Vụ clip “chạy tụt quần” để được cọc đất ở Bình Phước: Lập biên bản và xử phạt
Trong đoạn clip đang lan truyền, nhiều nhân viên bất động sản tay cầm sổ đỏ đua nhau chạy thục mạng quanh bãi đất trống để “ chốt đơn” cho khách hàng.
Ngày 21/2, đoạn clip ghi lại cảnh nhốn nháo của các nhân viên một công ty bất động sản đang chốt cọc để bán đất cho khách hàng tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước được đăng tải gây xôn xao mạng xã hội.
Trong đoạn clip dài 4 phút là khung cảnh hỗn loạn chưa từng thấy, các nhân viên công ty bất động sản liên tục chạy thục mạng từ khu lều bạt đến chỗ người dẫn chương trình nói rất lớn “lô 4, lô 5, lô 13, lô 19 khách đặt cọc đất rồi nhé”.
Tiếp nhận tin báo khách chốt đơn lịa lịa, MC cũng hét lớn trên loa trong tiếng nhạc xập xình rằng đất được cọc như “vũ bão” thế nào. Chỉ trong 4 phút, công ty bất động sản này đã có hơn 10 lô đất được khách đặt cọc.
Cư dân mạng cho rằng các nhân viên chạy muốn “tụt quần” trong “giải bán đất mở rộng” còn những người trong giới bất động sản thì cho rằng đây là chiêu trò thổi giá đất cho những ai nhẹ dạ cả tin.
Theo xác minh của PV Vietnamnet, vị trí bãi đất trống được thực hiện chốt cọc trong đoạn clip nằm ở xã Lộc Khánh (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước).
Những người xuất hiện trong clip trên là nhân viên của một công ty chuyên môi giới bất động sản ở TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Gần đây, công ty này liên tục chào mời các lô đất tại huyện Lộc Ninh với giá từ 350 triệu đồng.
Vietnamnet đã liên lạc qua số hotline của công ty này để tìm hiểu vụ việc nhưng không có nhân viên nghe máy.
Về phía chính quyền địa phương, ông Trần Quang Vinh, Chủ tịch UBND xã Lộc Khánh trả lời PV Thanh Niên rằng: “Sáng ngày 20/2, khi nắm thông tin về việc có khoảng 30 xe cùng gần 100 người tập trung để mua bán bất động sản. UBND xã đã cử công an cùng các lực lượng xuống làm việc. Buổi sáng, nhóm người này nói không tổ chức. Tuy nhiên khi các lực lượng rút về thì nhóm người này lại làm”.
Video đang HOT
Sau vụ việc, xã đã mời một số người về lập biên bản về hành vi tập trung đông người không xin phép. Hơn thế nữa, những người này bán đất nhưng hỏi đến giấy tờ liên quan lại không có.
Vì vậy, vị Chủ tịch xã Lộc Ninh khuyến cáo người dân nếu có nhu cầu mua đất trên địa bàn thì cần cẩn trọng, tìm hiểu và xác định thật kỹ, tránh lãnh hậu quả pháp lý về sau. Hiện UBND xã cũng đã có báo cáo sự việc với UBND huyện cùng các cơ quan chức năng.
Trong khi đó, ông Lê Trường Sơn, Chủ tịch UBND huyện Lộc Ninh, cho báo Người lao động hay địa phương đã lập biên bản và xử phạt hành chính với doanh nghiệp về hành vi tổ chức bán đất không đúng quy định.
Tổng hợp
Trung Quốc chi tới 12,56 tỷ USD mua một loại lâm sản phục vụ chế tạo ô tô, mua của Việt Nam bao nhiêu?
Do nhu cầu vẫn tăng cao từ thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ,... triển vọng ngành cao su năm 2022 sẽ rất sáng, giá cao su sẽ tiếp tục giữ ở mức cao.
Nhu cầu tăng cao từ Trung Quốc, giá cao su vẫn ổn định
Do nhu cầu vẫn lớn từ các thị trường nhập khẩu như Trung Quốc, Ấn Độ,... giá cao su từ đầu tháng 02/2022 đến nay vẫn ổn định so với cuối tháng 1/2022.
