Vụ cưỡng hiếp nhân viên Alibaba vạch trần góc khuất ghê tởm của văn hóa ép rượu, sức mạnh MXH buộc truyền thống “độc hại” có sự thay đổi lớn
Vụ việc nữ nhân viên Alibaba bị tấn công tình dục sau khi đi công tác tiếp khách được lan truyền trên mạng xã hội đã làm dấy lên sự phẫn nộ lớn trong dư luận, khiến cho nhiều người phải nhìn nhận mặt tiêu cực của văn hóa ép rượu.
Erine gia nhập công ty dịch vụ gọi xe hàng đầu Trung Quốc, Didi Global Inc. vào năm 2020. Cô nói bản thân bị thu hút bởi cơ hội được làm việc tại một trong những công ty công nghệ hot nhất thế giới.
Vào tháng 7, Erine nhận được nhiệm vụ đầu tiên tại một thị trấn nhỏ – một cuộc gặp gỡ khách hàng kết thúc bằng bữa tiệc ăn mừng cùng với những chai rượu đỏ và thứ rượu Trung Quốc đặc trưng gọi là baijiu (hay còn gọi là Bạch Tửu).
Việc này cũng không có gì lạ, hầu như tiệc tối của các công ty tại Trung Quốc thường có rất nhiều rượu. Erine, 33 tuổi, là người phụ nữ duy nhất trên bàn tiệc. Cô cảm thấy bị buộc phải tham dự bữa tiệc rượu này và vẫn tiếp tục phải đi theo khách khi họ chuyển sang một địa điểm khác.
Điều tiếp theo mà Erine nhớ được là hình ảnh người khách sờ soạng mình ở ghế sau xe hơi, tiếp đó là trong phòng khách sạn. Sau sự việc xảy ra, Erine cho đăng tải lên mạng xã hội những bức ảnh đáng sợ của mình với mắt và miệng sưng phù – những vết thương do bị gã khách hàng tấn công tình dục vào tối hôm trước.
Hai ngày sau, Erine trình báo sự việc với cảnh sát nhưng chỉ một tháng sau vụ điều tra đã bị hủy bỏ do công tố viên không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào chứng minh được Erine đã bị cưỡng bức. Erine bắt đầu công khai câu chuyện của mình trên mạng xã hội nhưng không được chú ý.
Vụ cưỡng bức nhân viên nữ Alibaba trở thành “giọt nước tràn ly”
Đến tháng 8/2021, nữ nhân viên của Alibaba Group Holding Ltd. công khai tố cáo bị quản lý tấn công tình dục, cũng sau một đêm tiếp khách uống say. Sau vụ việc, đại diện tập đoàn Alibaba tuyên bố sa thải người quản lý đồng thời hai giám đốc điều hành cấp cao cũng bị buộc từ chức do chậm trễ trong việc xử lý tình huống khiếu nại của nhân viên.
Khi vụ việc được lan truyền, Erine bắt đầu chia sẻ lại trải nghiệm kinh hoàng của mình trên trang Weibo cá nhân. Lần này, cư dân mạng đã bắt đầu có sự quan tâm. Những bài đăng của Erine được hàng trăm người theo dõi và chia sẻ lại.
Vụ tấn công tình dục nữ nhân viên Alibaba đã làm sáng tỏ câu chuyện của những nạn nhân giống Erine. Vụ việc cũng vạch trần góc khuất của loại văn hóa doanh nghiệp được xây dựng xung quanh việc uống rượu để tiếp khách và nó cũng gây ra áp lực chưa từng có đối với các công ty trong việc giải quyết những hành vi lạm dụng phát sinh từ đó.
Các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát đã tung ra một loạt chỉ trích liên quan đến vấn đề quấy rối nhân viên nữ liên quan đến chính sách uống rượu tại các công ty. Các cấp chính quyền ở Bắc Kinh bắt đầu chú ý nhiều hơn. Mới đây, họ đã đưa ra các chính sách nghiêm ngặt để ngăn chặn tình trạng uống rượu trong những sự kiện tại nơi làm việc, cũng như hạn chế đối đa tình trạng quấy rối tình dục.
Tiếp rượu xã giao trở thành nấc thang để tiến thân
Có thể sẽ phải mất nhiều năm để tạo nên sự thay đổi trên diện rộng nhưng đây được xem là cột mốc quan trọng đối với quốc gia vốn chịu tác động rất hạn chế của phong trào #MeToo – phong trào chống quấy rối và bạo hành tình dục đã bùng nổ mạnh tại nhiều nước trên thế giới từ năm 2017.
