Vụ Công ty Tân Thuận: Xem xét, xử lý trách nhiệm của mẹ Cường “đô la”
Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục xem xét xử lý trách nhiệm đối với bà Nguyễn Thị Như Loan – mẹ đẻ của Cường “đô la”, trên cơ sở kết luận giám định của các cơ quan chức năng khác tới đây.
Cơ quan an ninh điều tra Công an TPHCM vừa ban hành kết luận điều tra bổ sung lần 2, đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) cùng cấp truy tố bị can Tất Thành Cang – nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM và 9 đồng phạm về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Trước đó, tháng 8/2021, nhà chức trách đã ban hành kết luận điều tra lần 1, đề nghị truy tố ông Tất Thành Cang cùng đồng phạm. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu hồ sơ, cơ quan công tố đã trả hồ sơ và yêu cầu làm rõ nhiều vấn đề của vụ án, trong đó có xác định trách nhiệm của các cá nhân tại Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai.
Ông Tất Thành Cang bị đề nghị truy tố trong vụ án thứ 2 (Ảnh: Hải Long).
Kết quả điều tra bổ sung lần 1, Công an TPHCM xác định chưa phát hiện sai phạm bà Nguyễn Thị Như Loan – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc Cường Lai – có sự thông đồng, cấu kết với các cá nhân trong Công ty Tân Thuận, để có lợi trong việc ký kết các hợp đồng chuyển nhượng. Kết quả điều tra chưa đáp ứng các yêu cầu của Viện kiểm sát nên tiếp tục trả hồ sơ điều tra bổ sung lần 2.
Kết luận điều tra bổ sung lần này đã làm rõ nhiều vấn đề, trong đó xác định Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, phải hiểu biết rõ quy định pháp luật trong việc mua bán tài sản thuộc sở hữu Nhà nước. Tuy nhiên, đơn vị này đã nhận chuyển nhượng các tài sản từ Công ty Tân Thuận mà không thông qua đấu giá. Do đó, cần điều tra làm rõ trách nhiệm của công ty này.
Đối với bà Loan, cơ quan điều tra tiếp tục xem xét, xử lý trách nhiệm sau trên cơ sở kết luận giám định của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đồng thời, nhà chức trách truy thu số tiền 21 tỷ đồng mà Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai nhận của Công ty Tân Thuận khi hủy các hợp đồng chuyển nhượng.
Theo nội dung vụ án, Công ty Tân Thuận là đơn vị có vốn Nhà nước. Tháng 11/2000, công ty này được UBND huyện Nhà Bè giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng dự án Phước Kiển tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè và được Văn phòng Thành ủy chấp thuận chủ trương đầu tư.
Video đang HOT
Tháng 8/2016, Công ty Quốc Cường Gia Lai có văn bản đề nghị hợp tác đầu tư với tỉ lệ 75:25 hoặc xin nhận chuyển nhượng 100% dự án Phước Kiển.
Lúc này, ông Trần Công Thiện – Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận – chỉ đạo cấp dưới thuê công ty kiểm toán và dịch vụ tin học TPHCM ban hành chứng thư thẩm định giá, xác định diện tích 32 ha đất tại dự án trên có giá bình quân là 1,05 triệu đồng/m2. Hội đồng xây dựng giá bất động sản kinh doanh của Công ty Tân Thuận họp và chỉ căn cứ duy nhất vào giá trong chứng thư thẩm định giá, để xây dựng đơn giá chuyển nhượng là 1,25 triệu đồng/m2.
Công ty Tân Thuận chuyển nhượng 32 ha đất Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 1,29 triệu đồng/m2 (Ảnh: Hữu Khoa).
Tháng 6/2017, Công ty Tân Thuận đã chuyển nhượng 32 ha đất Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 1,29 triệu đồng/m2 và đã nhận của Công ty Quốc Cường Gia Lai 374 tỷ đồng và tiền thuế VAT là 23 tỷ đồng.
Sau đó, hợp đồng bị hủy bỏ, Công ty Tân Thuận đã trả lại cho Công ty Quốc Cường Gia Lai số tiền trên cùng tiền lãi, gây thiệt hại cho Nhà nước 167,8 tỷ đồng.
Tương tự, đối với 32.967 m2 đất thuộc khu 4 dự án khu dân cư Ven Sông tại phường Tân Phong, quận 7, Công ty Tân Thuận cũng căn cứ vào chứng thư thẩm định giá của Công ty Thương Tín, xác định giá trị bình quân khu đất này là hơn 17,6 triệu đồng/m.
Đến tháng 11/2017, Công ty Tân Thuận đã chuyển nhượng toàn bộ khu đất này cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 20 triệu đồng/m, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 80 tỷ đồng.
Nhà chức trách xác định trong vụ án này ông Tất Thành Cang và thuộc cấp thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật.
Mẹ Cường Đô la có vai trò gì trong vụ chuyển nhượng 32 ha đất Phước Kiển?
