Vụ cảnh sát Mỹ đầu tiên bị xử tử: Kỳ 1 – Con đường trở thành cảnh sát bẩn
Cho tới khi bị bắt, Charles Becker đã làm việc trong Sở Cảnh sát New York gần 20 năm.
Charles Becker
Trong quãng thời gian làm cảnh sát “nhiều sóng gió” đó, hắn đã làm quá nhiều chuyện mà một cảnh sát không được phép làm.
Thế giới ngầm New York đầu thế kỷ 20
Cho tới năm 1912, khi Charles Becker bị bắt và xử tử vì tội “Giết người”, thì đó là án tử hình đầu tiên dành cho một viên cảnh sát. Đó là một trong những vụ án lớn và chấn động cả “thành phố không ngủ” này và vụ án vẫn còn được nhắc tới trên trang nhất các báo cho tới tận 3 năm sau.
Vào những năm đầu thế kỷ 20, một làn sóng di cư ồ ạt vào nước Mỹ đã khiến cả xã hội Mỹ thay đổi và từ đó những băng đảng đường phố bắt đầu xuất hiện. Miền Đông Manhattan (New York) là nơi quy tụ nhiều nhất những thành phần xã hội đen và ngày càng có nhiều ảnh hưởng ra những khu vực xung quanh. Tội phạm đường phố chỉ là một trong những vấn đề nhức nhối của New York. Một vấn đề khác nhức nhối hơn nhiều là tham nhũng chính trị tại New York, đặc biệt là tại quận Tenderloin. Tenderloin là một trong những nơi phát triển nhất của Manhattan với vô số quán bar, khách sạn và các casino gần như không bao giờ ngừng hoạt động. Vì mại dâm và đánh bạc bị cấm nên để có thể hoạt động một cách suôn sẻ thì chúng phải nhận được sự bảo kê của cảnh sát bằng cách chi những khoản tiền hàng tháng cho những cảnh sát. Trong khi đó, cảnh sát lại phải có mối quan hệ với những chính trị gia cỡ lớn để đảm bảo có được quyền lực với thế giới ngầm. Chủ sòng bạc nào không chịu chia tiền cho cảnh sát sẽ bị bắt bớ và dừng hoạt động làm ăn của mình.
Video đang HOT
Tình trạng tham nhũng lúc này đạt tới đỉnh điểm và Sở Cảnh sát thành phố New York là nơi điển hình cho thực trạng này.
Trở thành cảnh sát trong giai đoạn tham nhũng đỉnh điểm
Charles Becker sinh năm 1870 tại vùng nông thôn Sullivan. Năm 18 tuổi, Becker chuyển tới sống ở New York và làm nhân viên pha rượu tại một quán bar. Nhờ vóc dáng cao to, vạm vỡ, chủ quán bar chuyển Becker sang làm bảo vệ. Sống trong thời đại tham nhũng cực đỉnh và khi bắt đầu công việc bảo vệ quán rượu cũng là lúc lần đầu tiên Becker làm việc với thế giới xã hội đen. Thông qua Monk Eastman, một thủ lĩnh một băng đảng khét tiếng, Becker làm quen được với thượng nghị sĩ Big Tim Sullivan – người giám sát mọi hoạt động tham nhũng của khu vực Tenderloin. Nhờ Big Tim Sullivan mà Becker có một vị trí trong Sở Cảnh sát vào năm 1893.
Trong thời gian làm cảnh sát, Becker bị điều tra và đưa ra xét xử trước Sở Cảnh sát vài lần vì hành động hung bạo và bắt nhầm người. Năm 1896, trong khi đuổi theo một tên trộm, Becker bắt nhầm và giết chết một người đi đường, nhưng lại báo cáo với sếp là người bị giết đó chính là tên trộm. Sự việc vỡ lở, Becker bị đình chỉ công tác trong một tháng. Năm 1898, Becker trở thành anh hùng ‘trên báo chí khi cứu một người suýt chết đuối trên sông Hudson. Nhưng rồi sau đó sự thật bị phanh phui rằng Becker đã thuê một người nhảy xuống sông giả suýt chết đuối để được anh ta cứu với giá 15 USD. Sau lần đó, Sở Cảnh sát điều động Becker đến khu vực 16, Tenderloin – một khu vực tham nhũng và bẩn thỉu nhất New York.
Năm 1910, Cảnh sát trưởng Rhinelander Waldo thành lập những đội cảnh sát đặc biệt chuyên diệt các băng nhóm đường phố gây nhiễu loạn ở Manhattan và Becker được chọn làm một trong những đội trưởng đội cảnh sát đặc biệt đó. Cảnh sát trưởng Rhinelander Waldo đã trao cho những đội cảnh sát đặc biệt này quyền “xử” cả những ông chủ sòng bạc ở West Side. Becker đã tận dụng quyền này để tống tiền các ông chủ casino.
Vì địa bàn quá lớn nên Becker thuê Jack Zelig “lớn”, một sát thủ có tiếng để giúp hắn việc đi thu tiền bảo kê của các ông chủ casino. Zelig thường cho đàn em của mình đi thu tiền cống nạp của các sòng bạc, trong đó có các tên Harry Horowitz, Lefty Louie, Dago Frank và Whitey Lewis. Và mọi chuyện bắt đầu từ đây.
Theo xahoi
Hành trình vạch tội 7 gã "ma men" cưỡng dâm tập thể một phụ nữ (Kỳ 9)
Một khung cảnh đối lập hoàn toàn giữa bên ngoài và bên trong nhà thi hành án tại thị trấn Martinsville, nơi 7 bị cáo phải ngồi ghế điện cho đến chết.
