Vụ doanh nghiệp Trung Quốc xả thải trộm: Tổng cục Môi trường vào cuộc
Trao đổi với phóng viên Tiền phong chiều qua, ông Lương Duy Hanh, Cục Trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường ( Tổng cục Môi trường), cho biết, đã nhận được công văn báo cáo của Sở TN&MT Hải Dương về vụ Công ty TNHH dệt Pacific Crystal (Trung Quốc) đóng tại KCN Lai Vu, tỉnh Hải Dương xả thải vượt quy chuẩn nhiều lần ra môi trường.
Khu vực xả thải của Cty Pacific Crystal.
Sẽ rà soát lại mức độ vi phạm để xử lý
Ông Hanh cho biết, theo thông tin mà Sở TN&MT Hải Dương gửi lên, đây là một sự cố môi trường. UBND tỉnh Hải Dương đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính 672 triệu đồng và yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố với Công ty TNHH Dệt Pacific Crystal (Cty Pacific Crystal).
Ông Hanh cho biết thêm, đây là sự cố môi trường nên chưa nhận định ngay được mức độ nghiêm trọng đến đâu. Trong kế hoạch thanh tra môi trường năm 2016 cũng không có công ty này. Tuy nhiên, theo thông tin trước đây, công ty này có đường ống xả thải ra môi trường do đơn vị cũ từng đóng trụ sở tại đó để lại. Công ty cũng không nằm trong quy hoạch của ngành công thương, “bây giờ không rõ đã vào quy hoạch hay chưa”, ông Hanh nói.
Về vấn đề giám sát, xử lý, ông Hanh cho biết, theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, đơn vị nào phát hiện, xử phạt phải thực hiện việc giám sát. Ở đây, UBND tỉnh Hải Dương phải giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc khắc phục hậu quả của công ty này. Trong quá trình giám sát có khó khăn gì có thể trao đổi với Tổng cục Môi trường để được hỗ trợ. Tuy nhiên, theo ông Hanh, Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường sẽ phối hợp Sở TN&MT Hải Dương kiểm soát lại, xem xét mức độ vi phạm và xử lý nghiêm theo quy định. Cục sẽ cử đoàn công tác làm việc tại Hải Dương về sự cố này.
Tháng 8/2013, Tập đoàn Crystal (Trung Quốc) đầu tư khoảng 425 triệu USD vào dự án dệt Pacific Crystal và 120 triệu USD vào dự án may Tinh Lợi mở rộng, sử dụng hơn 70ha đất tại KCN Lai Vu (Hải Dương), với ngành nghề là dệt nhuộm và may mặc.
Video đang HOT
Cty Pacific Crystal hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dệt vải, hoàn thiện các sản phẩm dệt, sản xuất xơ, sợi các loại và phụ liệu cho ngành dệt may. Theo TS Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, công đoạn nhuộm, dệt nhuộm tiềm ẩn nhiều nguy cơ với môi trường do nước thải có độ màu cao và chứa kim loại nặng.
Thực tế, kết quả phân tích của UBND tỉnh Hải Dương trong quá trình xử lý vụ việc cho thấy, nước thải của Cty Pacific Crystal có 5 thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật, trong đó độ màu vượt tới 30,67 lần, COD (lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước) vượt 18,31 lần, BOD5 (lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ theo phản ứng trong 5 ngày) vượt 10 lần. Hàm lượng pH (chỉ số xác định tính chất hoá học của nước) vượt cận trên dưới 10,5 và TSS (tổng chất rắn lơ lửng) vượt 2,95 lần. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt độ màu vượt hơn 30 lần sẽ biến nước chuyển đục ngầu hay màu xanh tùy theo hóa chất sử dụng. Nước thải của dệt nhuộm còn chứa một số kim loại nặng.
TS Hoàng Dương Tùng cho biết, năm vừa rồi có làn sóng đầu tư của các công ty dệt may Trung Quốc vào Việt Nam nhằm đón đầu, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhiều tỉnh thành có dự án nhà máy dệt may, dệt nhuộm. “Chúng tôi đã nhiều lần cảnh báo nguy cơ từ các nhà máy dệt may, đặc biệt là trong khâu nhuộm, dệt nhuộm đối với môi trường”, ông Tùng nói.
Mẫu nước thải do BQL KCN Lai Vu lấy từ khu vực xả thải của Cty Pacific Crystal.
Lo lắng vì doanh nghiệp sẽ sử dụng lượng hóa chất gấp 3 lần Formosa
Liên quan Cty Pacific Crystal xả chất thải độc hại ra môi trường, ông Vũ Ngọc Long, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hải Dương, nói: Việc xả thải chất độc hại của Cty Pacific Crystal ra môi trường là do sự cố đường ống dẫn ra khu chứa của Cty này bị hỏng rồi tràn ra ngoài. Thời gian hỏng hóc khoảng hơn 2 ngày. Khi nhận được thông tin sự việc trên, Sở TN&MT, Phòng Cảnh sát Môi trường và BQL các KCN tỉnh Hải Dương đã đến làm việc và xử phạt theo quy định. Sở TN&MT đã yêu cầu Cty trên khắc phục sự cố.
