Vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu: 74 bị cáo hầu toà, 81 luật sư bào chữa
Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai dự kiến phiên xét xử từ ngày 25/10 sẽ kéo dài từ 45 đến 60 ngày với 74 bị cáo, 81 luật sư bào chữa.
Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí xét xử sơ thẩm đối với giai đoạn 1 chuyên án 920G (vụ án buôn lậu hơn 200 triệu lít xăng dầu tại tỉnh Đồng Nai và các tỉnh, thành khác).
Theo đó, phiên tòa sẽ diễn ra vào ngày 25/10. Thời gian xét xử dự kiến kéo dài từ 45 đến 60 ngày. Địa điểm xét xử tại hội trường Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai.
Lực lượng công an lấy lời khai đối tượng trong đường dây buôn lậu xăng giả. Ảnh: Công an tỉnh Đồng Nai
Phiên tòa sơ thẩm sẽ có 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân. Tham gia tố tụng có 74 bị cáo, 53 cá nhân, tổ chức là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; 81 luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa. Ngoài ra, còn có 43 người làm chứng.
Theo TAND tỉnh Đồng Nai, trước đó, ngày 18/7, đơn vị đã thụ lý sơ thẩm vụ án hình sự số 91/2022/TLST-HS, đối với bị cáo Đào Ngọc Viễn và 73 bị cáo khác. Các bị cáo bị Viện KSND tỉnh Đồng Nai truy tố về tội buôn lậu theo khoản 1, 4 Điều 188 và nhận hối lộ theo khoản 3 Điều 354 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Vụ án xảy ra tại tỉnh Đồng Nai và các tỉnh, thành khác (giai đoạn 1 chuyên án 920G).
Được biết, cáo trạng của Viện KSND tỉnh Đồng Nai đã truy tố bị cáo Phan Thanh Hữu (65 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Phan Lê Hoàng Anh), Đào Ngọc Viễn (54 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Đại Dương Hải Phòng, chuyên mua bán, vận chuyển xăng dầu) cùng 71 đồng phạm về tội buôn lậu.
Riêng bị can Ngô Văn Thụy (58 tuổi, đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam – đội 3, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) bị truy tố về tội nhận hối lộ.
Video đang HOT
Theo cáo trạng, bị cáo Hữu và bị cáo Viễn quen biết với nhau từ năm 1990 khi làm chung công ty thủy sản. Tháng 9/2019, bị cáo Hữu hoán đổi tiền góp vốn với một doanh nghiệp để nhận lại 4 tàu thủy (Nhật Minh 06, 07, 08, 09) nhằm buôn lậu xăng từ Singapore về Việt Nam.
Biết bị cáo Viễn đang điều hành hoạt động mua bán, vận chuyển xăng dầu và có mối quan hệ, bị cáo Hữu liên hệ bị cáo Viễn bàn bạc góp vốn buôn lậu xăng. Theo thỏa thuận, bị cáo Hữu góp 40% vốn, bị cáo Viễn cùng 3 người khác góp 60% vốn (tổng vốn 53,4 tỉ đồng) và ăn chia theo tỉ lệ 4-6.
Thông qua giới thiệu của bị cáo Viễn, bị cáo Hữu trực tiếp liên hệ với đại diện chủ hàng ở Singapore để mua xăng lậu. Bị cáo Viễn điều động 2 tàu chuyên dụng Pacific Ocean (3.000 tấn) và Western Sea (5.000 tấn) đậu tại vùng biển tự do, giáp ranh Singapore, Malaysia, Indonesia. Khi có chỉ đạo từ bị cáo Viễn, 2 tàu này sẽ di chuyển vào cảng Vopak (Singapore) lấy hàng rồi chở về vùng biển Việt Nam giao cho 3 tàu Nhật Minh 07, 08, 09 của Hữu.
Bị cáo Phan Thanh Hữu, một trong các “ông trùm” cầm đầu đường dây buôn bán 200 triệu lít xăng lậu – Ảnh: B.A
Sau khi nhận hàng, 3 tàu Nhật Minh vận chuyển xăng lậu về sông Hậu đoạn thuộc xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long giao cho Nguyễn Hữu Tứ (65 tuổi, ngụ Vĩnh Long) và Trần Thị Thanh Vân (giám đốc Công ty TNHH Vân Trúc) với giá thấp hơn giá xăng bán lẻ từ 3.000 – 4.000 đồng/lít. Sau đó, xăng tiếp tục được phân phối cho các doanh nghiệp, đại lý khác bán ra thị trường.
