Vụ chở 41 thi thể mắc COVID-19 từ TP.HCM: Ban đầu xác định thi thể lấy từ các nhà đòn
Sáng 17-8, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết thông tin điều tra ban đầu xác định tài xế xe tải chở 41 thi thể mắc COVID-19 từ TP.HCM về Bến Tre hỏa táng lấy thi thể từ các nhà đòn ( dịch vụ mai táng).
Các nhà đòn này được các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM thuê để lo mai táng cho bệnh nhân tử vong do COVID-19. Tuy nhiên do không xử lý kịp nên các nhà đòn chuyển tài xế chở thi thể người bệnh về Bến Tre để hỏa táng.
Nguồn tin này cũng cho biết từ ngày 10-8, Bộ Tư lệnh TP.HCM được lãnh đạo TP.HCM giao nhiệm vụ tổ chức lực lượng phối hợp xử lý thi thể và tro cốt bệnh nhân tử vong do nhiễm COVID-19.
Bộ Tư lệnh sẽ căn cứ vào số lượng bệnh nhân tử vong hằng ngày để phân luồng về các cơ sở hỏa thiêu để lo mai táng cho bệnh nhân xấu số.
Trường hợp các cơ sở hỏa táng quá tải, Bộ Tư lệnh sẽ đưa vào một khu vực bảo quản chu đáo, lo hương khói cho đến khi hỏa táng được người qua đời do COVID-19. Đồng thời, cũng có thư gửi về gia đình để gia đình yên tâm.
Video đang HOT
Do vậy, nguồn tin cho hay số thi thể này có thể được các nhà đòn đưa về từ trước ngày 10-8. Bộ Tư lệnh và Công an TP.HCM đang tiếp tục điều tra vụ việc và xác định cụ thể các nhà đòn liên quan.
Hôm 16-8, ông Ngô Văn Tán, giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre, cho biết ngành y tế tỉnh vừa tiếp nhận thông tin liên quan chiếc xe tải chở 46 thi thể từ TP.HCM về hỏa táng, trong đó có 41 người mắc COVID-19.
Theo thông tin ban đầu, từ ngày 15-8 đến ngày 16-8, Lê Phúc Hậu (28 tuổi, ngụ tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) đã dùng xe tải vận chuyển 46 thi thể, trong đó có 41 người chết do mắc COVID-19, từ TP.HCM về Bến Tre để hỏa táng tại cơ sở hỏa táng Phúc Lạc Viên, ở xã Phú Hưng, TP Bến Tre.
Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ Online , đại diện Bộ Tư lệnh TP.HCM cho biết, đơn vị đã lập 7 đội cấp thành phố và chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự TP Thủ Đức, các quận, huyện với quân số 140 người để tiếp nhận và xử lý thi hài bệnh nhân tử vong do COVID-19.
Đồng thời, tổ chức lực lượng bảo đảm an ninh trật tự và điều phối hoạt động tại trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa được trật tự, ổn định. Tổ chức tiếp nhận, vận chuyển và bàn giao tro cốt bệnh nhân tử vong do nhiễm COVID-19 đến từng gia đình người dân bảo đảm trang trọng, đúng phong tục tập quán của địa phương.
Xử lý thế nào nếu quảng cáo thuốc không đúng sự thật?
Việc quảng cáo những sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh theo phương thuốc gia truyền sai sự thật sẽ bị phạt nặng.
Gần đây trên mạng xã hội đoạn video trên youtube dài khoảng 3-5 phút quảng cáo với nội dung lặp đi lặp lại: "nhà tôi ba đời gia truyền chữa xương khớp", "nhà tôi gia truyền chữa mọc tóc", "nhà tôi 3 đời chữa sỏi thận, ai bị sỏi thận mau liên hệ với tôi",...
Điều đáng nói là những người quảng cáo này cam kết chữa khỏi bệnh 100%. Tuy nhiên, những loại quảng cáo này hoàn toàn không đúng sự thật, nói quá về tác dụng của sản phẩm.
Quảng cáo được xuất hiện nhiều trên mạng xã hội
Quảng cáo không đúng sự thật
Không ít trường hợp người dùng tin theo lời quảng cáo mà mua thuốc về sử dụng, nhiều trường hợp sử dụng ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều trường hợp sau khi sử dụng những sản phẩm được quảng cáo đã phải nhập viện điều trị do men gan tăng, vàng da,...
Theo BS Phan Thanh Hải, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM, có những clip quảng cáo thuốc sử dụng những nhân vật không đúng, nhiều người dàn dựng, dùng hình ảnh của một số bác sĩ để quảng cáo. Có nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, nếu sử dụng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.
"Những sản phẩm thuốc nam, thuốc gia truyền được quảng cáo trên các trang mạng xã hội được cam kết là chữa khỏi 100% nhiều bệnh mãn tính là rất vô lý. Về mặt y học, những cam kết chữa khỏi bệnh này là không có cơ sở", bác sĩ Hải nói.
Bác sĩ Hải khuyến cáo đối với những người có bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám và chữa bệnh. Không nên sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc để sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Quảng cáo thuốc không đúng sự thật sẽ bị phạt nặng
Việc quảng cáo thực phẩm chức năng, bán thuốc với cam kết là chữa khỏi hoàn toàn, điều trị tận gốc bệnh,... mà chưa được kiểm chứng về chất lượng, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép quảng cáo là vi phạm pháp luật.
Theo luật sư Lê Văn Hoan, đoàn luật sư TP.HCM, tại khoản 5 Điều 51, Nghị định 158/2013 quy định, nếu quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu,... hoặc quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo thì người vi phạm bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng.
Ngoài ra, hiện nay còn xuất hiện nhiều trường hợp tự ý sử dụng hình ảnh của bác sĩ, những người nổi tiếng để quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng. Hành vi này, cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
"Đối với hành vi quảng cáo thực phẩm, thuốc dưới hình thức bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng", luật sư Lê Văn Hoan cho biết.
75 xe máy bị cháy tại Công an TP Thủ Đức do chập điện 75 xe máy đã bị thiêu rụi trong vụ việc cháy bãi giữ xe vi phạm của Đội CSGT Công an TP Thủ Đức. Đến ngày 9-4, Công an TP Thủ Đức, TP.HCM vẫn đang tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật vụ việc cháy bãi giữ xe vi phạm của Đội CSGT khiến 75 xe máy bị thiêu rụi....