“Văn hóa ép rượu đã trở thành chiêu bài cho nạn bắt nạt nơi công sở, biến bàn giấy trở thành nơi cấp trên có thể sử dụng quyền hành của mình để bắt nạt những nhân viên cấp dưới, thậm chí là gây ra những vụ việc tồi tệ trái pháp luật”, tờ China News Service viết trong một bài đăng hồi tháng 8.
Sau khi vụ việc của Alibaba được lan truyền rộng rãi, Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương, cơ quan chống tham nhũng của chính phủ, đã lên tiếng chỉ trích công ty có văn hóa làm việc độc hại. Alibaba không trả lời trực tiếp những bình luận này nhưng đến tháng 8, họ bắt đầu tổ chức các cuộc điều tra nội bộ xung quanh vụ việc nữ nhân viên bị cưỡng bức.
Alibaba đã công khai khiển trách người đứng đầu bộ phận nhân sự, thiết lập đường dây nóng để khiếu nại việc quấy rối tình dục, thành lập một ủy ban cấp cao để giải quyết các vụ việc tương tự trong tương lai.
“Chúng tôi kiên quyết phản đối văn hóa uống rượu, ép rượu độc hại. Bất kể là nam hay nữ, cho dù đó là yêu cầu của khách hàng hay quản lý, nhân viên của chúng tôi đều có quyền từ chối”, Giám đốc điều hành Alibaba, ông Daniel Zhang phát biểu.
Văn hóa tiếp rượu tại Trung Quốc được coi là chìa khóa để xây dựng các mối quan hệ trong công việc. Những người lao động sẽ thể hiện sự tôn trọng với cấp trên bằng cách nâng ly rượu chúc mừng.
Video đang HOT
Bất kỳ doanh nhân nào cũng muốn gây ấn tượng với khách hàng bằng cách mời rượu, uống rượu. Đôi khi, những người quản lý cấp cao có thể gây áp lực buộc những người mới hoặc cấp dưới phải giúp uống phần của họ và gần như không một nhân viên nào có thể từ chối.
“Thật khó để nói không với sếp vì sự cạnh tranh và phân chia cấp bậc trong công ty ở Trung Quốc rất sâu sắc” , bà Rui Ma, một nhà phân tích công nghệ cho biết.
Nhà phân tích thị trường Trung Quốc, Hanyu Liu, từ Daxue Consulting cho biết: “Từ chối một lời mời như vậy sẽ bị coi là cực kỳ thiếu tôn trọng và không nhân viên nào muốn thăng tiến sự nghiệp lại dám từ chối lời mời đó”.
“Các công ty thường tổ chức những sự kiện nơi các cấp quản lý có thể ép các nhân viên dưới quyền uống rượu như một phần của truyền thống ép rượu được hình thành từ lâu” , theo Nie Huihua, giáo sư trường kinh tế thuộc đại học Nhân dân Trung Quốc, viết trong một tiêu đề xuất bản hồi tháng 8 trên Caixin Global.
Những thay đổi tích cực
Kể từ khi các cáo buộc của Alibaba xuất hiện trên các mặt báo, phụ nữ Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi trên mạng xã hội, tố cáo sự phân biệt giới tính mà họ cho là “bệnh đặc hiệu” của giới kinh doanh Trung Quốc, đặc biệt là trong ngành công nghệ của nước này.
Nó có thể bao gồm rất nhiều thứ, từ những nghi thức mà người tham gia được yêu cầu phải mô phỏng lại những hành vi tình dục, cho đến các quảng cáo tuyển dụng sử dụng phụ nữ như một mồi câu thu hút các nhân viên nam. Phần lớn các hành vi quấy rối trên đều diễn ra tại các sự kiện phải uống rượu nhiều.
Các công ty công nghệ là một trong những công ty đầu tiên có phản hồi. Phát ngôn viên của Sina Corp. ở Bắc Kinh, công ty kiểm soát Weibo, cho biết họ vừa bổ sung các điều khoản mới trong việc chống quấy rối tình dục khi gần đây công ty đã ban hành hướng dẫn cho nhân viên về quyền lợi y tế và một số vấn đề khác.
Hôm 13/8, công ty iQiyi Inc. đã đưa ra cập nhật hướng dẫn tại nơi làm việc trong nỗ lực chống lại hành vi quấy rối tình dục, ép uống rượu và các loại hình bắt nạt nơi công sở.
Ban lãnh đạo tại tập đoàn Dalian Wanda Group Co. đã tổ chức cuộc họp công bố các chính sách mới vài ngày sau khi có tin tức về vụ việc Alibaba.