Ông Vũ Xuân Dũng, Phó Giám đốc Ban Quản lý KCN Lai Vu, cho biết: Sau khi phát hiện việc xả chất thải nguy hại ra môi trường, UBND tỉnh Hải Dương đã yêu cầu Cty Pacific Crystal khắc phục toàn bộ hệ thống nước thải và họ đã thực hiện việc này. Theo đó, Cty Pacific Crystal sử dụng máy bơm, bơm nước thu hồi khối lượng nước thải nguy hại đã xả ra hồ điều hoà KCN Lai Vu về nhà máy để xử lý lại.
Theo ông Dũng, đầu năm 2016, dự kiến Cty Pacific Crystal hoàn thiện và đi vào hoạt động. Vào thời điểm này, Cty Pacific Crystal đã vài lần xả thải ra môi trường khiến cá ở hồ điều hòa KCN Lai Vu bị chết. Vì là hệ thống máy móc đang trong quá trình chạy thử nên BQL KCN Lai Vu chỉ nhắc nhở. “Sự việc xảy ra ngày 24/12/2016 vừa qua (tức ngày mà người dân truy tìm phát hiện thủ phạm gây ô nhiễm là Cty Pacific Crystal), một số người cho đó là hành vi cố ý, một số khác thì cho là sự cố bên trong nhà máy khiến nước thải tràn ra ngoài”, ông Dũng nói.
Tuy nhiên, một doanh nhân (giấu tên) có trụ sở tại KCN Lai Vu tỏ ra lo lắng về lượng hóa chất, than, dầu DO mà Cty Pacific Crystal sử dụng. Vị doanh nhân này cho rằng, Cty Pacific Crystal mới vào hoạt động hơn 1 năm với số lượng hoá chất khoảng 100.000 tấn/năm mà đã để xảy ra sự cố ảnh hưởng môi trường, nếu nhà máy hoàn thiện hoạt động hết công suất thì việc kiểm soát nước thải sẽ được giải quyết như thế nào, nhất là khi doanh nghiệp này theo dự kiến sẽ sử dụng lượng hóa chất gấp 3 lần Formosa.
Sau khi phát hiện việc xả thải trái phép, cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương chưa có văn bản yêu cầu Cty Pacific Crystal dừng hoạt động sản xuất. Thực tế, Cty này vẫn hoạt động bình thường ngay sau ngày bị phát hiện xả chất thải độc hại ra môi trường.
Dự án dệt Pacific Crystal được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 sử dụng trên 67 nghìn tấn hoá chất/năm; giai đoạn 2 là trên 200 nghìn tấn; khi hoàn thiện cả 3 giai đoạn, Cty Pacific Crystal sẽ sử dụng gần 600 nghìn tấn hoá chất. Cty này còn phải sử dụng hàng trăm nghìn tấn than/năm. Cụ thể, giai đoạn 1 sử dụng khoảng 216.000 tấn than và hàng chục nghìn tấn dầu DO/năm.
(Theo Tiền Phong)
Biên phòng bắt tàu đổ chất thải xuống biển Nghệ An
Tàu có công suất 350CV đi từ khu vực cảng gang thép Nghi Sơn (Thanh Hóa) đến Nghệ An, đổ chất thải xuống biển thì bị bắt quả tang.
Ngày 12/9, Trung tá Trần Xuân Hiểu, Đồn trưởng Đồn biên phòng Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) cho biết, đang tạm giữ một tàu hàng để điều tra hành vi đổ trộm chất thải trái phép xuống vùng biển Nghệ An.
Con tàu đang bị cơ quan chức năng tạm giữ. Ảnh: H.B.
Theo cơ quan chức năng, 20h ngày 8/9, nhận được nguồn tin tàu lạ chạy từ hướng cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa) qua Nghệ An có dấu hiệu xả thải ra biển, đồn biên phòng Quỳnh Phương triển khai lực lượng kiểm tra.
Sau đó, lực lượng chức năng xác định tàu mang tên Hiệp Thành do ông Huỳnh Sâm Ral (34 tuổi) trú tại xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) và một số thuyền viên có hành vi đổ chất thải xuống biển.
Cụ thể, tàu Hiệp Thành có 2 khoang chứa đầy chất thải chưa đổ hết. Làm việc với cơ quan chức năng, thuyền truởng Huỳnh Sâm Ral cho biết, tàu thuộc Công ty TNHH Hiệp Thành địa chỉ tại quận 8, TP HCM. Chất thải trên tàu là bùn hút nạo vét luồng của Cảng gang thép Nghi Sơn.
Chất thải trong khoang tàu bị cơ quan chức năng phát hiện. H.B
Lực lượng chức năng yêu cầu thuyền trưởng điều khiển tàu cập bến để làm rõ hành vi đổ chất thải xuống biển. Các nhà chức trách lấy 3 mẫu chất thải trên khoang tàu gửi đi giám định.
Hải Bình
Theo VNE
Vụ Formosa: Ông Võ Kim Cự nên nhận khuyết điểm, xin lỗi dân "Không chỉ ông Võ Kim Cự mà tập thể lãnh đạo thời điểm đó cũng phải có trách nhiệm trước vụ việc Formosa. Các vị nên mạnh dạn đứng ra nhận khuyết điểm, xin lỗi nhân dân", ông Lê Văn Cuông, đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, nêu quan điểm với Tiền Phong. Chất thải được tập kết trong nhà máy Formosa...