Vụ đánh và bắt giữ người trái phép ở Quảng Ninh: Công an tỉnh yêu cầu khởi tố vụ án
Đang ở trên đảo Miều, xã Quảng Phong, huyện Hải Hà, Quảng Ninh, anh Trần Đông An (SN 1962) bị 1 nhóm người kéo đến hành hung, đánh rạn xương xườn rồi bị “dẫn giải” vào đất liền để viết giấy “chi trả tiền điều trị” vì chó của nhà anh đã cắn người.
Anh An trình bày việc mình bị hành hung.
Sự việc có dấu hiệu hình sự, nhưng suốt thời gian dài CA huyện Hải Hà không giải quyết triệt để, mới đây CA tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị khởi tố vụ án.
Từ việc chó cắn người
Video đang HOT
Anh Trần Đông An phản ánh: “chiều 25.12.2011, anh đang ở trên đảo Miều thì thấy 1 nhóm thanh niên khoảng chục người đi xuồng lên đảo. Họ cầm theo dao, kiếm, tuýp nước. Biết có chuyện chẳng lành, anh An bỏ chạy nhưng vẫn bị 3-4 người đuổi kịp và bị đánh tới tấp. Sau khi bị tịch thu điện thoại, anh An bị đưa xuống xuồng và chở về đất liền (cách đảo khoảng 3 km). Sau khi bị đưa vào nhà đối tượng tên Thế, anh An tiếp tục bị đe dọa và phải viết giấy với nội dung “tự nguyện chịu chi phí chữa trị cho người bị chó của nhà anh cắn trên đảo”. “Khi công an xã và công an huyện đến thì tôi mới được giải thoát, được người nhà cho đi viện cấp cứu, điều trị thương tích”- anh An nói.
Vụ việc đã xảy ra từ 6 tháng trước những do bị ám ảnh bởi những lời đe doạ “lấy mạng”, đến nay anh An vẫn không dám về đảo, phải sống tá túc ở nhà họ hàng. Còn hàng trăm ha rừng trên đảo, bao năm anh và gia đình chăm sóc phải nhờ người trông hộ.
Thượng tá Nguyễn Bá Trường- Phó trưởng Công an huyện Hải Hà- cho biết: Đối tượng đánh anh An là Trịnh Văn Thế (xã Quảng Phong, Hải Hà). Sự việc xuất phát từ chuyện vợ Thế là chị Bùi Thị Tú ra đảo Miều cuốc giun biển bị chó nhà anh An cắn phải vào trạm xá băng bó. Sau khi không thỏa thuận được việc bồi thường, Thế cầm theo 2 tuýp sắt cùng một số người đi ra đảo tìm anh An “giải quyết”.
Tại đây, Thế đã đấm, đá anh An và đưa về đất liền. “Giám định cho thấy anh An mất 10% sức khỏe (do rạn xương sườn số 7) nên chúng tôi đã không khởi tố vụ án hình sự vì tỉ lệ thương tích chưa đến 11% và Thế không dùng hung khí nguy hiểm. Tuy đã hướng dẫn anh An giải quyết về dân sự nhưng do yêu cầu của Công an tỉnh nên tới đây, chúng tôi sẽ khởi tố vụ án để điều tra, làm rõ thêm” – ông Trường nói.
Có dấu hiệu phạm tội
Luật sư Dương Kim Sơn (Đoàn LS TP Hà Nội) phân tích: Nếu chuyện chó cắn này mà các bên không hoà giải được thì gia đình anh Thế có thể đề nghị Toà án giải quyết việc bồi thường chứ không được phép hành hung rồi bắt ép anh An vào đất liền và phải viết giấy bồi thường. Dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp dân sự như vậy là không được phép, là vi phạm pháp luật.
Trong khi anh An khẳng định mình bị Thế dùng hung khí đánh rạn xương xườn, thì thượng tá Trường lại cho rằng lời khai của bị hại là không phù hợp. Vị phó trưởng CA huyện này khẳng định thương tích của anh An là do Thế đá bằng giầy. Khi PV hỏi, cơ quan CA đã trưng cầu giám định cơ chế hình thành vết thương của nạn nhân không, thì ông Trường nói chưa làm việc này.
