Vụ chìm tàu tại lễ hội Nghinh Ông: Nhiều người không biết con mình gặp nạn
Liên quan đến vụ chìm tàu tại Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) khiến 2 người chết, hơn 10 người bị thương, nhiều gia đình không hay biết con mình đã có mặt trên tàu bị chìm.
Trong chiều ngày 6/4, sau khi xảy ra vụ chìm tàu nghiêm trọng tại Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải, ghi nhận của PV Dân trí, nhiều gia đình không hay biết con mình có mặt trên con tàu bị chìm.
Nạn nhân Huỳnh Cao Sang đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Hải.
Ông Huỳnh Văn Hiền (ngụ xã Long Điền Đông A, huyện Đông Hải) cho hay, khoảng hơn 10h sáng nay (6/4), ông có biết về vụ chìm tàu trong Lễ hội Nghinh Ông; tuy nhiên ông không biết là trên con tàu đó có con gái của ông.
“Thời điểm trên tôi đang đi làm. Sau đó, tôi nhận được điện thoại của giáo viên chủ nhiệm của con gái báo tin là con tôi đang ở bệnh viện vì bị thương trong vụ chìm tàu nên tôi mới biết”, ông Hiền vẫn chưa hết bàng hoàng nói.
Theo ông Hiền, khi ông đến bệnh viện thì con gái ông là em Huỳnh Cao Sang (19 tuổi) đã tỉnh, chỉ bị thương nhẹ, có thể tiếp xúc bình thường. “May lắm, con gái tôi không bị nặng. Tôi xin cám ơn các cơ quan chức năng đã kịp thời cứu giúp”, ông Hiền bày tỏ.
Bà Âu Ngọc Diễm (ngụ thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải) cũng cho biết, bà không hay biết là con mình có mặt trên con tàu bị chìm.
Bà Diễm cho hay, ngay khi biết vụ chìm tàu ở lễ hội, bà điện thoại cho con gái nhưng không liên lạc được. Sau đó, bà Diễm nhận được điện thoại của người quen báo tin con đang nằm ở bệnh viện. Lúc này bà mới biết con mình cũng là nạn nhân trên con tàu chìm này.
Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Hải, nơi một số nạn nhân trong vụ chìm tàu vẫn đang nằm điều trị.
Chiều tối ngày 6/4, tin từ Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Hải cho hay, mặc dù ngày nghỉ lễ Giổ Tổ Hùng Vương, nhưng khi vụ tai nạn xảy ra, bệnh viện đã huy động toàn bộ các y, bác sĩ của bệnh viện để ứng cứu các nạn nhân. Ngoài ra, bệnh viện cũng nhờ đến Bệnh viện Đa khoa thị xã Giá Rai và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu xuống hỗ trợ.
Qua cấp cứu ban đầu có 3 ca bị nặng nhất là ói ra bọt phải chuyển viện. Trong đó, nạn nhân Lê Thị Như Huỳnh (19 tuổi, ngụ thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải) được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu điều trị; còn 2 nạn nhân là: Trần Thị Tú Như (24 tuổi, ngụ xã Long Điền, huyện Đông Hải) và Trương Ngọc Nhi (22 tuổi, ngụ phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai) được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa thị xã Giá Rai cấp cứu.
Cho đến thời điểm gần 21h 6/4, vẫn còn 17 người đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Hải. Những nạn nhân này hầu hết đã qua cơn nguy kịch.
Một thông tin từ Hội Chữ Thập đỏ thị trấn Gành Hào cho hay, có một nữ nạn nhân tên L.T.M.D. (19 tuổi, ngụ thị trấn Gành Hào) đến nay vẫn chưa biết tung tích, không biết có phải gặp nạn trong vụ chìm tàu này hay không. Chính quyền địa phương đang xác minh.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Video đang HOT
Bộ đội trắng đêm cứu người, tất tả giúp dân trong lũ
Trong đêm tối, nước lũ lên nhanh khiến hàng ngàn hộ dân ở Quảng Bình chìm trong biển nước. Trước tình hình trên, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh này đã huy động lực lượng cùng các phương tiện cứu được 7 gia đình với 14 người mắc kẹt vì lũ vào nơi trú ẩn an toàn.
