Vụ chìm phà Hàn Quốc: Đã tìm thấy 6 thi thể, còn 290 người mất tích
Ít nhất 6 người đã thiệt mạng và 290 người khác vẫn chưa rõ là còn sống hay đã chết sau khi một chiếc phà chở khách chìm ngoài khơi bờ biển phía nam Hàn Quốc, hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) đưa tin ngày 17.4.
Lực lượng cứu hộ Hàn Quốc tìm cách giải cứu các hành khách đang còn mắc kẹt bên trong chiếc phà bị chìm – Ảnh: Reuters
Thợ lặn hải quân và các lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thêm 2 thi thể vào hôm 16.4, sau khi thông báo đã có 4 người chết trong vụ chìm phà Sewol, nâng số người chết lên thành 6 người.
Các quan chức Hàn Quốc lo ngại số người chết sẽ còn tăng cao do nước chảy siết, tầm nhìn bị hạn chế và nhiệt độ thấp cản trở công tác tìm kiếm và cứu hộ.
Được biết, chiếc phà Sewol có tải trọng 6.825 tấn chở theo 475 hành khách đã bị lật úp và bắt đầu chìm khi đang hướng đến đảo Jeju vào hôm 16.4. Chiếc phà chìm hẳn sau 2 tiếng 20 phút, theo Yonhap.
Trong số hành khách có 375 học sinh và 14 giáo viên của Trường trung học Ansa ở ngoại ô Seoul. Đã có 179 người được cứu lên bờ.
Hiện nguyên nhân vì sao chiếc phà chìm vẫn chưa được xác định. Có nhiều bản tin cho rằng Sewol có lẽ đã đụng phải đá ngầm.
Theo TNO
Xét xử kẻ thiêu sống "người trong mộng": Kẻ thủ ác vẫn ngộ nhận về tình cảm
Trước tòa, bị cáo Nguyễn Phước Thành vẫn ngộ nhận người bị Thành thiêu sống là Phan Thị Hải Yến có tình cảm với mình nên tưới xăng đốt "dằn mặt".
Video đang HOT
Kẻ thủ ác không cần luật sư
Thành là con thứ 6 trong gia đình 7 người con, Thành làm thợ sơn, thu nhập hằng tháng bất thường nuôi cha mẹ nhưng vẫn là "khách ruột" phòng trà Dòng Thời Gian (P.Nam Dương, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) và yêu đơn phương nhân viên Phan Thị Hải Yến (23 tuổi, trú P.An Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng).
Theo cáo trạng, biết Yến đã có người yêu thì Thành vô cớ ghen tuông nên tìm cách giết Yến. Khoảng 19 giờ ngày 20.4, Thành chuẩn bị 1 lon sơn cũ rồi đi xe gắn máy BKS 43C1-148.87 đến cửa hàng xăng dầu 125 Trưng Nữ Vương, Q.Hải Châu mua 25.000 đồng xăng đựng trong lon sơn rồi tìm đến phòng trà.
Tuy nhiên, Yến tránh mặt và nhờ chị Nguyễn Thị Thủy (23 tuổi, trú thôn 3B, xã Thọ Phú, H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) ra nói với Thành rằng "Yến đã có người yêu, đừng tìm gặp Yến nữa".
Lúc này, nhạc công của quán là Trần Tuấn Huy (30 tuổi) dừng xe gắn máy 43S3-6217 trên vỉa hè rồi ngồi ăn bánh mì, thấy Thành liền hỏi thăm.
Thành liền dựng xe bên cạnh, giấu lon sơn dưới gầm rồi xin thuốc hút, đồng thời cầm luôn bật lửa trên tay.
Gia đình bị hại khóc ngất trước tòa - Ảnh: Nguyễn Tú
Đến 19 giờ 30 phút, thấy có anh Huy nên Yến đi ra nói chuyện với Thành và xảy ra tranh cãi. Thừa lúc Yến quay mặt đi nơi khác, từ khoảng cách 1 mét, Thành cúi xuống lấy lon xăng tạt toàn bộ vào người Yến.
Thành bật lửa chồm đến châm lửa rồi vứt lon xăng và cái bật lửa, chạy bộ trốn khỏi hiện trường được một đoạn, Thành quay lại nhìn thì thấy Yến bốc cháy dữ dội, xăng rơi vãi vào xe và người anh Huy nên bị cháy lan.
