Vụ buôn lậu xăng dầu ở Đồng Nai: Kẻ cầm đầu khai ‘không biết buôn bán’
Theo bị cáo Đào Ngọc Viễn, bị cáo vốn làm nghề vận tải, chuyên chở quốc tế, không biết buôn bán xăng dầu và bị cáo chỉ hưởng lợi 36 tỷ đồng chứ không phải là 46 tỷ đồng.
Các bị cáo tại tòa. (Ảnh: TTXVN phát)
Ngày 28/10, phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự 74 bị cáo trong đường dây buôn lậu xăng dầu lớn nhất từ trước đến nay tại Đồng Nai bước sang ngày làm việc thứ 4 với phần xét hỏi đối tượng cầm đầu Đào Ngọc Viễn (54 tuổi, ngụ quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh).
Trong phần xét hỏi, chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Nguyễn Văn Thành cùng đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đồng Nai và các luật sư tiến hành chất vấn bị cáo Đào Ngọc Viễn.
Tại phiên tòa, bị cáo Đào Ngọc Viễn cho rằng đối tượng chỉ hưởng lợi 36 tỷ đồng trong vụ buôn lậu xăng dầu chứ không phải là 46 tỷ đồng như cáo trạng đã công bố. Ngay từ lúc bắt đầu kết hợp làm ăn với Phan Thanh Hữu (65 tuổi, ngụ Thành phố Hồ Chí Minh), giữa hai người đã xảy ra mâu thuẫn về việc ăn chia lợi nhuận.
Viễn khai từ khi bắt đầu hợp tác cho tới khi bị bắt, bị cáo chỉ gặp Hữu một lần và sau đó rất ít khi liên lạc với nhau. Có nhiều tháng, Viễn và các đồng phạm khác được chia lời rất ít, dù biết bị thiệt thòi nhiều nhưng bị cáo vẫn phải chấp nhận do gia đình đang khó khăn.
Theo bị cáo Viễn, bản thân vốn làm nghề vận tải, chuyên chở quốc tế mà không biết buôn bán xăng dầu. Tàu chở hàng là của bị cáo, tuy nhiên khi chở hàng về, chia hàng về đâu, đi lại như thế nào, các thuyền trưởng làm việc trực tiếp với Hữu vì Hữu là người có kinh nghiệm.
“Bị cáo chỉ dặn các thuyền trưởng rằng anh Hữu là chủ hàng, anh Hữu điều đi đâu phải đi chỗ đó, giao hàng ở đâu sẽ đến đó giao,” Viễn khai.
Video đang HOT
Trong quá trình làm ăn với nhau, tàu của Viễn vận chuyển 44 chuyến, mỗi chuyến giá chở hàng từ trên 1 tỷ đến trên 2 tỷ đồng (tùy theo trọng tải). Cả hai làm ăn với nhau từ tháng 2/2020 đến thời điểm bị phát hiện.
Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đồng Nai nhận định tại phiên tòa, Viễn có lời khai mâu thuẫn với lời khai tại Cơ quan điều tra nên đề nghị Hội đồng xét xử cho công bố các tài liệu liên quan.
Được tòa chấp nhận, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố hồ sơ liên quan, xác định bị cáo Viễn khai lợi nhuận thu được trong quá trình vận chuyển xăng là hơn 47 tỷ đồng.
Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra xác định số lượng xăng nhập về Việt Nam của bị cáo Viễn chưa tiêu thụ hết nên xác định lại số tiền thu lợi của bị cáo Viễn là hơn 46 tỷ đồng. Tuy nhiên, bị cáo Viễn khẳng định số tiền thu lợi được nhận từ Hữu không đến con số như vậy và mong Hội đồng xét xử xem xét.
Theo cáo trạng, Viễn, Hữu thỏa thuận góp vốn để nhập lậu xăng dầu với tổng số vốn hai đợt là 53,4 tỷ đồng. Trong số đó, Hữu góp 40% số vốn, nhóm của Viễn góp 60% (Viễn góp 10%, ba người khác góp 50%), ăn chia theo tỷ lệ 4-6. Hữu có trách nhiệm quản lý số tiền này, tìm khách hàng bán xăng nhập lậu và quan hệ với các lực lượng chức năng để đưa hối lộ phục vụ hoạt động buôn lậu.
Viễn chịu trách nhiệm sử dụng tàu vận chuyển xăng từ Singapore về Việt Nam. Hữu sẽ điều động tàu khác vận chuyển số xăng này cung cấp cho các đầu mối tiếp theo tại nhiều tỉnh thành để tiêu thụ.
Từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, các đối tượng đã vận chuyển 48 chuyến với hơn 198 triệu lít xăng, tổng giá trị gần 2.600 tỷ đồng, trong đó Hữu hưởng lợi hơn 156,2 tỷ đồng.
Ngoài ra, Viễn còn góp vốn với một số đối tượng khác mua hai tàu thủy vận chuyển xăng đưa về tỉnh Khánh Hòa tiêu thụ. Từ tháng 2-4/2021, nhóm của Viễn đã buôn lậu 3 chuyến, vận chuyển trên 5,7 triệu lít xăng.
Tổng cộng, Viễn cùng các đồng phạm đã buôn lậu gần 204 triệu lít xăng với tổng giá trị hơn 2.690 tỷ đồng. Riêng cá nhân Viễn thu lợi bất chính trên 46,7 tỷ đồng./.
Đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu: Tháng nào cũng phải chi phí 'bôi trơn'
Trả lời xét hỏi từ phía luật sư chi phí cho từng chuyến buôn lậu xăng dầu, bị cáo Phan Thanh Hữu, một trong những người cầm đầu đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu khai rằng có chi phí "bôi trơn" hàng tháng.
Theo cáo trạng, từ năm 2019, Phan Thanh Hữu, Đào Ngọc Viễn cùng cựu đại tá Phùng Danh Thoại, cựu Trưởng phòng Xăng dầu, Cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển (đã bị Tòa án quân sự Quân khu 7 tuyên phạt 7 năm tù về tội "buôn lậu") và Phạm Hùng Cường (đang bị truy nã) tham gia góp vốn 32,4 tỉ đồng để buôn lậu xăng dầu từ Singapore về Việt Nam tiêu thụ.
Số tiền này giao cho Hữu quản lý với tỷ lệ góp vốn 40% (13,1 tỉ đồng) và Viễn 60% (19,3 tỉ đồng, trong đó Viễn 10%, còn Thoại và Cường chiếm 50%).
Bị cáo Hữu (bên trái) và Viễn tại phiên tòa. Ảnh T.D.
Từ tháng 1 - 2.2022, đường dây này vận chuyển gần 200 triệu lít xăng A95 về Việt Nam với trị giá 2.596 tỉ đồng. Trong đó bị cáo Hữu thu lợi 156 tỉ đồng, bị cáo Viễn thu lợi gần 47 tỉ đồng.
Cáo trạng cáo buộc Viễn có nhiệm vụ giới thiệu chủ hàng ở Singapore cho Hữu thỏa thuận mua hàng. Sau đó Viễn cho 2 tàu biển Pacific Ocean (trọng tải 3.000 tấn) và tàu Western Sea (trọng tải 5.000 tấn) qua lấy hàng, chở về vùng biển Việt Nam rồi sang qua cho các tàu của Hữu chở vào đất liền tiêu thụ.
Hữu có nhiệm vụ tìm mối bán xăng lậu nhập về và quan hệ với các lực lượng chức năng, đưa hối lộ để đưa xăng về Việt Nam.
Các tàu chở xăng lậu của Phan Thanh Hữu bị công an bắt giữ. Ảnh CÔNG AN ĐỒNG NAI CUNG CẤP
Cũng như trước đó, trả lời xét hỏi của các luật sư bào chữa cho Phan Thanh Hữu, bị cáo Hữu tiếp tục "kêu oan" số tiền thu lợi bất chính khoảng 102 tỉ đồng cho 127,7 triệu lít xăng bán tại thị trường Việt Nam chứ không phải 156 tỉ đồng cho việc buôn lậu hơn 197 triệu lít xăng như cáo trạng truy tố. "Vì 67,7 triệu lít xăng bán sang thị trường Campuchia và 2,5 triệu lít xăng trong kho không gây thiệt hại cho người tiêu dùng trong nước", bị cáo Hữu trình bày.
Tại phiên tòa, các luật sư tiếp tục thẩm vấn con số lợi nhuận trên mỗi lít xăng có đúng 2.000 đồng/ lít mà cáo trạng truy tố. Bị cáo Hữu khai rằng: "Không thể xa cạ 2.000 đồng/lít vì mỗi chuyến có con số khác nhau". Luật sư cũng đặt câu hỏi chi phí thực tế cho mỗi chuyến vận chuyển, bị cáo Hữu khai chỉ nhớ được như phí hoa tiêu, phí neo đậu, phí đại lý...
Luật sư hỏi tiếp: "Thế còn phí bôi trơn". Bị cáo Hữu trả lời: "Phí bôi trơn thì chi theo hàng tháng, nhưng không nhớ cụ thể vì thường xuyên chuyển tiền cho Phạm Hùng Cường để chi. Còn Cường đưa cho ai bị cáo không biết" .
Bị cáo Hữu khai thêm, khi có chi đột xuất, Cường bảo chuyển là chuyển nhưng không nhớ chính xác bao nhiêu. Còn chi thường xuyên hàng tháng thì có ghi vào sổ sách, cơ quan điều tra đã thu giữ.
Trước đó, tại phiên xét hỏi vào ngày 28.10, bị cáo Hữu khai trước khi đưa xăng lậu vào Việt Nam phải báo cho cảnh sát biển, biên phòng, cảng vụ. Khi có nguồn tin báo "có chiến dịch", Hữu phải làm giả bộ hồ sơ, chứng từ để đối phó cơ quan chức năng. "Nhưng chủ yếu là đối phó với CSGT đường thủy, chứ cảnh sát biển, biên phòng thì bị cáo chỉ cần gọi điện vì quen biết trước", bị cáo Hữu khai.
Xét xử đường dây buôn lậu xăng dầu trị giá 2.900 tỷ đồng: Viện KSND đề nghị mức án cao nhất 20 năm tù giam Ngày 26-10, TAND tỉnh Đồng Nai tiếp tục phiên xét xử đối với 74 bị cáo trong đường dây buôn lậu xăng dầu trị giá 2.900 tỷ đồng. Bị cáo được đưa tới tòa Theo cáo trạng, Đào Ngọc Viễn (54 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TPHCM), Phan Thanh Hữu (65 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TPHCM) bàn bạc góp vốn buôn lậu...