Thượng tá Trường thừa nhận việc anh An bị đánh trước khi nhóm của Thế yêu cầu vào đất liền. Trong hoàn cảnh đó nếu không đi thì cũng sợ bị đánh tiếp, không đi thì cũng bị ép. Như vậy, có thể thấy việc anh An phải lên xuồng, đi cùng nhóm người của Thế vào đất liền là bị cưỡng ép trái ý muốn. Đã vậy, khi được đưa về nhà Thế, anh An còn viết giấy “chịu chi phí thuốc men do để chó cắn người”.
Anh An cho biết: “Bọn chúng đưa giấy bút và đọc từng câu, từng chữ bắt tôi phải viết theo. Đang ở nhà Thế, lại có nhiều thanh niêm bặm trợn hăm doạ nên tôi buộc phải viết theo”. Thế nhưng điều lạ lùng khi có mặt giải quyết vụ việc, CA xã và CA huyện lại chỉ lập biên bản về việc ông An để chó cắn người mà không hề đả động đến việc anh bị đánh và bị ép đưa vào đất liền và cả viết giấy bồi thường.
Theo Lao Động
Nhóm bắt cóc một kỹ sư tại công trường Keangnam hầu tòa
Khó khăn trong làm ăn, Phan Thanh Chi (SN 1976, trú ở tổ 26, phường Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội) đã thuê người bắt cóc con đẻ của đối tác nhằm đòi tiền. Không thể cùng nhau dàn xếp, đối tác của Chi đã tố cáo tới cơ quan công an.
Liên tiếp bắt giữ người trái phép
Phan Thanh Chi (bên phải, hàng đầu) cùng đồng phạm tại phiên tòa
Đồng phạm trong vụ án còn có Đỗ Danh Khánh (SN 1952) - nguyên Giám đốc Công ty XNK Thịnh An; Đào Duy Phúc (SN 1977), Tạ Đình Hiệp (SN 1987), cùng ở xã Cao Viên, huyện Thanh Oai; Vũ Văn Hiếu (SN 1988), ở phường Đồng Mai, Hà Đông; Nguyễn Tài Anh (SN 1989), trú tại phường Lĩnh Nam, Triệu Văn Cường (SN 1967), ở phường Mai Động, cùng quận Hoàng Mai; Phạm Minh Thông (SN 1969), trú ở tập thể Khóa Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội; Trần Văn Đạt (SN 1981), trú xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên, Dương Văn Thuật (SN 1970), trú xã Lạc Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên và Đặng Cao Cường (SN 1984), ở xã Yên Trung, Ý Yên, Nam Định. Các bị cáo bị VKSND TP Hà Nội truy tố theo hai tội danh bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản.
Tài liệu truy tố xác định, năm 2009, Đỗ Danh Khánh và Phan Thanh Chi liên kết để được san lấp mặt bằng một dự án ở Thanh Hóa. Trong thời gian này, Chi giao cho Khánh 1 tỷ đồng để đặt cọc cho đối tác. Nhiều tháng chờ đợi Chi vẫn không được thi công và cũng không rút được vốn góp. Không lấy lại được tiền đặt cọc từ đối tác, Chi quay sang đòi tiền Khánh. Tối 12-8-2010, Chi thuê người theo dõi rồi bắt cóc con gái của Khánh và ép cô gái này phải viết giấy bán chiếc ô tô, hiệu Santafe (trị giá 390 triệu đồng) của gia đình để trừ nợ. Sự việc sau đó được Khánh và Chi thương lượng, rồi bàn với nhau bắt giữ con trai đối tác nhằm thu hồi 1 tỷ đồng đặt cọc.
