vi khuẩn Clostridium botulinum type B. Đây là vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, sinh bào tử, độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum có độc lực rất mạnh, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kéo dài và dễ tử vong.
Theo bà Lan, Bộ Y tế đã có chỉ đạo thu hồi toàn bộ sản phẩm của Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới, không chỉ là thực phẩm Pate Minh Chay.
Video đang HOT
“Đây không phải là ngộ độc thực phẩm thông thường, nhiều bệnh nhân có triệu chứng nặng, nguy cơ tử vong là có”, bà Lan nói.
Bà Lan cho biết Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM xác định có 1.290 khách hàng đặt mua sản phẩm qua hình thức trực tuyến với 1.559 hộp trong tháng 7 và tháng 8. Đơn vị đã gọi điện trực tiếp đến khách hàng để cảnh báo người dân không được ăn, cách ly sản phẩm và có biện pháp thu hồi.
Bên cạnh đó, bà Lan đề nghị các quận huyện tích cực phối hợp với Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM khẩn trương rà soát các cửa hàng, thu hồi toàn bộ các sản phẩm của Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Thanh Liêm – phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM – chỉ đạo các quận huyện có lên phương án phối hợp với Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM đảm bảo thu hồi toàn bộ sản phẩm.
Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM có trách nhiệm phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM tuyên truyền kịp thời đến người dân không sử dụng thực phẩm này.
TP.HCM 29 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng
Hiện TP.HCM có 11 bệnh nhân nhiễm COVID-19 đang điều trị, trong đó 5 ca liên quan đến ổ dịch tại Đà Nẵng đang được điều trị tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới.
Ngày 31/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức họp giao ban trực tuyến về tình hình dịch bệnh diễn ra trên địa bàn.
Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Sở Y tế TP.HCM cho biết, tính đến 11h30 ngày 31/8, trên địa bàn thành phố có 77 ca mắc COVID-19 và 1 ca chuyển viện từ Bệnh viện Bạc Liêu (BN 278); trong đó có 67 bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh.
TP.HCM 29 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.
Hiện còn 11 bệnh nhân nhiễm COVID-19 đang được điều trị, trong đó 5 ca liên quan đến ổ dịch tại Đà Nẵng đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới; 6 người nhập cảnh (một người nhập cảnh trái phép) đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi. Tất cả các bệnh nhân có sức khỏe ổn định.
Hiện trên địa bàn TP có 188 người có triệu chứng viêm hô hấp đang được cách ly theo dõi và xét nghiệm chẩn đoán tại các khu cách ly của các bệnh viện.
Không trường hợp nào có triệu chứng nặng, 164 trường hợp đã có kết quả âm tính, 24 trường hợp còn lại đang chờ kết quả.
Số trường hợp cách ly tập trung trong ngày là 1.154 trường hợp.
Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm ghi nhận sự nỗ lực của các ngành, các cấp trong công tác phòng, chống dịch thời gian qua.
Nhờ đó, trong 29 ngày liên tiếp trên địa bàn TP không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, ông Liêm đề nghị các sở, ngành, quận, huyện tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế về các biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay.
Trong đó, cần tăng cường công tác giám sát phòng, chống dịch ở các nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Trước mắt, cần tuyên truyền, nhắc nhở về công tác phòng, chống dịch ở một số sự kiện lớn như: Lễ Vu lan, ngày khai giảng năm học mới... tới đây.
Các ca ngộ độc pate Minh Chay vẫn tiên lượng nặng Đến nay, các bệnh nhân vẫn tiên lượng nặng. Một trường hợp có thể phải thở máy từ 2 - 10 tháng nữa. Sáng nay 31/8, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đơn vị đang tiếp nhận điều trị nôi trú cho 2 bệnh nhân ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum sau...