Từ ngày 29/10 đến ngày 2/11, nhiều nơi ở Quảng Bình đã có mưa to đến rất to khiến nhiều làng mạc ở tỉnh này bị nước lũ nhấn chìm, đặc biệt là các xã nằm ven sông Gianh thuộc địa phận các huyện Tuyên Hoá, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn.
Hình ảnh lũ nhấn chìm nhiều làng mạc tại Quảng Bình trong những ngày qua (Ảnh: Đặng Tài)
Trước tình hình trên, tối 1/11 đến rạng sáng 2/11, đoàn công tác gồm 10 cán bộ chiến sĩ do Trung tá Hồ Thanh Sơn, Phó tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng Quảng Bình làm trưởng đoàn, đã triển khai nhiều hoạt động giúp đỡ người dân vùng bị cô lập ở huyện Quảng Trạch và các xã nằm ven sông Gianh bị ngập lũ nặng.
Trong đêm tối 1/11 đến rạng sáng 2/11, lực lượng BĐBP Quảng Bình đã sử dụng cano cứu được 7 gia đình với 14 người mắc kẹt vì lũ (Ảnh: Đức Trí)
Và ngay trong đêm 1/11, đoàn đã sử dụng cano cứu được 7 gia đình với 14 người (8 người già, 6 trẻ em) tại 2 xã bị ngập nặng là Phù Hóa và Cảnh Hóa, đưa vào nơi trú ẩn an toàn.
Người dân vùng lũ rất biết ơn sự ứng cứu và giúp đỡ của lực lượng BĐBP Quảng Bình (Ảnh: Đức Trí)
Tiếp đó, lực lượng BĐBP Quảng Bình cũng đã tiến hành hành kiểm tra các tàu thuyền đang neo đậu tại khu vực xã Phù Hóa và một số xã lân cận để nhắc nhở người dân, đề phòng nước lũ dâng cao, chủ động di dời đến chỗ an toàn khi có lũ để tránh tổn thất về người và tài sản.
... và nhắc nhở người dân, đề phòng nước lũ dâng cao, chủ động di dời đến chỗ an toàn khi có lũ để tránh tổn thất về người và tài sản (Ảnh: Đức Trí)
Lũ về nhanh trong đêm khiến nhiều tài sản của bà con cũng như gia súc, gia cầm đứng trước nguy cơ trôi theo lũ. Bởi vậy gia cố chuồng trại, đưa tài sản và vật nuôi lên các vị trí cao là việc được cán bộ, chiến sĩ BĐBP Quảng Bình cùng người dân địa phương triển khai một cách rất kịp thời; hạn chế được mức thiệt hại thấp nhất cho bà con.
Bên cạnh đó, lực lượng BĐBP Quảng Bình cũng đã ứng cứu nhiều tàu cá bị sóng biển đánh chìm, và một số tàu thuyền công suất lớn, trong lúc neo đậu, đã bị đứt neo trôi ra biển, rất may đã được lực lượng BĐBP neo dắt kịp thời.
Trong hai trận lũ vừa qua, lực lượng BĐBP Quảng Bình đã cứu nhiều tàu cá và đưa nhiều ngư dân gặp nạn trên biển vào bờ an toàn (Ảnh: Đức Trí)
Ông Phạm Quang Long, Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình cho biết: "Trong lúc bà còn bị cô lập bởi nước lũ, ngư dân gặp nạn trên biển rất may là lực lượng BĐBP tỉnh đã huy đông phương tiện và người kịp thời, bất chấp mưa lũ, sóng to gió lớn để cứu người dân thoát khỏi cơn nguy kịch".
Trao đổi với PV Dân trí, Thượng tá Phạm Xuân Diệu, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Quảng Bình cho biết: "Diễn biến mưa lũ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình rất phức tạp, người dân hiện tại đang gặp rất nhiều khó khăn, với trách nhiệm người lính, chúng tôi sẽ huy động tối đa người và phương tiện, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ cùng với nhân dân gồng mình chống lũ".
Thượng tá Diệu cũng cho biết thêm, đến thời điểm này, (2/11), Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình đã hỗ trợ số tiền hơn 200 triệu đồng cho các địa phượng bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ, đồng thời kêu gọi các nhà từ thiện hỗ trợ trên 10 tỷ đồng gồm tiền mặt, gạo, mì tôm, nước uống và một số vật dụng cần thiết cho nhân dân các vùng bị ngập lụt.