Theo hồ sơ vụ án, bà Nguyễn Thị Như Loan là người đại diện cho Công ty Quốc Cường Gia Lai ký kết hợp đồng chuyển nhượng 32 ha đất tại dự án khu dân cư Phước Kiển từ Công ty Tân Thuận.
Cơ quan an ninh điều tra Công an TPHCM vừa ban hành kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố bị can Tất Thành Cang (sinh năm 1971, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM) và 9 đồng phạm về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Theo kết luận điều tra, Công ty Tân Thuận là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Dự án khu dân cư Phước Kiển, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TPHCM do Công ty Tân Thuận làm chủ đầu tư có tổng diện tích hơn 50 ha và đã đền bù xong 32 ha.
Tháng 8/2016, Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai có văn bản đề nghị hợp tác đầu tư hoặc chuyển nhượng toàn bộ dự án. Ông Tất Thành Cang đã đồng ý chấp thuận cho Công ty Tân Thuận chuyển nhượng 32 ha đất thuộc dự án trên.
Ông Tất Thành Cang bị cáo buộc gây thiệt hại 168 tỷ đồng.
Theo thỏa thuận thì Công ty Tân Thuận đã nhận số tiền 374 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau đó hợp đồng chuyển nhượng này đã bị hủy.
Công an TPHCM xác định ông Cang đã có hành vi không báo cáo Ban Thường vụ, tự ý chấp thuận cho cấp dưới thực hiện chuyển nhượng không đảm bảo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch gây thiệt hại 178 tỷ đồng.
Là người đại diện cho Công ty Quốc Cường Gia Lai ký kết hợp đồng chuyển nhượng hơn 32 ha tại dự án Phước Kiển, bà Nguyễn Thị Như Loan (mẹ Nguyễn Quốc Cường - còn được gọi với cái tên Cường Đô la) được xác định là người liên quan trong vụ án.
Làm việc với cơ quan an ninh điều tra, bà Loan cho biết, khoảng 2016, khi bà làm thủ tục cho dự án khu dân cư 91 ha tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè do Công ty Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư thì biết dự án Phước Kiển có diện tích khoảng 50 ha do Công ty Tân Thuận làm chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, bà Loan cũng biết dự án trên đã UBND huyện Nhà Bè duyệt quy hoạch chi tiết. Công ty Tân Thuận đã đền bù được khoảng 32 ha, còn lại 18 ha công ty này chưa đền bù và đã hết hạn làm chủ đầu tư.
Sau khi biết những thông tin trên, bà Loan đã có văn bản gửi Công ty Tân Thuận đề nghị hợp tác đầu tư hoặc chuyển nhượng toàn bộ dự án cho công ty của bà.
Được sự chấp thuận của Văn phòng Thành ủy, công ty của bà Loan nhận chuyển nhượng quyền sử dụng diện tích 32 ha đất với giá 1.290.000 đồng/m2, tổng số tiền 374 tỷ đồng và tiền thuế VAT là 23 tỷ đồng.
Trong quá trình đàm phán, hợp tác có một số vấn đề phát sinh nên 2 bên đã ký kết thêm một số phụ lục.
Tháng 4/2018, xuất hiện thông tin cho rằng Công ty Tân Thuận bán rẻ đất cho Quốc Cường Gia Lai nên Văn phòng Thành ủy đã mời bà Loan lên làm việc đề nghị hủy hợp đồng chuyển nhượng cùng các phụ lục liên quan.
Sau khi cân nhắc, Bà Loan đồng ý hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng và đề nghị Công ty Tân Thuận phải trả thêm tiền lãi cho số tiền công ty này đã nhận.
Ngày 8/5/2018, hợp đồng bị hủy bỏ, Công ty Tân Thuận đã trả lại cho Công ty Quốc Cường Gia Lai 374 tỷ đồng, tiền thuế VAT là 23 tỷ và tiền lãi suất là 21 tỷ.
Lý giải về việc nhận chuyển nhượng phần đất đã đền bù, bà Loan cho biết việc này giúp công ty của mình đỡ mất thời gian về khoản thủ tục pháp lý từ đầu.
Bà chủ Công ty Quốc Cường Gia Lai cho biết quá trình đàm phán, thương lượng hợp đồng, bà được xem thông báo của Văn phòng Thành ủy TPHCM truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM về việc chấp thuận chủ trương cho Công ty Tân Thuận chuyển nhượng phần diện tích đã đền bù tại dự án Phước Kiển.
Cơ quan điều tra xác định việc Công ty Quốc Cường Gia Lai nhận chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại khu dân cư Phước Kiển của Công ty Tân Thuận là hoàn toàn đúng quy định pháp luật.
Công ty Tân Thuận "nhắm mắt" chuyển nhượng dự án Ven Sông Quận 7 Theo kết luận điều tra, việc chuyển nhượng dự án khu dân cư Ven Sông có nhiều sai phạm, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 80 tỷ đồng. Quốc Cường Gia Lai nhận chuyển nhượng từ Hoàng Anh Gia Lai Theo kết luận điều tra của Cơ quan An ninh điều tra, Công an TPHCM, tháng 5/1999, Công ty Tân Thuận được...