Vụ chìm ca nô ở Cần Giờ: “Quên” vật chứng vụ án, sẽ có oan sai
“Một áo phao cứu sinh đã qua sử dụng” là vật chứng quan trọng để cơ quan tố tụng truy tố bị can tội sử dụng phương tiện không đảm bảo an toàn.
Tiếp loạt bài viết về vụ án chìm ca nô ở huyện Cần Giờ, TP HCM vào ngày 2/8/2013, khiến 9 người tử nạn, trong cáo trạng số 474/CT-VKS-P1A, cơ quan tố tụng của TP HCM xác định: Đối với ông Đinh Văn Phúc – người trực tiếp điều khiển tàu BP 12-04-02 gây tai nạn – hành vi của ông này đã cấu thành tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy” quy định tại điều 212, Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, sau tai nạn Phúc đã tử nạn, nên cơ quan cảnh sát điều tra không khởi tố, điều tra về hành vi này.
Đối với hai ông Vũ Văn Đảo – Giám đốc Công ty Việt Séc, đơn vị sản xuất ca nô BP 12-04-02 và ông Đinh Văn Quyết – Giám đốc Công ty Cổ phần Vũng Tàu Marina, Viện kiểm sát Nhân dân TP HCM đã truy tố về tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn” theo điều 214, Bộ luật hình sự.
Chiếc ca nô BP12-04-02 được trục vớt lên sau vụ tai nạn
Theo nội dung của vụ án, phương tiện bị nạn dẫn đến 9 người tử nạn ở khu vực biển thuộc địa phận xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TP HCM được xác định là ca nô BP12-04-02.
Video đang HOT
Như vậy, chiếc ca nô này là chứng cứ quan trọng để chứng minh hành vi phạm tội của các bị can theo điều 214, Bộ luật Hình sự.
Điều 64, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, chứng cứ được xác định bằng: Vật chứng; lời khai của người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; kết luận giám định; Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật liên quan.
Chứng cứ cũng được Bộ luật Tố tụng hình sự xác định rõ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không hành vi phạm tội. Người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
Trong bản cáo trạng truy tố, vật chứng của vụ án chỉ được cơ quan tố tụng ghi một dòng ngắn gọn: “Một áo phao cứu sinh đã qua sử dụng”.
Vấn đề này, Thạc sĩ Mai Thanh Hiếu – Phó trưởng Khoa luật Hình sự – Đại học Luật Hà Nội phân tích: Dấu hiệu bắt buộc quy định tại điều 214 Bộ luật hình sự là “phương tiện không đảm bảo an toàn”, do vậy, chiếc ca nô BP12-04-02 là vật chứng vô cùng quan trọng có giá trị buộc tội.
Vật chứng của vụ án chỉ đưa ra được chiếc áo phao, không liên quan đến hành vi bị truy tố của hai bị can về tội sử dụng phương tiện không đảm bảo
Tuy nhiên với “Một áo phao cứu sinh đã qua sử dụng” mà cơ quan tố tụng còn “quên” ghi rõ được thu thập ở đâu, thời điểm nào trong vụ án rõ ràng thiếu cơ sở để chứng minh hành vi phạm tội đối với bị can.
Ngoài ra, để khẳng định việc hai ông Đảo và Quyết đưa vào sử dụng phương tiện không đảm bảo an toàn thì cần phải có kết luận giám định đối với phương tiện đó, mà cụ thể ở đây là chiếc ca nô BP12-04-02.
Trong bản cáo trạng số 474/CT-VKS-P1A không có vật chứng là ca nô BP12-04-02 bị nạn; không có kết luận giám định để khẳng định phương tiện bị lỗi kỹ thuật hay không đảm bảo chất lượng.
Và với đồ vật liên quan đến vụ án là “Một áo phao cứu sinh đã qua sử dụng” được dùng làm vật chứng, TP HCM sẽ có một bản án oan sai./.
Theo_VOV
Truy tố nguyên Tổng Giám đốc Intimex gây thiệt hại hơn 20 tỷ đồng
Những hành vi vi phạm pháp luật của bị can Nguyễn Thăng Long, 54 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP và sản xuất thương mại Intimex Hà Nội (Công ty Intimex), đã được Viện KSND Tối cao xác định trong cáo trạng truy tố được tống đạt ngày 1-12, về 2 tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, và lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
ảnh minh họa
Một bị can khác bị truy tố về tội danh là cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là Nguyễn Trọng Hải, 50 tuổi, nguyên phó Giám đốc Công ty Intimex.
Theo cơ quan tố tụng, từ tháng 12-2007 đến tháng 5-2008, Nguyễn Thăng Long đã chỉ đạo Nguyễn Trọng Hải lập khống hồ sơ, chứng từ để hợp thức hóa việc chuyển hơn 10 tỷ đồng cho 2 doanh nghiệp ở tỉnh Phú Thọ và Hòa Bình, với danh nghĩa góp vốn sản xuất kinh doanh tinh bột sắn. Hành vi của các cá nhân trên đã gây thiệt hại cho Công ty Intimex, tính đến khi vụ án bị khởi tố, là hơn 13 tỷ đồng, gồm cả gốc và lãi vay ngân hàng.
Ngoài ra, tháng 1-2008, Nguyễn Thăng Long với danh nghĩa TGĐ Công ty Intimex, đã góp vốn kinh doanh bất động sản với một số đối tác nhưng chỉ đạo nhân viên làm giả nhiều hợp đồng mua bán cà phê, qua đó vay ngân hàng hàng tỷ đồng dưới hình thức tín chấp. Quá trình "đầu tư" bất động sản, do bị thua lỗ nên không thu hồi được vốn, khiến Công ty Intimex nợ ngân hàng hơn 8 tỷ đồng.
Theo_An ninh thủ đô
Hà Nội: Kiểm sát viên nhận 150 triệu đồng chạy án Ngày 30/11, cơ quan tố tụng đã bắt khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối với ông Trần Tiến Hưng, để điều tra về hành vi nhận tiền "chạy án". Ông Trần Tiến Hưng, 54 tuổi, là Kiểm sát viên công tác tại Viện KSND TP Hà Nội. Trước đó, tại một quán cà phê ở phố Giang Văn Minh, quận Ba...