Vụ địa ốc Alibaba: Số tiền đề nghị bồi thường tăng thêm 300 tỉ đồng
Viện kiểm sát đề nghị bác kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thái Luyện (chủ tịch HĐQT Công ty địa ốc Alibaba), đồng thời đề nghị chấp nhận kháng cáo đề nghị tăng tiền bồi thường thiệt hại của 31 bị hại.
Đại diện viện kiểm sát đề nghị quan điểm giải quyết vụ địa ốc Alibaba – Ảnh: ĐAN THUẦN
Ngày 15-5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản Alibaba do Nguyễn Thái Luyện cùng đồng phạm thực hiện bước vào phần tranh luận.
Đề nghị y án chung thân Nguyễn Thái Luyện
Trước khi bước vào phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM trình bày quan điểm giải quyết vụ án.
Theo đại diện viện kiểm sát, ngày 5-5-2016, Công ty cổ phần địa ốc Alibaba được thành lập với vốn điều lệ 1 tỉ đồng. Thay đổi lần thứ 3 ngày 26-9-2017 tăng vốn điều lệ lên 1.600 tỉ đồng. Đại diện theo pháp luật gồm Nguyễn Thái Lĩnh, Nguyễn Thái Luyện (chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc) và Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện).
Luyện thành lập 22 pháp nhân, giao cho người thân và nhân viên đứng tên, trong đó sử dụng 12 công ty với tư cách là chủ đầu tư 58 dự án bất động sản không có thật tại Đồng Nai, Vũng Tàu và Bình Thuận; tự phân lô, tách thửa trái pháp luật; quảng cáo gian dối để bán cho hàng nghìn người.
Để chiếm đoạt tài sản số tiền đặc biệt lớn, Luyện đã xây dựng phương thức kinh doanh dựa trên các dự án không có thực, không được chính quyền địa phương cho phép. Luyện tự đặt tên và vẽ ra trên đất nông nghiệp theo quy trình 5 bước.
Để tạo lòng tin và thu hút khách hàng, Luyện còn sử dụng thủ đoạn cam kết mua lại với giá cao hơn từ 30% sau 12 tháng hoặc 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền hoặc thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng.
Với phương thức này, hầu hết khách hàng nhận chuyển nhượng dưới dạng nền thổ cư do Công ty Alibaba đều không nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư như cam kết.
Bằng các thủ đoạn trên, Nguyễn Thái Luyện cùng đồng phạm đã chiếm đoạt gần 2.400 tỉ đồng của 4.560 khách hàng.
Về hành vi rửa tiền, sau khi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM thi hành lệnh bắt và khám xét toàn bộ trụ sở, chi nhánh Công ty Alibaba, Mai đã chỉ đạo cấp dưới chuyển toàn bộ gốc và lãi 13,9 tỉ đồng trong một sổ tiết kiệm vào tài khoản cá nhân của Mai.
Sau đó Mai chuyển khoản cho Nguyễn Thái Lực, rồi nhờ Lực rút tiền mặt đưa lại cho Mai. Mai dùng 1,7 tỉ đồng để tất toán khoản vay ngân hàng, 12 tỉ đồng còn lại Mai sử dụng cá nhân.
Theo viện kiểm sát, Nguyễn Thái Luyện giữ vai trò chính, gây ra hậu quả đặc biệt lớn, trừ tài sản đang bị kê biên, Luyện còn phải khắc phục hơn 800 triệu đồng.
Viện kiểm sát cho rằng mức án chung thân mà cấp sơ thẩm đã tuyên là phù hợp nên đề nghị cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Đồng thời viện kiểm sát cũng đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, y án 30 năm tù đối với bị cáo Mai vì cho rằng bị cáo tham gia tích cực cho Nguyễn Thái Luyện thực hiện hành vi phạm tội.
Ngoài ra, viện kiểm sát đề nghị hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt đối với Nguyễn Thái Lực, Nguyễn Thái Lĩnh và 5 bị cáo khác từ 1 – 3 năm tù. Đề nghị y án đối với các bị cáo còn lại.
Đối với kháng cáo của 31 bị hại đề nghị tăng tiền bồi thường, viện kiểm sát cho biết sau khi xem xét, đối chiếu các tài liệu thấy rằng kháng cáo này có căn cứ nên đề nghị hội đồng xét xử chấp nhận.
Các kháng cáo còn lại của 5 bị cáo, người liên quan trong vụ án bị đại diện viện kiểm sát đề nghị không chấp nhận.
Tự bào chữa, bị cáo Nguyễn Thái Luyện một lần nữa khẳng định không kêu oan, mà chỉ xin giảm nhẹ hình phạt cho bản thân và các đồng phạm khác.
