Vụ cướp 8 triệu USD hạ bệ hàng loạt quan chức Trung Quốc
Nhiều quan chức cao cấp của tỉnh Sơn Tây đã bị cách chức, điều tra xuất phát từ một vụ cướp chấn động.
Từ trái qua: Các ông Kim Đạo Minh, Lệnh Chính Sách và Bạch Bồi Trung – Ảnh: Agrij.com/WantChinaTimes Từ trái qua: Các ông Kim Đạo Minh, Lệnh Chính Sách và Bạch Bồi Trung – Ảnh: Agrij.com/WantChinaTimes
Vụ cướp xảy ra vào tháng 11.2011 tại nhà của ông Bạch Bồi Trung, Chủ tịch Công ty than Sơn Tây. Đây là doanh nghiệp nhà nước lớn nhất của tỉnh Sơn Tây và là công ty luyện than cốc lớn nhất Trung Quốc.
Theo báo mạng Want China Times, hai tên cướp đã đột nhập nhà ông Bạch ở thành phố Thái Nguyên rồi dùng hung khí ép vợ ông mở két sắt, gom hết tiền mặt, vàng, đồ trang sức và cướp luôn một chiếc xe Audi.
Điều bất thường là cả nạn nhân lẫn cảnh sát đều tỏ ra khá im hơi lặng tiếng về vụ việc. Đến hôm qua, tạp chí Tài Kinh (trụ sở ở Bắc Kinh) đăng bài điều tra cho thấy chính sự mờ ám trong vụ này dẫn đến một cuộc điều tra sâu rộng, hạ bệ Bạch Bồi Trung, Phó bí thư Sơn Tây Kim Đạo Minh và một số nhân vật cấp cao khác.
Tự “hạ giá”
Want China Times dẫn lại hồ sơ điều tra tiết lộ do “cả gan” đụng vào nhà quan nên 2 tên cướp nhanh chóng bị bắt. Quá trình truy tìm, thẩm vấn 2 tên này đều được giữ kín và trong phiên xử diễn ra cuối năm 2011, tòa án Thái Nguyên kết luận số tài sản bị cướp của Bạch Bồi Trung trị giá tổng cộng 10 triệu nhân dân tệ (hơn 1,6 triệu USD). Tuy nhiên, khi các nhà điều tra của Ủy ban Kỷ luật và Kiểm tra trung ương (CCDI) vào cuộc, họ phát hiện 2 tên cướp khai với cảnh sát rằng đã lấy đi tài sản với tổng trị giá lên tới khoảng 50 triệu nhân dân tệ (8 triệu USD).
Trong đó có 6 triệu nhân dân tệ tiền mặt, một số lượng lớn tiền Hồng Kông, 270.000 USD, 3 triệu euro (3,9 triệu USD), 7 hoặc 8 kg vàng thỏi, nhiều nhẫn kim cương, đồng hồ đắt tiền, dây chuyền và một số món đồ cổ.
Theo Tài Kinh, trước nguy cơ bị lộ số tài sản quá lớn và có thể sẽ bị điều tra về tội tham nhũng, ông Bạch lập tức cầu cứu Phó bí thư Kim Đạo Minh và ông này chỉ đạo Giám đốc Sở Cảnh sát Thái Nguyên Tô Hạo âm thầm “xử lý khéo léo” vụ việc. Tài Kinh dẫn một số nguồn tin cho hay cách xử lý vụ ông Bạch khiến nhiều cựu quan chức cấp cao ở Sơn Tây phẫn nộ và tố cáo Phó bí thư Kim lên CCDI. Trước đó, ông Kim đã bị cáo buộc dính líu đến một số hợp đồng bất động sản mờ ám của một phụ nữ được cho là tình nhân của ông. Ngoài ra, có tin ông này còn ra lệnh che giấu một vụ bê bối lớn liên quan đến Sở Giao thông vận tải của tỉnh. Đến nay, Bạch Bồi Trung và Tô Hạo đều đã bị cách chức, còn Kim Đạo Minh đang bị điều tra về cáo buộc “vi phạm kỷ luật và luật pháp nghiêm trọng”, thuật ngữ ám chỉ tham nhũng.
Nghi án Nhóm Sơn Tây
Ngoài Kim Đạo Minh, còn có ít nhất 6 lãnh đạo cấp cao khác của Sơn Tây đã sa lưới trong chiến dịch chống tham nhũng “bắt hổ diệt ruồi” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động, theo Tài Tân. Cái tên đáng chú ý khác trong vụ này là Lệnh Chính Sách, Chủ nhiệm Chính Hiệp (tương đương Mặt trận tổ quốc – NV) của tỉnh, bị bắt hồi tháng 6. Ông này là anh trai ông Lệnh Kế Hoạch, từng là thư ký riêng rất thân cận của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Đến tháng 7, có tin anh rể của Lệnh Kế Hoạch là Phó thị trưởng thành phố Vận Thành, tỉnh Sơn Tây Vương Kiện Khang cũng đang bị câu lưu.