Cụ thể, tại Bình Phước, giá cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức từ 330-340 đồng/độ mủ, ổn định so với cuối tháng 1/2022.
Tại Bình Dương, giá cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 348-350 đồng/độ mủ.
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2021, Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, xuất khẩu cao su sang thị trường này tăng so với năm 2020.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,39 triệu tấn cao su, trị giá 2,28 tỷ USD, tăng 2,6% về lượng và tăng 25% về trị giá so với năm 2020; giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.636 USD/tấn, tăng 21,8% so với năm 2020.
Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc, chiếm 87,2% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2021, với 1,21 triệu tấn, trị giá 2,02 tỷ USD, tăng 7,3% về lượng và tăng 30,4% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân đạt 1.665 USD/tấn, tăng 21,5% so với năm 2020.
Do nhu cầu vẫn lớn từ các thị trường nhập khẩu như Trung Quốc, Ấn Độ,... giá cao su từ đầu tháng 02/2022 đến nay vẫn ổn định so với cuối tháng 1/2022. Trong ảnh: Công nhân Công ty Dầu Tiếng (Bình Dương) thu gom mủ cao su. Ảnh: CS Dầu Tiếng.
Trung Quốc chi tới 12,56 tỷ USD mua cao su
Hiện, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất nhì thế giới. Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, năm 2021, kim ngạch nhập khẩu cao su của Trung Quốc đạt 12,56 tỷ USD, tăng 14,8% so với năm 2020.
Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản là 5 thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Trung Quốc.
Trong năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc, thị phần cao su Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2021 chiếm 18,2%, tăng so với mức 16,3% của năm 2020.
Hiện, cao su Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của Thái Lan tại thị trường Trung Quốc.
Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 51,3% tổng lượng cao su xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2021 với 2,55 triệu tấn, trị giá 127,06 tỷ Baht (tương đương với 3,86 tỷ USD), giảm 5% về lượng, nhưng tăng 16% về trị giá so với năm 2020.
Đà tăng giá cao su thế giới chậm lại do doanh số bán ô tô chậm
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), từ đầu tháng 2/2022 đến nay, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt châu Á tăng trở lại.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), giá cao su tăng do tâm lý lạc quan, tuy nhiên đà tăng vẫn bị hạn chế bởi lo ngại về doanh số bán ô tô của Nhật Bản tháng 1/2022 giảm.
Doanh số bán ô tô mới giảm làm tăng thêm các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Nhật Bản có thể bị thu hẹp trong quý I/2022 do sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên tục và sự gia tăng các trường hợp nhiễm biến thể Omicron.
Tại Thái Lan, giá cao su có xu hướng tăng mạnh để từ đầu tháng đến nay.
Theo Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19 như mở lại biên giới của một số quốc gia và nối lại các hoạt động kinh tế sẽ góp phần đáng kể vào sự phục hồi nhu cầu cao su trong năm 2022.
Vì vậy, triển vọng ngành cao su năm 2022 sẽ rất sáng, giá bán sẽ tiếp tục giữ ở mức cao. ANRPC dự báo sản lượng cao su toàn cầu năm 2022 sẽ tăng 5,6% so với năm 2021.
Năm 2023, dự kiến nguồn cung cao su toàn cầu thiếu hụt, sẽ gia tăng thiếu hụt trong những năm tiếp theo cho đến năm 2028 và có thể kéo dài đến năm 2031 do khoảng cách cung và cầu ngày càng lớn.
Dự báo này đã được thực hiện trên cơ sở đánh giá xu hướng trồng và khả năng mở rộng diện tích cây cao su trưởng thành ở các quốc gia sản xuất cao su.
Doanh nghiệp nợ lương, bảo hiểm xã hội của lao động lên tới gần 130 tỉ đồng Tính đến tháng 2, số tiền doanh nghiệp nợ lương, bảo hiểm xã hội của người lao động lên tới gần 130 tỉ đồng. Đáng chú ý, mức nợ lương bình quân là 22,3 triệu đồng/người, cao hơn so với năm 2021. Ngày 19.2, Tổng liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam cho biết, tổng hợp từ các địa phương tính đến đầu...