Vụ Con Cưng: “Có kết luận chính thức mới công bố công khai”
Đó là chia sẻ của ông Phan Hoàn Kiếm, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM khi đề cập đến quy trình công bố thông tin của doanh nghiệp.
Cơ quan QLTT kiểm tra hệ thống Con Cưng trên địa bàn TPHCM
Theo ông Kiếm, khi kiểm tra những mặt hàng hợp pháp thì QLTT sẽ so chiếu với hóa đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ mặt hàng đó; còn hàng hóa cần quy định phải kiểm nghiệm về chất lượng thì phải kiểm tra chất lượng.
“Trong quá trình làm việc phải qua nhiều khâu đối chiếu, xác minh rõ ràng từng mặt hàng, sản phẩm với giấy tờ tương ứng. Cũng có thể, trong lúc kiểm tra doanh nghiệp chưa cung cấp kịp thời tài liệu liên quan nên chưa có hóa đơn chứng từ. Nhưng không vì vậy mà mình kết luận doanh nghiệp không có hóa đơn, hàng hóa không có nguồn gốc. Khi phát ngôn cũng cần hết sức chính xác, trung thực, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp”- ông Kiếm nói.
Cửa hàng Con Cưng vắng khách từ khi dính nghi án tráo nhãn mác
Người đứng đầu QLTT TPHCM cho rằng, khi nào có số liệu cụ thể thì chúng tôi mới cung cấp, công bố thông tin chính thức, không gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Chính phủ cũng quy định khi có kết luận chính thức thì mới được công bố, chứ không thể nói mà chưa có kết luận cuối cùng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp.
Theo thông tư 09/2013 của Bộ Công thương quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của QLTT, cơ quan QLTT có 2 hình thức kiểm tra: thường xuyên theo kế hoạch; đột xuất khi có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền thông qua hoạt động của Tổ kiểm tra (có ít nhất 2 công chức QLTT, do một công chức làm tổ trưởng).
Video đang HOT
Về kiểm tra đột xuất, cơ quan QLTT sẽ xử lý các thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật và ra quyết định kiểm tra ngay hoặc tổ chức thẩm tra, xác minh thông tin. Các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc liên quan đến hoạt động kiểm tra, xử lý đối với hành vi vi phạm hành chính hoặc có dấu hiệu vi phạm hành chính được bảo mật theo quy định, và không được tiết lộ cho những người không có thẩm quyền liên quan trực tiếp đến vụ việc.
Kết luận gần đây của cơ quan chức năng cho rằng Con Cưng cơ bản chấp hành đúng quy định pháp luật
Trừ trường hợp vi phạm pháp luật quả tang, mọi trường hợp kiểm tra đều phải có quyết định bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan QLTT có thẩm quyền. Quyết định kiểm tra theo kế hoạch phải được thực hiện trong thời hạn chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Quyết định kiểm tra đột xuất phải tổ chức thực hiện ngay sau khi ban hành.
Vắng vẻ
Ngày 20/8, khảo sát nhiều cửa hàng thuộc hệ thống Concung.com thuộc công ty CP Con Cưng (Con Cưng) trên địa bàn TPHCM, lượng khách vào mua hàng khá vắng vẻ. Nhân viên cửa hàng Con Cưng ở Q.6 nói, từ lúc cửa hàng “dính” tráo nhãn mác, lượng khách hàng đến mua sắm giảm rõ rệt. Tuy nhiên, người này từ chối lượng khác giảm bao nhiêu %.
Trước đó, Con Cưng bị khách hàng nghi ngờ bán hàng tráo nhãn mác. Sau đó, Cục QLTT và các chi cục đã thực hiện tổng cộng 192 vụ kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với Con Cưng. Tuy nhiên, khi công bố kết quả kiểm tra đối với 75 mẫu sản phẩm, hàng hóa và các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Con Cưng, đoàn kiểm tra Bộ Công Thương kết luận về cơ bản Con Cưng đã chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm hàng hóa và nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Đoàn kiểm tra cũng nhận thấy hồ sơ nhập khẩu của công ty hợp lệ theo các quy định của pháp luật.
Ngày 19/8, Bộ Công Thương đã có quyết định lập Tổ rà soát, đánh giá lại quy trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với Con Cưng của Cục QLTT và đánh giá hoạt động của Tổ công tác triển khai Quyết định 334 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về kiểm tra hoạt động của Con Cưng.