Nguyễn Thái Luyện xin giảm án cho thuộc cấp
Tuy nhiên Luyện đề nghị hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét lại các kháng cáo để nghị tăng tiền bồi thường.
Luyện cho rằng các đề nghị này chỉ một chiều, chưa được xác nhận với bị cáo và con số thiệt hại cập nhật chỉ sau vài ngày xử phúc thẩm lên đến 300 tỉ đồng là quá lớn, làm tăng trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo.
Bị cáo Luyện khẳng định với số tiền trách nhiệm bồi thường thiệt hại như cấp sơ thẩm tuyên nằm trong khả năng bồi thường nếu tài sản đang bị kê biên được định giá lại.
“Phải có người chịu trách nhiệm trong vụ án này, tôi đồng ý y án. Các em nhân viên, các bị can còn lại chỉ làm công ăn lương, làm theo chỉ đạo của tôi, nên tôi xin giảm nhẹ cho các bị can còn lại để các em sớm làm lại cuộc đời”, Nguyễn Thái Luyện trình bày.
Theo án sơ thẩm, cả hai vợ chồng bị cáo Nguyễn Thái Luyện có trách nhiệm bồi thường 2.500 tỉ đồng cho 4.548 bị hại.
Tại phiên tòa sáng nay, Nguyễn Thái Luyện và một số bị cáo đã nộp chứng từ chứng minh đã nộp 10 triệu đồng khắc phục thiệt hại.
Bị cáo Mai tại phiên tòa trước đó cho biết được ông Lê Viết An hứa nộp thay 12 tỉ đồng trách nhiệm trong tội rửa tiền, tuy nhiên đến nay số tiền này vẫn chưa được nộp.
1.000 khách hàng Công ty Alibaba nhanh chóng khởi kiện ra tòa
Theo Viện KSND TP.HCM, bị cáo Nguyễn Thái Luyện khai còn khoảng 1.000 khách hàng chưa nằm trong danh sách bị hại của vụ án, thì bản án sơ thẩm đã dành cho họ quyền khởi kiện trong vụ án khác.
Ngày 12.5, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục xét hỏi đối với bị cáo Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm chiếm đoạt hơn 2.400 tỉ đồng của hơn 4.500 bị hại.
'Ông trùm' Nguyễn Thái Luyện phàn nàn về khoản bồi thường 2.400 tỉ đồng
Tại tòa, Nguyễn Thái Luyện (38 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP địa ốc Alibaba) khai, đối với 652 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 500 ha đất, bị cáo mong muốn HĐXX cho giải pháp thỏa đáng để có lối ra cho khách hàng và cho bị cáo khi xử lý tài sản này.
Ngoài ra, đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà tòa đang kê biên, có nhiều sổ đang góp vốn vào các công ty, nhưng giấy phép kinh doanh và con dấu của công ty đang bị cơ quan điều tra thu giữ. "Việc này rất khó cho chúng tôi trong việc bán tài sản để thi hành án", Luyện nêu.
Tuy nhiên, Viện kiểm sát giải thích rằng quá trình thi hành án cơ quan chức năng sẽ giải quyết. Bị cáo khai còn khoảng 1.000 khách hàng chưa nằm trong danh sách bị hại của vụ án, thì bản án sơ thẩm đã dành cho họ quyền khởi kiện trong vụ án khác. "Những khách hàng này hãy nhanh chóng khởi kiện ra tòa để bảo vệ quyền lợi của mình. Tài sản bị kê biên sẽ được thi hành cho những bản án có hiệu lực pháp luật", kiểm sát viên nói và đề nghị bị cáo có ý kiến về việc bị kê biên 20 thỏi vàng.
"Cơ quan điều tra giám định đó là vàng giả, nhưng tôi không có lý do gì để tích vàng giả. Tuy nhiên, tôi không có ý kiến gì về vàng thật hay giả. Hiện tại nó là giả nên cơ quan có thẩm quyền đồng ý trả lại cho tôi, tôi không có ý kiến về việc này", Luyện khai.
Cuối năm 2022, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm tuyên phạt Luyện mức án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; bị cáo Mai bị phạt 30 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội rửa tiền. Các bị cáo còn lại bị phạt từ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 27 năm tù.
Phiên tòa phúc thẩm vụ Alibaba: Nhiều vấn đề với 500ha đất đang bị kê biên Ngày 11-5, phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần địa ốc Alibaba do Nguyễn Thái Luyện cùng đồng phạm thực hiện tiếp tục phần xét hỏi. Nguyễn Thái Luyện tại tòa - Ảnh: Đ.THUẦN Bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện, tại ngoại) trình diện hội đồng xét...