Vụ cán bộ xã “ăn” tiền trợ cấp của dân: Chủ tịch xã vô can?
Chức năng của thủ quỹ là nhận tiền, giữ tiền, phát tiền theo lệnh của chủ tài khoản, do vậy bà Hợi không thể tự mình làm tất cả các thủ tục để rút tiền ra khỏi quỹ. Vậy nhưng người lập danh sách chi trả và người ký hồ sơ quyết toán lại vô can?
“Ăn” tiền trợ cấp, kế toán và cán bộ chính sách lĩnh án
Theo kết quả điều tra của Công an huyện Thanh Chương, Nghệ An, ngày 31/10/2008, UBND huyện Thanh Chương ban hành quyết định điều chỉnh trợ cấp xã hội từ 65.000 đồng lên 240.000 đồng/tháng cho 8 đối tượng là người tàn tật không có khả năng tự phục vụ trên địa bàn xã Thanh Chi (Thanh Chương). Sau khi có nguồn truy lĩnh chuyển về cho 8 đối tượng trên, Phan Văn Bá (SN 1963, là cán bộ kế toán của UBND xã Thanh Chi) đã lập danh sách 8 đối tượng được nhận truy lĩnh với số tiền 11.520.000 đồng trình ông Nguyễn Duy Ngọc – Chủ tịch UBND xã ký.
Với hành vi chiếm đoạt 1.520.000 đồng tiền trợ cấp cho người tàn tật và 1.800.000 đồng của bà Nguyễn Thị Châu, nguyên thủ quỹ xã Thanh Chi Nguyễn Thị Hơi phải lĩnh mức án 36 tháng tù. Tuy nhiên, bản án này được cho là quá nặng đối với bị cáo khi chưa được xem xét các tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật (ảnh H.H).
Trong danh sách nhận tiền truy lĩnh, một đối tượng có tên trong danh sách đã được thay bằng tên của mẹ ông Trần Đình Nhuận – cán bộ chính sách xã Thanh Chi. Ngày 31/12/2008, ông Phan Văn Bá đã viết phiếu chi trả số tiền truy lĩnh cho 8 đối tượng được hưởng trợ cấp có tên trong danh sách. Viết xong phiếu, Bá nói với bà Hợi: Số tiền truy lĩnh của 8 đối tượng đưa cho Bá 10 triệu “để lo công việc”, số còn lại để cho Hợi. Hợi yêu cầu Bá viết giấy nhận số tiền 10 triệu.
Sau khi nhận tiền, Bá không chi trả cho đối tượng nào mà tự ký nhận vào danh sách nhận tiền. Bá đưa danh sách này quyết toán với Phòng Tài chính huyện Thanh Chương. Số tiền 10 triệu đồng được Bá khai đưa cho Nguyễn Duy Ngọc – Chủ tịch UBND xã Thanh Chi 4 triệu đồng, khai đưa cho Trần Đình Nhuận – cán bộ chính sách 2 triệu đồng, Bá giữ lại 4 triệu đồng chi tiêu cá nhân. Riêng bà Hợi sử dụng 1.520.000 đồng để chi tiêu cá nhân.
Cuối năm 2011, việc “ăn chặn” tiền trợ cấp của các đối tượng tàn tật bị phát hiện. Phan Văn Bá và Nguyễn Thị Hợi trả lại tiền truy lĩnh cho 7 đối tượng. Trong danh sách nhận tiền truy lĩnh có ông Phùng Văn Ngôn (SN 1962, trú tại thôn Ngọc Tĩnh) đã được thay thế bằng tên của bà Phan Thị Hùng (SN 1962, trú thôn Kim Liên) – là mẹ đẻ của ông Trần Đình Nhuận. Số tiền này Bá khai đã đưa cho Nhuận và Nhuận cũng đã thừa nhận có nhận tiền từ Bá nhưng không nhớ là bao nhiêu. Như vậy, có nghĩa là ông Phùng Văn Ngôn vẫn chưa được nhận tiền truy lĩnh của mình (1.440.000 đồng).
Video đang HOT
Đơn xin đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt đối với bà Nguyễn Thị Hợi của nhiều người dân xã Thanh Chi gửi TAND và các cơ quan huyện Thanh Chương.
Trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2011, Nguyễn Thị Hợi phát hiện người có tên là Nguyễn Thị Nhị (SN 1932, trú tại thôn Thịnh Lạc, xã Thanh Chi) không có thật trong thực tế nhưng lại có tên trong danh sách được hưởng chế độ trợ cấp. Hợi đã tự mình ký khống vào mục người nhận tiền của bà Nhị trong suốt từ tháng 1/2007 – 7/2011 với số tiền 7.080.000 đồng. Tương tự, năm 2011, Nguyễn Thị Hợi đã biển thủ số tiền 1.080.000 đồng của bà Nguyễn Thị Châu (SN 1925, trú tại thôn Thịnh Lạc, Thanh Chi) – không có trên thực tế. Toàn bộ số tiền này chỉ được bà Hợi nộp vào Kho bạc khi bị Đoàn thanh tra UBND huyện Thanh Chương phát hiện.
Với hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn tới để xảy ra các sai phạm trong chi trả chế độ bảo trợ xã hội, ông Nguyễn Duy Ngọc bị cách chức Chủ tịch UBND xã Thanh Chi. Cũng với hành vi này, ông Trần Đình Nhuận – cán bộ chính sách xã Thanh Chi dã bị buộc thôi việc.
Với hành vi này, ông Phan Văn Bá và bà Nguyễn Thị Hợi bị Viện kiểm sát nhân dân huyện Thanh Chương truy tố tội “tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 278 Bộ luật hình sự. Bà Nguyễn Thị Hợi bị áp dụng điểm c, khoản 2 Điều 278 với tình tiết phạm tội nhiều lần. Tòa án nhân dân huyện Thanh Chương đã tuyên phạt bà Nguyễn Thị Hợi 36 tháng tù, ông Phan Văn Bá 15 tháng tù. Kết thúc phiên tòa sơ thẩm, những người theo dõi phiên Tòa cũng dư luận chưa đồng tình với bản án, không chỉ là bỏ lọt tội phạm và cả sự thông cảm hết sức đối với bà Nguyễn Thị Hợi, hành vi của bà chưa được kết luận một cách thuyết phục, trong khi hình phạt phải chịu là quá nặng.
Có bỏ lọt tội phạm?
Người vi phạm đã bị pháp luật trừng trị, thế nhưng người dân băn khoăn liệu có bỏ lọt tội phạm trong vụ việc “ăn” tiền trợ cấp của các đối tượng tàn tật ở xã Thanh Chi hay không?
Trong bản Kết luận điều tra số 39/KLĐT của Công an huyện Thanh Chương ghi rõ: Năm 2007, ông Trần Đình Nhuận – cán bộ chính sách xã Thanh Chi lập hồ sơ đề nghị hưởng chế độ bảo trợ xã hội cho các đối tượng người tàn tật. Ông Nhuận trực tiếp nhận hồ sơ của các đối tượng được hưởng chế độ và tổ chức xét duyệt tại xã và mang lên huyện xét duyệt. Trong số các đối tượng được đề nghị xét duyệt có bà Nguyễn Thị Nhị (SN 1932, trú tại thôn Thịnh Lạc). Tuy nhiên, thôn Thịnh Lạc không có ai có tên Nguyễn Thị Nhị thuộc đối tượng tàn tật được đề nghị xét hưởng chế độ bảo trợ.
Năm 2007, ngoài bà Nguyễn Thị Chân (SN 1925, trú tại thôn Thịnh Lạc) có quyết định được hưởng chế độ tuổi chẵn 85 còn có bà Nguyễn Thị Châu (có cùng năm sinh và địa chỉ cư trú như bà Nguyễn Thị Chân). Thôn Thịnh Lạc không có đối tượng Nguyễn Thị Châu nhưng khi có quyết định được hưởng chế độ tuổi chẵn cho bà Châu, ông Trần Đình Nhuận chuyển lại cho kế toán xã để lập danh sách chi trả tiền truy lĩnh.
Danh sách đối tượng được nhận truy lĩnh tiền trợ cấp dành cho người tàn tật có tên ông Phùng Văn Ngôn nhưng tên của ông này đã được “phù phép” biến thành tên của mẹ ông Trần Đình Nhuận – cán bộ chính sách xã do vậy ông Ngôn cũng không được nhận số tiền truy lĩnh trợ cấp của mình.