Ngày 20/8, phóng viên báo Tiền Phong đã gọi rất nhiều lần đến số máy của bà Nguyễn Hồng Liễu, Trưởng bộ phận Pháp lý Hành chính của Con Cưng , người này bắt máy nhưng khi nghe giới thiệu là phóng viên liền vội vàng xin lỗi vì đang bận họp rồi cúp máy. Sau đó phóng viên không gọi lại được.
UYÊN PHƯƠNG
Theo TPO
Vẫn còn tình trạng quản lý "mắt nhắm, mắt mở"!
Từ vụ việc của Con Cưng, Khaisilk hay Mumuso, câu hỏi đặt ra là còn bao nhiêu cửa hàng "treo đầu dê bán thịt chó" chưa bị phát hiện, xử lý?
Cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Quản lý thị trường, cần công khai cho người dân biết bộ máy này đang hoạt động thế nào, quy trình kiểm tra, giám sát ra sao?
Vụ việc phát hiện sai phạm ở nhiều sản phẩm đồ dùng bà mẹ, trẻ em của hệ thống Con Cưng đang khiến người tiêu dùng mất niềm tin. Rất nhiều người bày tỏ bức xúc về cách làm lừa dối người tiêu dùng của hệ thống cửa hàng Con Cưng và đặt vấn đề sau khi vụ việc được phanh phui, những sai phạm này của doanh nghiệp sẽ bị xử lý trước pháp luật, tuy nhiên thiệt hại của người tiêu dùng lâu nay thì ai sẽ đền bù?
Trước Con Cưng, năm 2017, thương hiệu Khaisilk gây chấn động thị trường bởi hành vi "đánh lận con đen" nhập khăn lụa Trung Quốc về gắn mác Việt Nam bán cho khách hàng với giá hàng hiệu trong thời gian dài.
Gần đây hơn, người tiêu dùng thêm một phen choáng váng trước thông tin chuỗi cửa hàng Mumuso nhập đến 99,3% hàng hóa từ Trung Quốc (số còn lại mua từ nguồn trong nước) nhưng quảng cáo xuất xứ Hàn Quốc để đánh lừa người tiêu dùng.
Câu hỏi đặt ra là còn bao nhiêu cửa hàng "treo đầu dê bán thịt chó" lừa dối người tiêu dùng, qua mặt cơ quan chức năng đang hoạt động trên thị trường chưa bị phát hiện, xử lý? Lực lượng QLTT ở đâu và vì sao "không biết", "không thấy"? Có hay không chuyện cán bộ QLTT "cai đầu dài", tiếp tay, dung dưỡng cho vi phạm?
Trước những nghi vấn này, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương Trần Hùng thẳng thắn, vẫn còn tình trạng quản lý "mắt nhắm, mắt mở", buông lỏng, thậm chí bao che cho đối tượng mắc sai phạm.
Và để chống lại nạn hàng giả, theo ông Hùng cần phải có "người thật". Muốn có "người thật" thì cần tạo ra những người đứng đầu thực sự thanh liêm, biết tin tưởng và bảo vệ cấp dưới của mình. Bởi trong nhiều trường hợp, người ta bị đối tượng vu khống và nếu không được cấp trên tin tưởng, bảo vệ, sẽ chẳng ai còn dám kiên quyết đấu tranh chống hàng giả.
"Chỉ khi nào người đứng đầu các cơ quan này thực sự tuyên chiến với hàng giả thì hàng giả mới dần không còn "đất sống". Do vậy, đừng ngại va chạm, nể nang nữa, ai không làm được thì phải điều chuyển, thậm chí cách chức thì mới mong công tác chống hàng giả thực chất được", ông Hùng bày tỏ.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh thì bình luận, lâu nay nhiều doanh nghiệp phản ánh tình trạng các đoàn kiểm tra nhũng nhiễu, vòi vĩnh doanh nghiệp, buộc phải chung chi để được "cho qua" các vi phạm, nếu không sẽ bị làm khó dễ hoặc xử lý thẳng tay.
Vậy nên mới có chuyện các vụ vi phạm lớn, có tính hệ thống đều bắt nguồn từ phản ánh, khiếu nại của người dân chứ không phải từ quá trình kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền.
"Nhân cơ hội này, cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là QLTT, cần công khai cho người dân biết bộ máy này đang hoạt động thế nào, quy trình kiểm tra, giám sát ra sao...", ông Doanh nhấn mạnh.
Nguyễn Việt
Theo enternews
Vi phạm của Con Cưng, Khai Silk... do quản lý kém Đó là khẳng định của ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TPHCM tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh 7 tháng đầu năm diễn ra chiều 2/8. Lực lượng QLTT kiểm tra hàng hóa tại một cửa hàng Con Cưng. Ảnh: H.T. Trả lời báo chí về vụ...