Biết anh Lưu Văn Vương (SN 1984, trú ở Thanh Hóa) đang làm việc tại công trường Keangnam trên đường Phạm Hùng, trưa 2-10-2010, Khánh, Chi cùng đồng bọn đã lừa nạn nhân đi ra cổng, sau đó khống chế đẩy nạn nhân lên ô tô mang đi giam giữ ở nhiều nhà nghỉ khác nhau. Trong quá trình bắt giữ anh Vương, Chi liên tục gọi điện và chỉ đạo "đàn em" thúc ép đối tác trả tiền nếu không sẽ chặt chân tay con tin. Sau 12 ngày bị nhóm Chi giam giữ tại nhiều địa điểm, anh Lưu Văn Vương mới được lực lượng Công an Hà Nội giải cứu từ một nhà nghỉ ở huyện Chương Mỹ.
Hậu quả từ vụ làm ăn không thành
Cùng với hồ sơ vụ án, lời khai của Khánh và Chi tại phiên tòa cho thấy, khởi nguồn trong hành vi phạm tội của 11 bị cáo xuất phát từ một vụ làm ăn đầy bất trắc giữa bà Thiều Thị Bản (mẹ đẻ anh Lưu Văn Vương) với Khánh và Chi.
Cụ thể ngày 8-9-2009, bà Bản mang danh Phó Giám đốc Công ty CP Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Gia Lộc (gọi tắt là Công ty Gia Lộc) ký hợp đồng san lấp mặt bằng trong một dự án với Công ty XNK An Thịnh (gọi tắt là Công ty An Thịnh) của Đỗ Danh Khánh, trị giá 80 tỷ đồng. Để ký được hợp đồng với Công ty Gia Lộc, doanh nghiệp do Khánh làm giám đốc buộc phải nộp cho đối tác 1 tỷ đồng tiền bảo lãnh. Trở về Hà Nội, Khánh tìm gặp Chi bàn chuyện liên minh, đồng thời đề nghị Chi nộp số tiền bảo lãnh do đối tác yêu cầu. Sau khi nhận được tiền bảo lãnh, bà Bản hẹn 1 tháng sau sẽ giao mặt bằng cho Khánh và Chi thi công. Tuy nhiên, dù đã mấy lần hẹn lại, song đến tận giữa năm 2010, Công ty Gia Lộc vẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng... Do đó, vụ án bắt giữ người trái phép và cưỡng đoạt tài sản đã xảy ra với diễn biến nêu trên.
Trong quá trình điều tra hành vi phạm tội của Chi, Khánh cùng đồng phạm, cơ quan công an cũng đã làm rõ mánh khóe làm ăn của Công ty Gia Lộc. Theo đó, vào thời điểm ký hợp đồng "liên danh" san lấp mặt bằng với Công ty An Thịnh, Công ty Gia Lộc chỉ là một trong những nhà thầu thi công san lấp mặt bằng giai đoạn I cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, đối tượng trong hợp đồng giữa Công ty Gia Lộc và Công ty An Thịnh lại là 1 triệu m3 san lấp ở giai đoạn II của dự án. Lúc ký hợp đồng với Khánh, bà Bản cũng như Công ty Gia Lộc tin rằng một số gói thầu san lấp ở giai đoạn II chắc chắn sẽ thuộc về doanh nghiệp này. Thế nhưng cho đến thời điểm vụ án xảy ra, hợp đồng san lấp mặt bằng giai đoạn II đã không vào tay Công ty Gia Lộc... Cũng chính vì lẽ đó mà giữa năm 2011, bà Thiều Thị Bản đã bị Công an TP Hà Nội khởi tố bị can về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Hôm nay (27-4), phiên tòa xét xử các bị cáo bắt cóc kỹ sư tại công trường Keangnam được tiếp tục.
Theo ANTD
Bà trùm đòi nợ thuê gây kinh hãi Đà thành Dưới trướng quy tụ đám thuộc hạ hơn 30 đối tượng thuộc diện "tiền án, tiền sự nhiều hơn tiền mặt", Bùi Công Hổ, biệt danh là "Hai lúa" (SN 1966, ngụ tổ 21, phường Bình Thuận, quận Hải Châu), trùm xã hội đen tại TP. Đà Nẵng liên tục tác oai tác quái. Chỉ trong thời gian ngắn, "Hai lúa" trực tiếp...