Quảng Trị: Những hoạt động ấm tình quân dân
Cơn lũ ập đến vào sáng 1/11 đã khiến hơn 2.035 hộ dân tại 5 địa phương thuộc huyện Cam Lộ và TP Đông Hà (Quảng Trị) bị ngập nặng. Rất nhiều tài sản, hoa màu, gia súc, gia cầm lẫn lương thực của người dân đều bị hư hại và cuốn trôi theo nước. Chính quyền huyện Cam Lộ, các lực lượng quân sự, công an đã khẩn trương triển khai các phương án giúp dân sơ tán ra khỏi vùng bị ngập, vận chuyển đồ đạc để tránh thiệt hại cho bà con.
Bộ đội đến từng nhà giúp dân dọn nhà cửa
Ngày 2/11, ghi nhận của PV Dân trí tại huyện Cam Lộ, địa phương bị thiệt hại nặng do lũ, hiện nước lũ đã rút dần, không còn địa phương nào bị cô lập do lũ. Ông Ngô Quang Chiến, Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ cho biết, lũ dâng bất ngờ đã gây thiệt hại nặng cho nhân dân 5 xã và thị trấn của huyện này. Hiện chưa có con số thống kê cụ thể, song mức thiệt hại do mưa lũ rất lớn. Trong ngày hôm qua đến nay, huyện đã chỉ đạo các lực lượng dân quân, đoàn viên thanh niên, công an tại các địa phương phối hợp với lực lượng quân sự để giúp dân khắc phục hậu quả của mưa lũ, sớm giúp bà con ổn định cuộc sống.
Trong ngày hôm nay, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ thuộc Sư đoàn 968 đã xuống từng địa phương bị ảnh hưởng bởi trận lũ vừa qua để giúp dân dọn vệ sinh môi trường, quét dọn nhà cửa, dọn rác thải... Các chiến sĩ này không quản ngại khó khăn để bám dân, cùng ăn ở, làm việc cùng nhân dân.
Các chiến sĩ tích cực dọn vệ sinh vườn tược
Chiến sĩ Lê Đức Vũ chia sẻ, đây là lần thứ 2 tham gia giúp đỡ người dân vùng bị thiên tai
Chiến sĩ Lê Đức Vũ, Sư đoàn 968 chia sẻ: "Được tham gia giúp dân khắc phục hậu quả do mưa lũ, chúng tôi cảm thấy vui và nhận thấy cần phải có trách nhiệm đối với người dân. Cơn lũ vừa rồi đã gây thiệt hại quá nặng nề cho bà con, khi đến đây nhìn mọi thứ tan hoang, anh em cũng thấy đau lòng. Các cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đều động viên nhau cố gắng giúp dân khắc phục hậu quả sớm chừng nào hay chừng ấy để bà con sớm ổn định cuộc sống.
Ghi nhận tại khu phố Đông Định, Thượng Viên, Thượng Nguyên, thị trấn Cam Lộ, hàng chục cán bộ, chiến sĩ đi đến từng nhà dân để giúp bà con dọn sạch rác thải, lau dọn nhà cửa, đường sá, khuôn viên vườn tược, khơi thông rảnh thoát nước...
Bà Lợi kể lại trận lũ vừa qua, khiến mọi thứ trở nên ngổn ngang
Bà Lê Thị Mỹ Lợi (60 tuổi), sinh sống cùng các con tại khu phố Thượng Nguyên, thị trấn Cam Lộ. Gia đình bà thuộc diện gia đình chính sách, bị thiệt hại nặng do lũ, các tài sản, vật nuôi đều bị hư hại, cuốn trôi. Bà Lợi cho hay, sáng nay các chiến sĩ bộ đội đã tập trung tại nhà để giúp bà khắc phục hậu quả, thu dọn các loại rác thải, dụng cụ bị hư hỏng. "Nhờ có các chiến sĩ giúp đỡ nên mọi thứ mới cơ bản sạch sẽ. Hôm qua, khi nước lũ rút xuống mẹ con tui trở về nhà thấy mọi thứ bị ướt mà xót xa vô cùng", bà Lợi xúc động.
