Vũ điệu quái đản của các hành tinh lạ cách trái đất 200 năm ánh sáng
Các nhà thiên văn học đã phát hiện một hệ hành tinh vô cùng lạ, và sự tồn tại của nó có thể thách thức những lý thuyết lâu nay của con người về cách thức hành tinh hình thành và thay đổi theo thời gian.
Mô phỏng hình ảnh của hệ TOI-178 ESO
Hệ mặt trời của chúng ta chỉ là một trong nhiều hệ hành tinh của vũ trụ, và cho đến nay, có vẻ như chẳng hệ nào giống hệ nào, từ số lượng các thành viên và loại hành tinh.
Tuy nhiên, các nhà thiên văn học chưa từng chứng kiến hệ hành tinh nào như của sao TOI-178, cách trái đất khoảng 200 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Ngọc Phu, theo báo cáo trên chuyên san Astronomy & Astrophysics.
Tác giả chính của báo cáo, nhà vật lý học thiên thể Adrien Leleu của Đại học Bern (Thụy Sĩ) cho hay 5 trong 6 hành tinh của hệ TOI-178 đang bị khóa chặt với nhau trong một quỹ đạo nhịp nhàng và kỳ lạ, tạo nên sự cộng hưởng hiếm thấy.
Video đang HOT
Tình trạng tương tự đang xảy ra đối với sao Mộc và các mặt trăng Io, Europa, Ganymede. Io là mặt trăng ở gần sao Mộc nhất so với 3 thiên thể còn lại. Cứ mỗi lần Io hoàn tất 4 vòng xoay, Europa mới xong 2 vòng và Ganymede vỏn vẹn 1 vòng. Đây là mô hình 4:2:1.
Tình trạng quỹ đạo cộng hưởng ở hệ TOI-178 càng phức tạp hơn thế, với 5 hành tinh ngoài cùng di chuyển theo mô hình 18:9:6:4:3.
Điều này có nghĩa là cứ mỗi khi hành tinh ở gần thứ hai hoàn tất 18 vòng xoay, hành tinh thứ ba mới xong vòng thứ 9.
Nếu chuyển động của các hành tinh có vẻ nhịp nhàng, tỷ trọng của chúng lại không như thế. “Có vẻ như một hành tinh với tỷ trọng giống Trái đất đang nằm sát một hành tinh có tỷ trọng bằng phân nửa Hải Vương tinh, và tiếp tục là hành tinh tỷ trọng như của Hải Vương tinh”, theo đồng tác giả Nathan Hara của Đại học Genève (Thụy Sĩ).
Trong khi đó, hệ mặt trời của chúng ta được sắp xếp theo kiểu các hành tinh đặc, đá nằm gần mặt trời nhất, trong khi những hành tinh khí nằm ở bên ngoài.
Chuyên gia Leleu cho hay sự khác biệt trên làm đảo lộn những hiểu biết của con người từ trước đến nay về sự hình thành và tiến hóa của các hệ hành tinh.
Hai tiểu hành tinh lớn hơn đại kim tự tháp Giza sắp bay qua Trái Đất
NASA cho biết hai tiểu hành tinh lớn với kích thước ước tính lớn hơn đại kim tự tháp Giza lần lượt bay qua Trái đất vào ngày 23 và 25/1.
Hai tiểu hành tinh lớn hơn Đại kim tự tháp Giza sắp bay qua Trái Đất
Theo Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất (CNEOS) của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, tiểu hành tinh đầu tiên bay qua Trái đất có tên 2020 PP vào tối ngày 23/1.
2020 PP, tiểu hành tinh hiện đang tiến về vùng lân cận của Trái đất chỉ là một trong nhiều tảng đá không gian thường bay qua hành tinh. Nhưng điều làm cho tiểu hành tinh gần Trái đất này trở nên thú vị là đường kính rộng lớn của nó.
Trong khi kích thước của hầu hết các tiểu hành tinh bay ngang qua Trái đất thường dao động từ 20 đến 40 mét. Tiểu hành tinh này có kích thước cao gần bằng Tòa nhà Empire, có đường kính khoảng 370 mét. Khoảng cách giữa 2020 PP và hành tinh của chúng ta là 7 triệu km, gấp khoảng 18 lần quãng đường trung bình giữa Trái đất và Mặt trăng, di chuyển với tốc độ 30.094 km/h.
Tuy nhiên, các nhà thiên văn học cho rằng đó không phải là lý do đáng báo động.
Tiểu hành tinh thứ hai là 468727 (2010 JE87) sẽ bay đến sau đó hai ngày. Các chuyên gia ước tính 2010 JE87 có đường kính 430 mét, tới gần Trái đất nhất ở khoảng cách 6 triệu km, gấp khoảng 15 lần khoảng cách giữa hành tinh và Mặt trăng, di chuyển với vận tốc 53.752 km/h, nhanh hơn tốc độ âm thanh khoảng 45 lần.
Hai tiểu hành tinh trên được phân loại trong nhóm vật thể bay gần Trái đất vì đường bay của chúng quanh Mặt trời chỉ cách quỹ đạo Trái đất trong vòng 48 triệu km.
Theo Paul Chodas, giám đốc CNEOS ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, một số vật thể bay gần Trái đất được coi là 'nguy hiểm' nếu quỹ đạo của nó tiếp cận quỹ đạo Trái đất trong vòng khoảng 7,4 triệu km trở xuống, bằng 19 lần khoảnh cách tới Mặt trăng và kích thước lớn hơn 140 mét.
Hiện nay, các nhà khoa học đã nhận dạng 25.000 tiểu hành tinh bay gần Trái đất, hơn 90% trong số đó có đường kính trên một kilomet. Trong đó, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đang đẩy nhanh việc thăm dò tiểu hành tinh chứa lượng vàng khổng lồ đủ biến mọi người trên Trái đất thành tỷ phú. Psyche-16 nằm ở khu vực giữa Sao Hỏa và Sao Mộc chứa khối lượng lớn vàng cùng nhiều kim loại quý với giá trị ước tính lên tới 10.000 triệu tỷ USD. Tuy nhiên, NASA nghiên cứu này hoàn toàn vì mục đích nghiên cứu khoa học, sẽ không hướng tới việc khai thác hay cố gắng kiếm tiền từ tiểu hành tinh.
NASA bất ngờ tìm thấy hành tinh lạ với 3 mặt trời KOI-5Ab cách Trái đất khoảng 1.800 năm ánh sáng. NASA bất ngờ tìm thấy hành tinh lạ với 3 mặt trời Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA phát hiện ra một hành tinh có ba ngôi sao, trong đó một ngôi sao có quỹ đạo kỳ lạ khiến các nhà thiên văn bối rối. Hành tinh mới có tên là KOI-5Ab...