"Yến chạy được 1 mét thì gục xuống" - nhân chứng Nguyễn Thị Thủy, bạn cùng làm với Yến nói.
Chị Yến tử vong tại bệnh viện 1 ngày sau đó do bỏng lửa độ 3-4, diện tích 95% gây biến chứng choáng bỏng, hôn mê, suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Tại phiên xét xử, Thành không cần luật sư nhưng do khung hình phạt bị cáo có mức cao nhất là tử hình nên TAND TP.Đà Nẵng đã cử luật sư bào chữa.
Cha mẹ Yến là ông Phan Hải Sơn và bà Phạm Thị Đẹp cũng không mời luật sư, đồng thời yêu cầu bồi thường chi phí điều trị, mai táng hơn 93 triệu đồng và tổn thất tinh thần 300 triệu đồng. Gia đình Thành đã bồi thường cho gia đình nạn nhân 20 triệu đồng.
Anh Huy cũng bị bỏng 1 số vị trí trên cơ thể, chiếc xe máy cũng hư hỏng nặng nhưng anh từ chối giám định và không yêu cầu bồi thường.
Nạn nhân chê bị cáo nghèo?
Trước tòa, Thành vẫn cho rằng trong 10 tháng quen biết có đi chơi với Yến vài lần nên Thành nghĩ "cả hai có tình cảm với nhau nhưng sau đó Yến quay mặt với bị cáo" nên Thành giết Yến.
Tuy nhiên, nhân chứng Nguyễn Thị Thủy, bạn cùng làm với Yến cho rằng "khách ruột" "Nguyễn Phước Thành vào quán thì nói chuyện với chị em chúng tôi như nhau cả".
Đông đảo người dân đến theo dõi phiên tòa lưu động xét xử kẻ thủ ác
Theo chị Thủy, khoảng 2-3 tháng trước khi vụ việc xảy ra, Thành bắt đầu mang đồ ăn đến cho Yến nhưng Yến chỉ nhận 1 lần vì sợ hiểu nhầm, Yến khi mới vào quán làm cũng tâm sự với Thủy là đã có người yêu rồi.
Thành khai, trong khoảng nửa tháng trước khi xảy ra sự việc, Yến đã chấm dứt quan hệ đồng thời còn xúc phạm Thành bằng việc chê Thành nghèo.
Thành phủ nhận việc nhắn tin xúc phạm Yến với chồng sắp cưới của Yến, nhiều lần Thành đến tìm thì Yến tránh mặt với lý do bận làm nên Thành định đốt Yến để "dằn mặt".
"Tôi không ngờ sự việc lại nghiêm trọng như vậy, đó là phút nông nổi nhất thời, không chín chắn của bị cáo nên dẫn đến hành vi nông nổi" - Thành tự bào chữa.
Nguyễn Phước Thành già rất nhanh trong chưa đầy 2 tháng tạm giam, sau lưng Thành là di ảnh Yến và gia đình bị hại
Tuy nhiên, Hội đồng xét xử đã chứng minh không phải tiện đường Thành đi về mua xăng để ngày mai pha sơn đi làm như lời khai mà với mục đích đốt Yến do nhà bị cáo với phòng trà nằm trái đường, và ngoài xăng đựng trong lon, Thành còn đựng xăng trong 1 bao ni lông màu vàng.
"Tôi thấy việc làm của tôi trái đạo lý, trái pháp luật nên quay về đầu thú, lúc đó tinh thần tôi không được ổn định, đầu óc của tôi không được minh mẫn nên có suy nghĩ dốt nát như vậy" - Thành nói trước tòa.
Thành tỏ ra hối hận, ăn năn hối lỗi trước Hội đồng xét xử, cho rằng hành vi của mình hoàn toàn vô đạo đức và trái với pháp luật, có lỗi với gia đình tôi và gia đình nạn nhân.
Lúc 9 giờ 30 phút, kết thúc phần xét hỏi, chuyển qua phần tranh luận, Viện KSND đề nghị mức án tù chung thân với bị cáo Nguyễn Phước Thành.
Theo vietbao
Vì sao Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long bị bắt ? Việc Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai, từng là một "điển hình thành đạt", bị bắt tạm giam đang gây rất nhiều sự chú ý trong dư luận. Ông Khai được di lý về tới sân bay quốc tế Nội Bài - Ảnh: Nam Anh Ông Khai bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.Hà Nội thực hiện...