“Vì thực tế thôn Thịnh Lạc không có người tên Nguyễn Thị Châu, SN 1925 nên không có người đến nhận. Hiện nay hồ sơ xin hưởng chế độ của bà Nguyễn Thị Châu không thu giữ được nên không có căn cứ xác minh ai là người lập hồ sơ xin hưởng chế độ cho bà Nguyễn Thị Châu. Bà Nguyễn Thị Hợi – cán bộ thủ quỹ trực tiếp chi trả biết việc này dã báo cáo cho Chủ tịch xã (ông Nguyễn Duy Ngọc) và cán bộ kế toán, cán bộ chính sách (ông Trần Đình Nhuận) và ban chi trả xã nhưng không ai có ý kiến gì, cũng không báo cáo cho Phòng LĐ-TB&XH huyện Thanh Chương để cất giảm”, kết luận điều tra ghi.
Tại bản cáo trạng của Viện KSND huyện Thanh Chương thì Chủ tịch UBND xã Nguyễn Duy Ngọc và ông Trần Đình Nhuận, người chịu trách nhiệm chính trong việc việc tham mưu cho UBND xã về công tác chính sách do thiếu trách nhiệm dẫn đến xảy ra các sai phạm trong việc chi trả chế độ bảo trợ xã hội. Hành vi của ông Ngọc và ông Nhuận có dấu hiệu “ thiếu tinh thần trách nhiệm” chứ chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Riêng đối với việc Phan Văn Bá khai có đưa cho ông Ngọc 4.000.000 đồng tiền chiếm đoạt được, quá trình điều tra không có đủ chứng cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này.
Bản cáo trạng truy tố của VKS nhân dân huyện Thanh Chương cũng cho rằng: bà Hợi và ông Bá đã lợi dụng chức vụ được giao chiếm đoạt số tiền do UBND huyện chuyển giao để chi trả chế độ nhưng không có người nhận với số tiền là 8.160.000 đồng năm 2007; số tiền 11.520.000 đồng vào năm 2008. Trong hành vi chiếm đoạt số tiền này thì Bá là người khởi xướng và cùng với Hợi thực hành tích cực, trong đó Hợi được hưởng lợi 1.520.000 đồng; Bá hưởng lợi 10.000.000 đồng.
Luật sư Nguyễn Trọng Hải: “Chứng cứ và tài liệu đã thể hiện rõ vai trò của từng người cũng như tính chất đồng phạm rất rõ ràng, tội danh cũng thế, nhưng cơ quan chức năng lại để “lọt” người”.
Trong khi đó, tại các bút lục lời khai của các bị cáo và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đều thể hiện một điểm chung về nguyên tắc là: một khoản tiền muốn xuất ra khỏi quỹ của UBND xã thì kế toán cần lập danh sách chi trả và danh sách này do cán bộ chính sách xã lập, có chữ kí của kế toán, chủ tài khoản (tức Chủ tịch UBND xã) để làm hồ sơ quyết toán với huyện. Chức năng của thủ quỹ xã là nhận tiền, giữ tiền, phát tiền theo lệnh của chủ tài khoản, do vậy bà Hợi không thể tự mình làm tất cả các thủ tục để rút tiền ra khỏi quỹ mà chỉ thực hiện lệnh chi. Vậy nhưng lại chỉ có bà Hợi và ông Bá bị truy tố ra trước pháp luật và phải chịu hình phạt tù.
Luật sư Nguyễn Trọng Hải, Trưởng văn phòng luật sư Trọng Hải & Cộng sự, Đoàn luật sư tỉnh Nghệ An bày tỏ: “Theo quan điểm của tôi, thiếu sót trong quá trình tố tụng nằm ở cơ quan điều tra. Chứng cứ và tài liệu đã thể hiện rõ vai trò của từng người cũng như tính chất đồng phạm rất rõ ràng, tội danh cũng thế, nhưng cơ quan chức năng lại để “lọt” người. Mặt khác, các cơ quan tiến hành tố tụng đã không áp dụng triệt để các nghiệp vụ để phân hóa tính chất hành vi, mức độ nghiêm trọng để từ đó định tội và lượng hình một cách chuẩn xác.
Đối với bà Nguyễn Thị Hợi, mặc dù Viện KSND huyện Thanh Chương đã rút truy tố một hành vi (hành vi chiếm đoạt 1.080.000 đồng của bà Nguyễn Thị Châu – PV) tại phiên tòa sơ thẩm, nhưng việc buộc tội đối với bà với tình tiết định khung tăng nặng theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 278 cũng chưa thuyết phục. Nếu quá trình tố tụng được làm “sạch”, cùng với những tình tiết giảm nhẹ, bà Nguyễn Thị Hợi hoàn toàn được hưởng sự khoan hồng của pháp luật và không phải chịu một mức án “nặng” như thế”.
