Vụ cha định đặt thi thể con vào thùng xốp: Bệnh viện ở Cà Mau báo cáo gì?
Theo báo cáo của Bệnh viên Sản Nhi Cà Mau, tất cả nhân viên khoa Sơ sinh không tư vấn chuyển viện, đồng thời không liên hệ hay cho số điện thoại của xe cấp cứu từ bên ngoài.
Theo báo cáo Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau gửi Sở Y tế Cà Mau ngày 15/8, về vụ việc cha định đặt thi thể con vào thùng xốp và bắt xe khách về quê, vào khoảng 7h30 ngày 4/8, cơ sở này tiếp nhận bệnh nhi con anh T.M.G (ngụ TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau).
Thời điểm nhập viện, bé tím tái, thở co lõm ngực nặng, được đặt thở máy. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị suy hô hấp nặng, bệnh màng trong, cực non tháng. Phía bệnh viện giải thích tình trạng bệnh nặng với anh T.M.G do tuổi thai 23 tuần khó cứu sống và tiên lượng tử vong.
Các bác sĩ cho bé thở máy, bơm Surfactant, kháng sinh, điều trị triệu chứng. Sau hồi sức bé hồng, thở rên rỉ, co lõm được chuyển về khoa Sơ sinh tiếp tục hồi sức.
Bệnh viện Sản nhi Cà Mau. Ảnh: CTV
“Trong thời gian điều trị từ 7h30 ngày 4/8 đến 7h ngày 5/8, bé diễn biến nặng dần, bác sĩ trực có giải thích tình trạng bệnh rất nặng và tiên lượng tử vong. Gia đình đồng ý ký tên vào biên bản và không có ý kiến hay yêu cầu giải thích gì thêm”, báo cáo nêu.
Cũng theo báo cáo này, đến 9h ngày 5/8, anh T.M.G đặt vấn đề xin chuyển viện lên Bệnh viện Nhi Đồng 1 ( TP.HCM) theo yêu cầu. Nhưng xét thấy tình trạng bệnh của bé quá nặng, chuyển viện sẽ không an toàn vì khả năng bé tử vong trên đường chuyển viện là rất cao, bác sĩ trực giải thích với gia đình nhưng gia đình vẫn cương quyết chuyển bé lên tuyến trên bằng phương tiện tự túc, chỉ xin giấy chuyển viện theo yêu cầu.
Ca trực đã hoàn thành thủ tục chuyển viện theo yêu cầu gia đình. Đến 15h ngày 5/8, bé được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 theo yêu cầu của gia đình.
Bệnh viện khẳng định không gọi xe chuyển cấp cứu bên ngoài
Trước thông tin báo chí phản ánh: “Ngày 5/8, người đàn ông được một bác sĩ thông bảo tình trạng xấu của con trai, khuyên gia đình nên đưa bé lên TP.HCM cấp cứu, điều trị mới có cơ hội sống. Nghe anh G. nói không biết thuê xe cấp cứu thế nào, bác sĩ trên cho anh số điện thoại của một phụ nữ tên H. để trao đổi việc hợp đồng xe”, qua xác minh, Bệnh viên Sản nhi Cà Mau khẳng định tất cả nhân viên khoa Sơ sinh không tư vấn chuyển viện đồng thời không liên hệ hay cho số điện thoại của xe cấp cứu chuyển viện từ bên ngoài.
Báo cáo nêu gia đình có đặt vấn đề chuyển viện nhưng kíp trực không đồng ý và có giải thích với người nhà về tình trạng của bé.
Sau đó, bác sĩ trực có nhận được điện thoại từ một bác sĩ hiện không phải là nhân viên của bệnh viện nói đây là người nhà và đã tự liên hệ được với bác sĩ Phạm Thị Thanh Tâm, Trưởng khoa Hồi sức Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, đồng ý nhận điều trị cho bé. Bác sĩ này hướng dẫn gia đình người bệnh tự liên hệ dịch vụ xe chuyển viện 115 để chuyển bé lên Bệnh viện Nhi đồng 1.
Hợp đồng thỏa thuận vận chuyển cấp cứu 16 triệu đồng từ Cà Mau đi TP.HCM. Ảnh: BVCC
Qua sự việc trên, lãnh đạo Bệnh viện Sản nhi Cà Mau đã yêu cầu khoa Sơ sinh, các cá nhân liên quan làm tường trình vụ việc.
Đồng thời, đề nghị rút kinh nghiệm tại khoa Sơ sinh và cho toàn bộ nhân viên y tế tại bệnh viện, khi có yêu cầu chuyển viện từ người nhà bệnh nhân, ca trực phải giải thích cho người nhà bệnh nhân đầy đủ, cặn kẽ, rõ ràng về tình trạng bệnh, các quy định của bệnh viện, chế độ theo quy định chuyển tuyến.