Họ nhấn mạnh việc các nhân viên nữ không nên đi cùng khách hàng để uống rượu và nhân viên nam và nữ không nên đi công tác cùng nhau. Động thái này là để tránh các vụ bê bối tình dục có thể xảy ra, mặc dù trong công ty không áp dụng văn hóa ép rượu.
Cùng thời điểm đó, một nữ nhân viên tại Tập đoàn rượu Quý Châu Guotai đưa ra cáo buộc bị các đồng nghiệp nam lạm dụng tình dục sau khi uống rượu say, theo tờ China Daily đưa tin.
Phía công ty lập tức đưa ra tuyên bố nói rằng họ vô cùng sốc trước vụ việc và mặc dù chưa nhận được bất kỳ thông tin nào từ cảnh sát nhưng họ rất xem trọng vấn đề này và sẽ tuyệt đối tuân thủ pháp luật, hợp tác với bất kỳ cuộc điều tra nào được tiến hành.
Tuy nhiên, thay đổi khó có thể xảy ra trong một sớm một chiều. Emily, 32 tuổi, cựu chuyên viên tiếp thị tại một công ty công nghệ ở Thâm Quyến chia sẻ về trải nghiệm của bản thân tại công sở. Cô cho biết các khách hàng thường xuyên ép cô uống rượu, mặc dù cô đã từ chối và nói rằng cô không thể uống nhiều.
Văn hóa nội bộ trong công ty của Emily cũng không khá hơn là mấy. Cô cho biết, người quản lý đã có vợ từng yêu cầu cô hẹn hò cùng anh ta. Sau khi thẳng thừng từ chối, công việc của Emily đã gặp trục trặc và công ty không chịu gia hạn hợp đồng với cô vì lý do hiệu suất công việc kém. Khi đi phỏng vấn tìm việc làm, nhà tuyển dụng sẽ trực tiếp hỏi Emily uống rượu có giỏi không, có người khác thì bình phẩm về ngoại hình của cô.
Các công tố viên đã bác bỏ cáo buộc đối với cựu quản lý Alibaba, người bị tố quấy rối tình dục nhân viên nữ vào đầu tháng 9. Họ nói rằng không thể chứng minh được hành vi của anh ta có phạm tội hình sự hay không.
Cũng trong tháng 9, tòa án ở Bắc Kinh đã bác bỏ đơn kiện của một cựu thực tập sinh tại đài truyền hình Trung Quốc, nói rằng một MC truyền hình nổi tiếng đã quấy rối tình dục cô ấy vào năm 2014.
Tòa án cho rằng đơn kiện thiếu bằng chứng và người dẫn chương trình truyền hình đã bác bỏ cáo buộc, dẫn đến một vụ kiện dân sự. Cựu thực tập sinh nói rằng cô sẽ kháng cáo tới cùng và mặc dù các tài khoản mạng xã hội của cô đã bị khóa nhưng cộng đồng mạng và dư luận đã bắt đầu lên tiếng bảo vệ nạn nhân.
Văn hóa tiếp rượu có thể thay đổi nhờ vào sức mạnh của mạng xã hội?
“Trách nhiệm pháp lý chưa đủ để răn đe, nhưng mạng xã hội đã thay đổi cuộc chơi theo một cách nào đó. Nó đã mang lại sức mạnh để bắt đầu một chiến dịch lan truyền khiến cả thế giới biết đến”, theo Bonnie Levine, luật sư từ công ty luật Ogletree Deakins có trụ sở ở Atlanta, chuyên gia tư vấn luật pháp cho các công ty đa quốc gia hoạt động tại Trung Quốc.
Trước sự phẫn nộ lớn về những vụ việc gần đây, các chuyên gia cho rằng văn hóa tiếp rượu trong kinh doanh có thể sẽ sớm kết thúc.
“Việc uống rượu làm ăn đã xảy ra từ rất lâu, nhưng lý do duy nhất khiến vụ việc Alibaba gây ra phản ứng dữ dội từ công chúng là vì mạng xã hội . Người Trung Quốc có kết nối rất mạnh mẽ với mạng xã hội, và chỉ cần có đủ một lượng người online, họ có thể hạ gục cá nhân hay công ty một cách nhanh chóng”, ông Liu, từ công ty Daxue Consulting nói với BBC.
Một bộ luật dân sự có hiệu lực vào tháng 1 đã đẩy vấn đề đi xa hơn, yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp ngăn chặn quấy rối tình dục và điều tra các cáo buộc.