Hoàng Lam.
Theo Dantri
Liên đoàn Luật sư VN chính thức kiến nghị Bộ Công an sửa Thông tư 28
Ngày 7/8, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Lê Thúc Anh đã ký văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, chính thức đề nghị bộ trưởng xem xét hủy bỏ hoặc sửa đổi nội dung Điều 38 Thông tư 28/2014 của bộ này.
Theo liên đoàn, thứ nhất nội dung của Điều 38 có nhiều điểm mở rộng giới hạn phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của điều tra viên (ĐTV) so với các quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, Luật Luật sư và các văn bản dưới luật. Điều này dẫn đến nguy cơ áp dụng tùy thuộc vào nhận định chủ quan của ĐTV, ảnh hưởng trực tiếp đến địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của người bào chữa. "Việc xác định dấu hiệu và căn cứ cho rằng người bào chữa có hành vi "ngăn cản việc khai báo", "khiếu nại, kiến nghị không có căn cứ hoặc có hành vi trái pháp luật khác"... không được định lượng một cách rõ ràng, tùy thuộc hoàn toàn vào nhận định, suy diễn chủ quan của ĐTV" - công văn nêu rõ.
Thứ hai, tên gọi của Điều 38 là "Quy định về trách nhiệm của ĐTV trong việc xử lý vi phạm đối với người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý" thể hiện sự không bình đẳng trong quan hệ tố tụng giữa ĐTV và người bào chữa. Khi phát hiện người bào chữa có hành vi cụ thể vi phạm nghĩa vụ hoặc hoạt động hành nghề theo quy định tại Điều 58 BLTTHS, Điều 6 Nghị định số 110/2013, ĐTV chỉ có trách nhiệm báo cáo thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan điều tra ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc đề xuất biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời, người bào chữa cũng có quyền phát hiện, báo cáo và kiến nghị xử lý đối với các ĐTV có hành vi cản trở quyền hành nghề hợp pháp của người bào chữa, vi phạm nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định.
Thứ ba, theo quy định tại Điều 3 và Điều 10 BLTTHS, mọi hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của bộ luật này. Nội dung Điều 38 Thông tư 28/2014 của Bộ Công an cho phép ĐTV "có thể ghi âm, ghi hình hoặc tiến hành biện pháp khác nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi cản trở, gây khó khăn cho hoạt động điều tra của họ" là không phù hợp với các quy định nói trên của pháp luật.
Mặt khác, quy định nói trên cũng không đảm bảo sự công bằng trong hoạt động nghề nghiệp nhằm thực hiện chức năng tố tụng của mỗi bên, vì theo quy chế của các nhà tạm giữ, trại tạm giam của Bộ Công an quản lý đều có những quy định nghiêm cấm người bào chữa không được mang, sử dụng điện thoại, máy chụp ảnh, máy tính, thiết bị ghi âm... trong khi vào làm việc hoặc tham dự hỏi cung. Việc Điều 38 Thông tư 28 cho phép ĐTV "ghi âm, ghi hình hoặc tiến hành các biện pháp khác nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi cản trở, gây khó khăn cho hoạt động điều tra của họ" tạo lợi thế cho ĐTV trong hoạt động tố tụng so với người bào chữa.
"Người bào chữa thực hiện chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự nhằm bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự trong vụ án hình sự. Việc hạn chế quyền hành nghề hợp pháp của người bào chữa là gián tiếp hạn chế quyền được bào chữa của công dân đã được Hiến pháp quy định" - văn bản của Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhấn mạnh.
Theo Đức Minh
Pháp luật TPHCM
Bài 55 vụ 194 phố Huế: TAND TP Hà Nội chốt lịch xét xử bị cáo Trịnh Ngọc Chung Sau hơn 50 bài báo trên Dân trí lật tẩy hàng loạt sai phạm nghiêm trọng của vụ thi hành án ngôi nhà 194 phố Huế, TAND TP Hà Nội đã chính thức chốt lịch xét xử bị cáo Trịnh Ngọc Chung (SN 1959). Phiên xử công khai diễn ra từ ngày 7 - 8/7/2014. Vụ cưỡng chế thi hành án ngôi nhà...