Bệnh viện cũng đã có quy định nghiêm cấm việc nhân viên liên hệ với dịch vụ xe cấp cứu từ bên ngoài để vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, nếu phát hiện nhân viên vi phạm sẽ có hình thức kỷ luật theo quy định.
Công ty vận chuyển nói 16 triệu đồng là hợp lý
Trước đó, vợ của anh T.M.G (36 tuổi) sinh con khi thai mới 23 tuần tuổi tại một bệnh viện ở Cà Mau. Bé rất yếu vì sinh non. Anh G. muốn đưa bé lên TP.HCM để có cơ hội điều trị tốt hơn. Bác sĩ đã cho anh số điện thoại liên hệ xe cấp cứu.
Một người phụ nữ nhận điện thoại và báo giá 16 triệu đồng. Anh G. chuyển khoản trước 50%, khi xe đến bệnh viện, anh đưa thêm 50% còn lại.
Gia đình khó khăn, anh phải vay mượn thêm họ hàng để đủ tiền thuê xe đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM vào ngày 5/8. Do tình trạng nặng, bé qua đời ngày 8/8.
Anh G. ôm thi thể con xuống nhà đại thể làm thủ tục, không còn tiền mua quan tài. Người ở nhà đại thể khi biết hoàn cảnh của người đàn ông này đã liên hệ Phòng công tác xã hội. Sau đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã hỗ trợ quan tài cho bé và chuyến xe miễn phí đưa 2 cha con về quê nhà Cà Mau.
Đại diện Công ty TNHH vận chuyển 115 xuyên Việt, đơn vị vận chuyển cấp cứu cho con anh G, cho hay 16 triệu đồng là chi phí hợp lý. Người này khẳng định người nhà bệnh nhân không nói gia đình khó khăn nên công ty không biết để hỗ trợ miễn, giảm tiền vận chuyển. Ngoài ra, chuyến xe đầy đủ trang thiết bị, điều dưỡng, bác sĩ để đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM an toàn.
Một người chết, hai người nguy kịch sau khi uống rượu dùng để làm giấm
Ba người đàn ông nhậu tại nhà bằng rượu dùng để làm giấm. Một người đã tử vong, hai người đang nguy kịch sau khi uống rượu .
Bệnh nhân đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau - Ảnh: THANH HUYỀN
Chiều 10-6, UBND xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đã báo cáo về việc xảy ra một trường hợp tử vong nghi do ngộ độc rượu tại địa phương.
Theo thông tin từ gia đình, chiều tối 6-6, ông T.Đ. (69 tuổi) cùng với ông K.V.T. (53 tuổi) đến nhậu tại nhà ông K.X.N. (50 tuổi). Cả ba người nhậu khoảng một lít rượu do người nhà mua cách đó khoảng hai tháng để làm giấm ăn.
Một người chết, hai người nguy kịch nghi do ngộ độc rượu ở Cà Mau
Sau khi nhậu, đến ngày 9-6 ông Đ. có biểu hiện mệt, ngủ li bì nên người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Cái Nước để cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ cho biết ông Đ. đã tử vong.
Ông N. và ông T. cũng có biểu hiện mệt sau cuộc nhậu, nên người nhà đã đưa hai ông này đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau để cấp cứu.
Đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau cho biết đã tiếp nhận và đang điều trị cho hai trường hợp ngộ độc rượu liên quan đến cồn công nghiệp vào hôm qua. Hiện các bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, được điều trị tại khoa hồi sức tích cực và chống độc.
"Bệnh nhân N. bị tổn thương thận cấp, đang lọc máu tích cực. Ông T. cũng đang được lọc máu và điều trị", bác sĩ Mã Nhơn Khiêm, trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, thông tin.
Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau đã tiếp nhận hơn 10 ca ngộ độc rượu mức độ nặng và đã có nhiều người tử vong.
"Nếu sau khi nhậu xuất hiện các biểu hiện như mờ mắt, lơ mơ hoặc một trong những người nhậu chung xác định có ngộ độc rượu thì người nhà phải đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế để thăm khám, chữa trị", vị bác sĩ này khuyến cáo.
Cà Mau: Nghi ngộ độc rượu ở đám tang, 1 người tử vong, 5 người nhập viện Sau khi cùng uống rượu ở 1 đám tang, có 6 người ở Cà Mau nghi bị ngộ độc rượu phải đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó 1 người đã tử vong. Ngày 27/4, theo thông tin từ UBND huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau), trên địa bàn vừa xảy ra vụ nghi bị ngộ độc rượu, khiến 1 người...