Cáo trạng cho biết từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, bị cáo Hữu cùng các đồng phạm đã nhập lậu hơn 198 triệu lít xăng với tổng giá trị gần 2.800 tỷ đồng. Trong đó, bị cáo Hữu hưởng lợi 105 tỷ đồng.
Cũng bằng thủ đoạn trên, ngoài hợp tác với bị cáo Hữu, bị cáo Viễn còn góp vốn với 3 người khác mua 2 tàu Khánh Hòa 01, 03 lấy xăng từ tàu Pacific Ocean đưa về cảng Bắc Vân Phong, Khánh Hòa tiêu thụ.
Xăng lậu có màu trắng, trong khi xăng ngoài thị trường có màu vàng nhạt. Để không bị phát hiện, bị cáo Hữu sử dụng bột màu, dung môi pha chế xăng lậu thành màu vàng nhạt giống xăng trong nước rồi bán cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở nhiều tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
Từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4/2021, bị cáo Viễn cùng đồng phạm đã buôn lậu 3 chuyến xăng với trên 5,7 triệu lít, trị giá trên 96 tỉ đồng. Từ đây, xăng lậu được đưa phân phối tiêu thụ ở Khánh Hòa và một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Tính cả 2 giai đoạn, bị cáo Viễn cùng các đồng phạm đã buôn lậu trên 204 triệu lít xăng, tổng giá trị gần 2.900 tỷ đồng. Trừ hết các chi phí, bị cáo Viễn thu lợi từ hoạt động buôn lậu xăng tổng số tiền trên 45 tỷ đồng.
Cũng theo cáo trạng, khi có thông tin Cục Điều tra chống buôn lậu triển khai bắt các tàu hàng buôn lậu xăng, bị cáo Hữu và đồng phạm nhiều lần tìm cách tiếp cận, gặp gỡ Ngô Văn Thụy nhờ giúp đỡ. Qua đó, bị cáo Thụy đã nhận của các bị can 10.000 USD, 500 triệu đồng và 1 thẻ ATM chứa hơn 100 triệu đồng.
Ngoài ra Thụy, Hữu và Tứ còn đưa hối lộ cho một số quân nhân trong lực lượng Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng. Công an tỉnh Đồng Nai đã chuyển tài liệu, chứng cứ sang Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng để điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Hai cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển nói lời hối hận và mong được xem xét
Tranh luận tại toà, cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 - Lê Xuân Thanh và cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 - Lê Văn Minh thừa nhận trách nhiệm của mình và mong HĐXX xem xét mức độ chịu trách nhiệm hình sự.
Chiều 14/7, phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử sơ thẩm vụ án "Buôn lậu", "Nhận hối lộ", "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài" và "Không tố giác tội phạm" liên quan nhiều cựu sĩ quan Cảnh sát biển và Bộ đội Biên phòng khu vực phía Nam, có hành vi bảo kê cho trùm buôn lậu xăng dầu Phan Thanh Hữu (SN 1957, Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) tiếp tục với phần tranh luận của các bị cáo và luật sư bào chữa với đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên toà.
Bị đại diện Viện kiểm sát đề nghị mức án 15 năm tù về tội "Nhận hối lộ", tranh luận tại phiên toà, bị cáo Lê Xuân Thanh (cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3) tỏ rõ sự hối hận vì để xảy ra vi phạm.
Bị cáo Lê Xuân Thanh trình bày: "Tôi vô cùng hối hận vì với cương vị Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã để xảy ra hành vi vi phạm như bản luận tội đã nêu. Hôm nay, trước HĐXX, tôi xin lỗi Đảng, Nhà nước, xin lỗi Quân ủy Trung ương và Thủ trưởng Bộ Quốc phòng".
Bị cáo Lê Xuân Thanh cũng gửi lời xin lỗi Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và người thân. "Với trách nhiệm là Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, trước tiên, tôi phải chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra. Tôi không phủ nhận cáo buộc nhưng mong HĐXX căn cứ vào nội dung vụ án và quá trình công tác và nhân thân của tôi để xem xét mức độ chịu trách nhiệm hình sự", bị cáo Lê Xuân Thanh trải lòng.