Cơ quan giám sát chống tham nhũng của Trung Quốc cũng kêu gọi chấm dứt truyền thống “ghê tởm”, đồng thời nói thêm trong một bài bình luận trực tuyến rằng họ sẽ tăng cường giám sát các công ty để chống lại nó.
“Văn hóa uống rượu sau giờ làm việc của Trung Quốc chắc chắn sẽ thay đổi”, ông Liu nói.
Sau khi câu chuyện của mình được công chúng quan tâm, Erine hầu như ngày nào cũng livestream trên Weibo về trải nghiệm đã qua. Cô cho biết sẽ tiếp tục lên tiếng đến cùng trừ khi có ai đó cưỡng bức cô phải dừng lại.
“Văn hóa uống rượu không xấu. Điều tồi tệ là văn hóa uống rượu bây giờ lại mang đậm dấu ấn của công việc”, Erine nói trong một cuộc phỏng vấn, “Chúng không thể tách rời nhau”.
Nữ giới bị xem là 'quà tặng đối tác' ở công ty công nghệ Trung Quốc
Cáo buộc hiếp dâm xảy ra tại Alibaba đã hé lộ mặt tối bên trong các văn phòng hào nhoáng, hiện đại của đất nước tỷ dân.
Theo New York Times , tai tiếng về các trò đùa khiêu gợi tình dục, những buổi tối tiệc tùng từ lâu đã trở thành vấn đề nhức nhối của ngành công nghệ Trung Quốc. Rất khó để thay đổi việc này trong một sớm, một chiều.
Môi trường văn phòng độc hại
Trong nhiều năm, Alibaba từ startup nhỏ bé vươn vai thành gã khổng thương mại điện tử. Ít ai biết rằng, một số bộ phận của họ đón nhân viên mới bằng buổi làm quen "ice-breaking" khiến nhiều người phải kinh ngạc.
Người mới bị buộc phải tiết lộ thông tin về đời tư trước mặt đồng nghiệp như mối tình đầu, nụ hôn đầu tiên và những lần quan hệ tình dục của họ. Theo những nhân viên cũ của Alibaba, các câu hỏi được diễn giải theo cách "không thể in lên báo". Tất nhiên, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc phủ nhận những điều này.
Hôm 8/8, một nữ nhân viên Alibaba công khai vụ việc chấn động lên mạng xã hội nội bộ. Sau khi bất tỉnh vì buổi tiệc rượu với khách hàng, cô bị người quản lý của mình cưỡng hiếp.
Sự kiện châm ngòi cho hàng loạt câu chuyện khác, phản ánh thực trạng trần trụi về nạn quấy rối tình dục trong thế giới văn phòng công nghệ đã bị giấu kín từ lâu.
Nhân viên Alibaba kêu gọi ban lãnh đạo lành mạnh hóa các hoạt động trong doanh nghiệp.
Trong lá thư gửi tới ban lãnh đạo tập đoàn, 6.000 nhân viên Alibaba yêu cầu cấm các lời nhận xét, trò chơi gợi dục trong hoạt động làm quen người mới và những sự kiện kinh doanh khác.
Đáp lại, Alibaba tuyên bố sa thải người quản lý bị cáo buộc hiếp dâm và tiếp tục triển khai các bước thích hợp để ngăn chặn hành vi quấy rối nơi công sở.
Đây không phải là lần đầu tiên một vụ bê bối tình dục xảy ra trong môi trường văn phòng của giới công nghệ Trung Quốc. Theo New York Times , từ lâu nam giới đã thống trị lĩnh vực này. Họ có xu hướng coi thường phụ nữ, đổ lỗi cho nạn nhân và phớt lờ tình trạng quấy rối.
3 năm trước, một sinh viên tại Đại học Minnesota cáo buộc Richard Liu, người sáng lập JD.com, đã cưỡng hiếp cô sau một buổi bàn chuyện kinh doanh bên ly rượu.
Liu phủ nhận vụ việc, cảnh sát từ chối điều tra, truyền thông Internet và giới công nghệ Trung Quốc đã đứng về phía tỷ phú, gọi nạn nhân là kẻ đào vàng, cùng những lời nhục mạ khác.
Hợp đồng bên bàn rượu
Vụ bê bối của Alibaba tạo ra tranh cãi xung quanh 2 yếu tố tồn tại trong các buổi chiêu đãi của giới kinh doanh Trung Quốc, bao gồm cả ngành công nghệ: rượu và phụ nữ.
"Bữa ăn không có phụ nữ không phải là một bữa ăn" là tiêu đề của bài viết đăng trên tạp chí GQ vào năm 2017, kèm theo hình ảnh minh họa phụ nữ khỏa thân trong bát súp.