Mặc dù bản án đã được tuyên dành cho những kẻ hiếp dâm, nạn nhân đã phần nào hài lòng nhưng tòa lại vấp phải sự phản đối của dư luận (Ảnh minh họa)
Trong những ngày tiếp theo kể từ khi phiên tòa kết thúc cho đến trước thời điểm 7 bị cáo mang hiếp dâm phải chịu án tử, khắp mọi ngõ ngách của thị trấn nhỏ hẹp Martinsville đâu đâu cũng thấy người dân bàn luận về vụ án.
Một số tờ báo địa phương và các vùng lân cận đồng tình cùng ý kiến của dư luận, họ cho rằng mức án hành hình bằng ghế điện là không phù hợp. Không những thế mà là còn quá nặng đối với các bị cáo là người da màu. Những người không phải là da trắng ở thị trấn Martinsville đồng loạt phản đối chính quyền, tòa án tại đây. Họ lên án nạn phân biệt chủng tộc đối với các bị cáo. Nguyên nhân được họ đưa ra và lập luận ở đây là, trong vụ án này không có ai phải chết, nạn nhân vẫn còn sống. Hơn nữa, trong số 7 bị cáo, có kẻ không hãm hiếp cô Floyd mà chỉ tham gia khống chế hoặc không tố giác tội phạm.
Mặc dù vậy, ở cái thị trấn nhỏ bé của bang Virginia này, "lệ làng" lại không thắng được "phép vua". Trong lịch sử ngành tư pháp bang này nói chung và khu vực thị trấn Martinsville nói riêng, rất nhiều tội phạm hiếp dâm đã từng bị tuyên án tử. Trong chế độ phong kiến thế kỷ 19, những kẻ phạm tội này sẽ bị treo cổ cho dù trực tiếp hiếp dâm hay chỉ là kẻ tham gia. Bước sang xã hội tư bản, hình phạt này chỉ thay đổi về cách thức thi hành án, còn mức phạt vẫn được giữ nguyên khiến cho công dân toàn bang Virginia đã quen với án tử.
Tuy nhiên, khi xem xét lại hồ sơ tội phạm của bang, các luật sư bào chữa và báo chí địa phương nhận thấy, trong số các vụ án hiếp dâm đã từng được xét xử tại bang, những bị cáo là da trắng lại chỉ bị tuyên án từ chung thân trở xuống mà không phải chịu tội chết. Dựa vào nghịch lý này, luật sư bào chữa cho 7 bị cáo đánh giá là không công bằng với thân chủ của mình.
Dư luận phản đối phán quyết của tòa án (Ảnh minh họa)
Theo thống kê, trong vòng 50 năm tính cho đến thời điểm xét xử 7 bị cáo, có tổng số 37 tội phạm là người da màu bị đưa ra tòa vì tội hiếp dâm hoặc tham gia các vụ hiếp dâm. Trong số này có 19 bị cáo phải chịu tội chết, còn những bị cáo cùng tội trạng nhưng nếu là người da trắng thì lại được miễn tội chết và được xử nhẹ hơn. Khi thực tế này được công bố, có rất đông cư dân thị trấn đã thẳng thừng phản đối sự phân biệt đối xử này.
Thậm chí, không khí càng căng thẳng hơn khi những người phản đối trực tiếp lên án chính quyền địa phương, tòa án. Họ nói mà không hề tỏ ra băn khoăn: "Chính thẩm phán và hội đồng xét xử tòa án làm theo ý của họ chứ không làm theo luật pháp".
Những vị luật sư bào chữa cho các bị cáo còn thẳng thắn tranh cãi: " Tại sao quý tòa không chú ý đến những số liệu của ngành tư pháp? Rõ ràng ở đây có sự phân biệt đối xử giữa người da trắng và da màu". Để minh chứng cho lập luận của mình các luật sư còn đưa ra thêm nhiều số liệu từ những năm trước đó. Cụ thể, họ đã cho dư luận và giới truyền thông thấy rõ, trong vòng 100 năm từ năm 1800 đến 1900, trong tổng số 530 bị cáo là người da màu phải ra tòa vì nhiều tội danh và họ lần lượt phải trả giá bằng những án phạt nặng nề. Trong khi đó, cũng cùng quãng thời gian nhưng tổng số người da trắng phạm tội và bị xét xử chỉ vẻn vẹn có 45 trường hợp. Các luật sư nhận định, con số này quá chênh lệch và càng khẳng định thêm cho lập luận của họ.
Dường như cũng nhận thấy rõ được thực trạng nạn phân biệt chủng tộc đang manh nha hình thành tại đây, các tờ báo từ nhỏ đến lớn cũng đã vào cuộc. Một số tờ báo lớn còn lên tiếng chỉ trích luật pháp tại đây quá ưu ái người da trắng.
Trước một cơn bão chỉ trích lớn từ phía dư luận, luật sư và giới truyền thông, liệu chính quyền địa phương, tòa án có thay đổi mức án đã tuyên với 7 bị cáo trong vụ án hiếp dâm?
Theo xahoi
Hành trình vạch tội 7 gã "ma men" cưỡng dâm tập thể một phụ nữ (Kỳ 7) Trong những ngày tiếp theo, James Hairston, John Taylor, Francis Grayson, Booker T. Millner và Howard Hairston cũng lần lượt ra hầu tòa. 7 lần ra tòa là 7 lần bi kịch nạn nhân (Ảnh minh họa) Trong số 5 bị cáo còn lại này, bị cáo T. Millner là kẻ duy nhất nói rằng, hắn chỉ đứng nhìn đồng bọn hiếp dâmnạn...