Video đang HOT
Ông Lệnh một thời được xem là ngôi sao chính trị đang lên tại Trung Quốc nhưng tất cả đã thay đổi sau một vụ tai nạn giao thông kinh hoàng ở Bắc Kinh vào tháng 3.2012. Khi đó, một thanh niên điều khiển siêu xe Ferrari 458 Spider trị giá gần 1 triệu USD chạy với tốc độ cực cao gặp nạn trên đường vành đai Hải Điện rồi bốc cháy. Hậu quả là tài xế chết tại chỗ còn 2 cô gái trên xe bị thương nặng. Đáng chú ý là cả 3 người đều trong tình trạng khỏa thân hoàn toàn hoặc một phần. Theo South China Morning Post, ban đầu báo chí Trung Quốc bị hạn chế đưa tin về vụ việc nhưng sau đó nhiều nguồn tin trong và ngoài nước khẳng định người lái xe là Lệnh Cốc, con trai Lệnh Kế Hoạch. Đến tháng 9.2012, ông Lệnh bị thuyên chuyển từ chức Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng sang làm Trưởng ban Mặt trận Thống nhất trung ương vào tháng 9.2012. Thay thế ông là Lật Chiến Thư, người được cho là thân cận với ông Tập Cận Bình.
Từ những diễn biến trên tờ South China Morning Post dẫn lời Giáo sư Trương Minh thuộc Đại học Nhân Dân (Bắc Kinh) suy đoán sắp có một chiến dịch điều tra mới nhằm vào Lệnh Kế Hoạch. Mục tiêu của chiến dịch này còn nhằm triệt hạ cái gọi là Nhóm Sơn Tây. Đây được cho là một nhóm lợi ích lớn, bao gồm nhiều quan chức và doanh nhân xuất thân từ tỉnh này với độ ảnh hưởng không thua kém Nhóm Thượng Hải của Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai.
Sắp xử các thân cận của Chu Vĩnh Khang
Tờ South China Morning Post loan tin giới chức Trung Quốc có thể bắt đầu xét xử từng người trong nhóm quan chức và doanh nhân liên quan đến cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang từ tháng tới. Ông Chu hiện vẫn đang bị điều tra với cáo buộc “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.
South China Morning Post còn dẫn một số nguồn tin cho hay quyết định khai trừ ông Chu khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể sẽ được công bố sau một cuộc họp của các lãnh đạo cấp cao vào tháng 10.
Theo Thanh Niên
Vương Kỳ Sơn xử quan tham Trung Quốc Kỳ 1: Chiêu thức 'đánh phủ đầu' đối tượng điều tra
Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đang mở chiến dịch chống tham nhũng lớn nhất từ khi mở cửa nền kinh tế với thế giới hồi năm 1978, một cuộc đổi đời của hàng triệu dân thoát nghèo, nhưng cũng khiến một bộ phận không nhỏ cán bộ suy thoái đạo đức, tranh thủ các mối quan hệ chính trị để tư lợi bất chính.
Ông Vương Kỳ Sơn chỉ đạo CCDI
Nhiệm vụ chỉ huy cuộc "đập ruồi, đả cọp" này được giao cho ông Vương Kỳ Sơn, ủy viên Bộ chính trị CPC và là cánh tay phải của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Chẳng cần "hóa" của công thành "của ông"
Trên các trang mạng xã hội, người hâm mộ gọi ông Vương là "Bao Công" sẵn sàng trừng trị bọn tội phạm. Họ cũng thường đề cập việc ông có vợ nhưng không có con, để khẳng định rằng ông chẳng cần "hóa của công thành của ông" và của gia đình.
Năm ngoái, khi ông Vương-chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) cử "lính" tới Nanchang hồi mùa hè, chỉ đạo của ông rất rõ ràng: các nhân viên điều tra phải "phủ đầu" cán bộ chính quyền địa phương, theo một chuyện kể đăng trên trang web của chính phủ.
"Lính" ông Vương cho giới truyền thông biết: họ lưu trú ở nhà khách chính phủ. Chỉ vài ngày sau, hàng trăm cư dân xếp hàng cung cấp chứng cứ sai phạm của các "quan tham". Đơn tố cáo cũng tràn ngập trên internet.
Yang Peng, một chủ nhà hàng, đã kể với nhân viên điều tra rằng ông bị bỏ tù, bị tra tấn, chỉ vì bạn ông là "đối thủ" của một "quan lớn" ở tỉnh Giang Tây: cựu bí thư Su Rong bị tố cáo "dàn xếp" vụ bán một xí nghiệp luyện cán thép để được "xơi lại quả".
Yang thuật lại với báo Wall Street Journal: "Đó là những tháng địa ngục của đời tôi".
Năm 2009, vụ bán 60 % công ty Nanchang Steel Co cho một tỷ phú địa phương được giới truyền thông địa phương "ca" là một thành quả công cuộc cải tổ, vì công ty quốc doanh mở của đón nhận dòng vốn tư nhân.