Thiếu tá Nguyễn Văn Quyết, Phó tham mưu trưởng Trung đoàn 19, Sư đoàn 968 cho biết: Khi cơn lũ xảy ra, nhận được sự điều động của cấp trên, hơn 600 cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn đã về các địa phương để giúp dân khắc phục hậu quả do lũ, sơ tán người dân. Anh em luôn nêu cao tinh thần quyết tâm, cố gắng khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt, các cán bộ, chiến sĩ tập trung giúp dân dọn vệ sinh, giúp các hộ khó khăn neo đơn, gia đình chính sách, các nhà văn hóa trung tâm... để người dân sớm ổn định sinh sống.
Những suất cơm làm ấm lòng người dân vùng lũ
Nhằm kịp thời chia sẻ khó khăn với người dân các địa phương bị ảnh hưởng do lũ khi chưa khắc phục xong hậu quả để trở lại sinh hoạt bình thường, chị em phụ nữ các cấp, hội tại huyện Cam Lộ đã tổ chức nấu cơm để phát miễn phí cho người dân. Việc làm ý nghĩa này đã làm ấm lòng bà con lúc khó khăn.
Chị em phụ nữ tổ chức nấu cơm...
Tại xã Cam Thủy, rất nhiều chị em phụ nữ đã tiến hành nấu ăn để phát cho người dân và lực lượng quân đội giúp dân khắc phục hậu quả do thiên tai để lại. Ghi nhận tại thị trấn Cam Lộ, hàng chục chị em phụ nữ cũng đã chuẩn bị hàng trăm suất cơm để hỗ trợ bà con các khu vực bị thiệt hại.
.. . và chuẩn bị cơm hộp để phát cho người dân
Sau khi chuẩn bị xong các suất cơm, các chị em đã đến tận nhà người dân để phát cho bà con. Bà Trần Thị Thúy Sâm, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Cam Lộ cho biết, để giúp đỡ trước mắt cho bà con các địa phương, Hội phụ nữ huyện đã trích kinh phí để tổ chức nấu cơm phát miễn phí cho người dân bị thiệt hại nặng và chưa thể trở lại sinh hoạt bình thường. Bên cạnh đó, các cấp hội phụ nữ tại thị trấn Cam Lộ và các xã bị ảnh hưởng cũng lập điểm để nấu cơm phát cho người dân.
Về lâu dài, sau khi thống kê đầy đủ các hộ bị thiệt hại, đặc biệt là các chị em hội viên, Hội phụ nữ huyện cũng sẽ có biện pháp hỗ trợ để chị em ổn định cuộc sống.
Bà Nguyệt vui vẻ đón nhận suất cơm nghĩa tình từ chị em phụ nữ
Đón nhận suất cơm từ các thành viên Hội phụ nữ, bà Trần Thị Nguyệt, 75 tuổi, ở khu phố Thượng Viên, xúc động: "Lũ lên quá bất ngờ nên mọi thứ đều bị hư hại hết, bếp núc cũng bị ẩm ướt nên chưa nấu nướng gì được. Nghĩa cử của chị em phụ nữ huyện đã giúp những người bị thiệt hại như tui thêm ấm lòng hơn".
Những suất cơm được chuyển đến tận tay bà con vùng lũ
Không chỉ lực lượng quân sự, dân quân, các đoàn viên thị trấn Cam Lộ cũng đã phối hợp giúp bà con dọn dẹp nhà cửa sau khi nước lũ rút. Anh Thái Lai, Bí thư chi đoàn thị trấn Cam Lộ cho biết, từ hôm qua đến nay đã huy động hơn 40 đoàn viên để giúp các hộ dân bị thiệt hại.
Đặng Tài - Đức Trí - Đăng Đức
Theo Dantri
Cứu thành công 6 ngư dân bị chìm tàu trên biển Thông tin từ Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình, lực lượng Hải đội 2 thuộc đơn vị này vừa phối hợp với cảnh sát biển và ngư dân cứu thành công 6 thuyền viên trên một tàu cá bị chìm trên biển. Các ngư dân được cứu gồm Nguyễn Văn Sửu (SN 1976), Hồ Đình Hải (SN 1996), Hồ...