Bị cáo Lê Xuân Thanh (thứ 2 từ trên xuống) tại phiên toà.
"Tôi năm nay đã 62 tuổi, có nhiều bệnh nền và thường xuyên ốm đau. Tôi mong HĐXX xem xét cho tôi được hưởng những tình tiết khoan hồng của pháp luật", bị cáo Lê Xuân Thanh nói.
Cáo trạng xác định, tháng 1/2020, Phan Thanh Hữu cùng con trai là Phan Lê Hoàng Anh đến nhà bị cáo Lê Xuân Thanh ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đặt vấn đề và được ông này đồng ý. Thời điểm đó, Phan Thanh Hữu xin số điện thoại của bị cáo Lê Xuân Thanh nhưng ông này đọc cho Phan Thanh Hữu số điện thoại của vợ mình là Phan Thị Xuân (bị cáo trong vụ án này).
Từ tháng 3/2020, Phan Thanh Hữu chỉ đạo con trai hàng tháng hối lộ bị cáo Lê Xuân Thanh thông qua hình thức mang tiền đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để đưa cho bị cáo Phan Thị Xuân. Mục đích để bị cáo Lê Xuân Thanh giúp đỡ, bảo kê cho nhóm Phan Thanh Hữu các tàu buôn lậu xăng trên biển.
Từ tháng 3/2020 đến tháng 1/2021, Phan Thanh Hữu đã đưa 1,8 tỷ đồng cho cho bị cáo Phan Thị Xuân. Sau khi nhận tiền, bị cáo Phan Thị Xuân đều thông báo cho chồng biết...
Bị cáo Lê Văn Minh (áo đen) tại phiên toà.
Một đồng cấp của bị cáo Lê Xuân Thanh là bị cáo Lê Văn Minh (cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4) bị đại diện Viện kiểm sát đề nghị mức án từ 15-17 năm tù về tội "Nhận hối lộ".
Tranh luận tại tòa, bị cáo Lê Văn Minh thừa nhận quen biết trùm buôn lậu xăng dầu Phan Thanh Hữu, nhưng cho rằng, bị cáo chưa bao giờ bàn bạc với Hữu về việc ăn chia tiền bạc. "Về bản chất, tôi và Phan Thanh Hữu không thỏa thuận với nhau điều gì. Tuy nhiên, bị cáo không có tài liệu gì chứng minh nên đề nghị HĐXX xem xét", bị cáo Lê Văn Minh giãi bày.
Cáo trạng xác định, Phan Thanh Hữu biết bị cáo Lê Văn Minh khi đương chức Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, quản lý vùng biển một số tỉnh nên nhờ ông này giúp đỡ trong quá trình buôn lậu xăng. Sau khi tiếp nhận xăng nhập lậu từ Singapore đưa về vùng biển Việt Nam, Phan Thanh Hữu báo cho bị cáo Lê Văn Minh biết để được giúp đỡ cho các tàu chở hàng lậu không bị kiểm tra, bắt giữ. Đổi lại, hàng tháng, Phan Thanh Hữu đưa tiền hối lộ cho bị cáo Lê Văn Minh.
Từ tháng 12/2019 đến tháng 8/2020, Phan Thanh Hữu sử dụng hai tàu Nhật Minh 07 và Nhật Minh 08 để mua bán, vận chuyển xăng lậu. Trong các ngày 16/12/2019 và 10/1/2020, Phan Thanh Hữu đã nhờ con trai mình chuyển vào tài khoản của vợ bị cáo Lê Văn Minh là bà Trần Thị Liên tổng số tiền 750 triệu đồng... Từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2021, bị cáo Lê Văn Minh đã nhận hối lộ của Phan Thanh Hữu tổng số tiền 6,9 tỷ đồng.
Sáng mai (15/7), phiên toà tiếp tục.
Cựu đại tá dọa trùm buôn lậu 'bây giờ muốn gì' khi bị cắt tiền hối lộ Ông trùm buôn lậu xăng Phan Thanh Hữu khai khi cắt tiền chi hối lộ hàng tháng cho cựu đại tá Nguyễn Thế Anh, đã bị ông này gọi điện dọa: "Bây giờ anh muốn gì"? Sáng 13.7, Tòa án quân sự Quân khu 7 tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm 14 bị cáo trong vụ án buôn lậu, nhận hối...