Nhưng một số công nhân nghi ngờ có sự bất thường trong thương vụ này. Họ xếp hàng chờ gặp "lính" ông Vương để chia sẻ chứng cứ bí thư Su cùng "chiến hữu" dàn xếp kết quả đấu thầu nghiêng phần thắng cho vị tỷ phú, đổi lại là Su cùng "cạ" hưởng lại quả.
Cựu bí thư Su Rong
Cuối cùng, CCDI có đủ chứng cứ để mở cuộc điều tra Su hồi tháng 6.2014 vì "vi phạm kỷ luật đảng và nhà nước", một thuật ngữ để chỉ tội tham nhũng. Su cũng mất chức phó chủ tịch Mặt trận nhân dân Ủy ban toàn quốc hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân TQ (CPPCC). Tay tỷ phú thì bị bãi nhiệm khỏi ghế đại biểu quốc hội TQ.
Yang kể: "Vương Bao Công làm đâu ra đó. Tôi đã đốt pháo bông ăn mừng ngày Su bị điều tra".
Giao việc đúng người "sạch"
Câu chuyện này để cho thấy ông Vương được giao đúng việc, không chỉ vì ông với ông Tập là bạn thân từ khi cả hai người phải trải qua thời kỳ "bồi dưỡng chính trị" ở một vùng nông thôn, vào thời Cách mạng văn hóa.
Mà vì ông Vương nổi tiếng là một lãnh đạo cấp cao làm việc hiệu quả, cho thấy ông Tập quyết tâm tiêu diệt nạn tham nhũng vốn đe dọa sự tồn vong của CPC.
Hiện ông Vương đã "chém vài tướng", như đã ra lệnh điều tra cựu ủy viên Bộ Chính trị CPC Chu Vĩnh Khang, cựu phó chủ nhiệm quân ủy Từ Tài Hậu và Tưởng Khiết Mẫn, một "quan lớn" của ngành dầu khí quốc doanh. Ba "con cọp" này đã bị bắt nhưng chưa bị buộc tội danh nào.
Từ khi mở cuộc bài trừ tham nhũng hồi năm 2012, khoảng 30 cán bộ hàm thứ trưởng trở lên đã bị bắt vì bị cáo buộc tham nhũng. Riêng năm 2013, có 182.000 đảng viên bị điều tra, theo giáo sư luật Jiang Ming'an của Đại học Bắc Kinh.
Con số này quá lớn, so với 10.000 tới 20.000 vụ điều tra trong một năm trước khi ông Tập nắm quyền lực hồi năm 2012.
Hiện nỗ lực chống tham nhũng rất được người dân ủng hộ: 53% xem tham nhũng là "quốc nạn", theo thăm dò năm 2013 của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) so với 39% nói thế năm 2008.
Huang Jing, một chuyên gia về TQ ở Đại học Quốc gia Singapore, nói: "Lãnh đạo nhận ra nếu họ không ngăn chặn tham nhũng tràn lan, chế độ sẽ sụp đổ".
Nhưng cuộc bài trừ quốc nạn này cũng bị phê phán: các nhà quan sát nói nó giúp ông Tập gạt ra rìa các nhân vật quyền lực có thể nổi lên là đối thủ hoặc hạn chế quyền của ông, đồng thời giúp ông gây uy tín với quốc dân.
Cũng có những nỗi lo ngại, rằng những quan tham bị điều tra không được liên lạc với gia đình, luật sư. Nhân viên CCDI cũng mang tiếng là sử dụng các hình thức bức cung, như hồi năm ngoái, 5 "lính"cơ quan này bị buộc tội vì "trấn nước" khiến một đảng viên bị nghi ngờ tham ô đã chết.
Để hóa giải các quan ngại này, các quan chức nói ông Vương khuyến khích "lính" phân tích dữ liệu nhiều hơn, thay vì dựa vào các lời khai.
Chắc chắn là tất cả số cán bộ đảng viên bị CDDI điều tra đều đối mặt với tội danh nghiêm trọng, và các ội phạm có thể thuộc phạm vi "thú vui trần thế": theo giáo sư Jiang, khoảng 25.000 cán bộ bị xử kỷ luật vì "sống xa hoa", như dùng công quỹ để mua xe sang, vung tiền tổ chức đám ma "hoành tráng".
Giáo sư Jiang nói đấy không phải tội hình sự, mức kỷ luật gồm cảnh cáo, khiển trách, giáng chức hoặc bãi nhiệm. Phạm tội hình sự thì bị tù, án nghiêm trọng thì phải chịu tù chung thân.
(còn tiếp)
Theo Một Thế Giới
Thêm một quan chức Trung Quốc bị điều tra do tham nhũng Mạng Nhân dân Trung Quốc ngày 5/7 đưa tin mới đây, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật tỉnh Sơn Tây đã lập án điều tra đối với nguyên Phó Giám đốc Sở Giám sát của tỉnh này Tạ Khắc Mẫn do vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng. Ảnh minh họa. (Nguồn: en.ria.ru) Qua điều tra cho thấy trong thời gian...