Trong lời tố cáo đăng trên trang web nội bộ của Alibaba, nữ nhân viên cho biết quản lý xem sự xuất hiện của cô như một món quà dành tặng đối tác.
"Thấy tôi tốt với anh không, tôi đã mang đến một người đẹp", kẻ này nói với khách hàng tại bữa tiệc. Nạn nhân của vụ việc nói rằng cơn ác mộng bắt đầu sau khi cô bị ép uống quá nhiều.
Văn hóa dùng rượu trong bữa ăn của người Trung Quốc đang bị lạm dụng trong kinh doanh.
Cưỡng ép uống rượu là vấn đề tồn tại lâu nay trong văn hóa doanh nghiệp Trung Quốc. Nó có thể xem như một cách phô trương quyền lực, khiến phụ nữ và nhân viên cấp dưới gặp bất lợi. Từ chối uống với cấp trên bị coi là xúc phạm.
Năm ngoái, trong buổi tiệc tối, một giám đốc ngân hàng đã tát nhân viên mới sau khi anh ta từ chối yêu cầu của sếp về việc thay ly nước ngọt bằng rượu.
Trong trường hợp của người quản lý tại Alibaba và giám đốc ngân hàng kể trên, họ đã bị sa thải hoặc kỷ luật sau khi câu chuyện được công khai. Tuy nhiên, điều này không giải quyết tận gốc vấn đề. Thậm chí, có những tình huống nạn nhân lại chịu trừng phạt.
Năm 2020, một nữ nhân viên của Didi đã bị sa thải vì "kém năng lực". Quyết định được đưa ra sau khi cô lên tiếng về việc bị ép uống rượu trong một bữa ăn tại công ty, sau đó bị tấn công thể chất và tình dục. Nạn nhân đã đăng lên mạng xã hội những bức ảnh chụp khuôn mặt bị bầm tím cùng kết quả chẩn đoán của bác sĩ.
Startup gọi xe Trung Quốc im lặng trước câu hỏi của New York Times về việc có điều tra cáo buộc của nữ nhân viên này hay không.
Khó thay đổi văn hóa doanh nghiệp
Một nữ doanh nhân cho rằng những bê bối như vụ việc vừa qua tại Alibaba không hiếm trong giới công nghệ Trung Quốc. Bà yêu cầu được giấu tên vì lo ngại mình sẽ bị đối tác và đồng nghiệp tẩy chay sau nhận xét này.
Các nhân viên Xiaomi tham gia "biểu diễn thời trang" trong sự kiện mừng năm mới.
Ngành công nghệ cũng bắt đầu hạn chế những hành vi phản cảm công khai. Các nhân viên vừa nhận việc tại Alibaba gần đây không cần phải trả lời câu hỏi riêng tư trong buổi làm quen người mới.
Tuy nhiên, New York Times cho rằng có những quan điểm độc hại đã ăn sâu vào ngành công nghệ Trung Quốc, không dễ dàng để loại bỏ.
Vào năm 2014, công ty an ninh mạng Qihoo 360 mời một ngôi sao khiêu dâm Nhật Bản đến nhảy múa cùng các lập trình viên của mình, trong khi một số nhân viên nữ tham gia buổi tiệc với trang phục hở hang.
Trong nhiều năm liên tiếp, gã khổng lồ tìm kiếm Baidu, nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 thế giới Xiaomi và tập đoàn thương mại điện tử JD.com có những buổi trình diễn thời trang đồ lót theo phong cách Victoria Secret tại các lễ kỷ niệm hàng năm. Đôi khi người mẫu là nhân viên nữ của họ.
Trong những tình huống như vậy, rất ít người dám lên tiếng phản đối.
Phụ nữ ở khắp mọi nơi đều phải đối mặt với một số thách thức tương tự, nhưng trong ngành công nghệ của Trung Quốc, quan điểm này được lan truyền phổ biến từ những gã khổng lồ như Alibaba đến các công ty khởi nghiệp nhỏ.
Huawei 'sống với các hạn chế từ Mỹ' thế nào Thiệt hại hàng chục tỷ USD trong mảng kinh doanh smartphone, Huawei buộc phải tìm hướng đi mới như đầu tư cho xe tự lái, điện toán đám mây... "Kể từ ngày 16/5/2019, Huawei đã học cách sống với các hạn chế của Mỹ. Tôi đã nhiều lần nói chúng tôi đã quen với việc sống và làm việc theo Danh sách thực...