Vụ bé trai TP.HCM nghi bị bạo hành: Trẻ xuất huyết não, gãy tay, suy hô hấp
Bé trai 2 tuổi đang được hồi sức tích cực tại Bệnh viện Nhi đồng 2 ( TP.HCM). Trẻ bị xuất huyết não, gãy tay, cơ thể có nhiều vết bỏng.
Theo đó, bé H.K (2 tuổi) đã được Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn (TP.HCM) chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2. Trẻ được chẩn đoán đa tổn thương, gãy thân xương cánh tay, xây xát, bỏng da độ 1-2, chấn thương đầu.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 ghi nhận trẻ bị suy hô hấp, sốc mạch 160/phút, huyết áp khó đo. Cơ thể trẻ có nhiều vết thương, sưng u trán, vết thương 2 đầu núm vú lở loét, nhiều vết thương vùng má, mũi, mặt… Ngoài ra, em còn bị biến dạng cánh tay phải, trợt da vùng ngực bụng, hông đùi trái, 2 vết loét vùng cột sống thắt lưng, gãy 1/3 giữa xương cánh tay phải.
Bệnh nhi được thở máy, điều trị tích cực, bù dịch, vệ sinh chăm sóc vết thương. Kết quả chụp CT não ghi nhận xuất huyết dưới màng cứng, tụ máu mô mềm da đầu 2 bên.
Bé K. bị thương tích khắp thân thể. Ảnh: Người dân cung cấp
Các bác sĩ nhận định, bé bị suy nhược cơ thể và tiến hành điều trị nội khoa, hỗ trợ dinh dưỡng, dùng thuốc an thần. Hiện tình trạng của bé K. vẫn nặng. Em đang được hồi sức tích cực và phối hợp điều trị nhiều chuyên khoa.
“Lúc này, chưa thể tiên lượng được tình trạng của bé K.”, nguồn tin tại Bệnh viện Nhi đồng 2 chia sẻ.
Như VietNamNet đưa tin, sáng 12/4, cha mẹ đã đưa bé H.K. đến gửi cho người cô ruột tên T. Chị T. và người dân xung quanh phát hiện cháu K. bị bỏng khá nặng vùng mặt. Vùng lưng của bé có nhiều thương tích khác, tay phải bị gãy. Vụ việc được trình báo cơ quan công an.
Video đang HOT
Bé K. được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn. Thời điểm nhập viện, bé trai có nhiều vết thương cũ vùng mặt, gãy biến dạng cánh tay phải, bỏng rộp độ 1-2 diện tích 6% vùng ngực, bụng, bẹn và mông.
Công an huyện Hóc Môn (TP.HCM) đang làm việc đối với cha mẹ của bé trai. Bước đầu, lực lượng công an kiểm tra nhanh, xác định cả bố và mẹ bé trai âm tính với ma túy. Người mẹ đã thừa nhận có đánh con.
Người cha từng quỳ dưới tượng Phật trong bệnh viện: Hạnh phúc khi con xuất viện
Khoảng thời gian con gái nằm trong phòng hồi sức, anh C. quỳ dưới bàn thờ Đức Phật Quan Thế Âm cầu nguyện mong con qua khỏi bạo bệnh.
Ngày con được ra viện, cả nhà mừng rỡ không nói nên lời.
Cầu nguyện.....
12 giờ trưa những ngày đầu tháng 3.2022, thời tiết nóng như đổ lửa, người đàn ông quỳ dưới gốc cây me nơi thờ đức Phật Quan Thế Âm trong khuôn viên bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 TP.HCM. Gần một giờ đồng hồ, anh cứ ở đó chắp tay cầu nguyện mong đứa con vượt qua làn ranh sinh tử.
Người đàn ông đó là anh H.V.C (36 tuổi, quê ở Phú Yên).
Tháng 2.2023, bé P.H.H (5 tuổi, tên bé đã được thay đổi, con gái anh C.) gặp tai nạn. Bé vào cấp cứu ở BV tuyến tỉnh trong tình trạng đa chấn thương, dập phổi trái, sốc chấn thương, gãy xương sườn số 10, 11 bên phải và số 10 bên trái. BV tiến hành cấp cứu, cắt lách và chuyển qua BV Nhi đồng 2 TP.HCM.
Các BS ở BV Nhi đồng 2 TP.HCM tiến hành kiểm tra các chấn thương và phát hiện bé bị dập gan, dập đại tràng bên phải, xuất huyết não rải rác và sốc nhiễm trùng.
Anh C. cầu nguyện mong con vượt qua giai đoạn nguy hiểm. Ảnh NVCC
Anh C. kể lại, bé H. đang chơi trước nhà bị chiếc xe chở hàng đi lùi, cán qua người. Những ngày đồng hành cùng con trong BV anh vô cùng lo lắng. Anh không còn bất kỳ tâm trí làm việc khác, chỉ mong con vượt qua. Tình trạng bệnh xấu, bé phải nằm ở khoa Hồi sức tích cực và Chống độc của BV.
"Cảm giác của tôi lúc đó như tụt xuống đáy lòng, không còn cảm nhận được điều gì xung quanh nữa. Bé nằm ở khoa Hồi sức nên người nhà không gặp được bé nhiều, mỗi ngày chỉ gặp 5 - 10 phút để nghe tình hình bệnh của con. Lúc đó, bác sĩ cũng báo là tình hình của con rất nguy kịch, có thể tử vong bất cứ lúc nào. Tôi rất lo lắng, bồn chồn không thể nào bình tĩnh được", anh C. nhớ lại.
Trong hoàn cảnh đó, anh chỉ có thể tin vào tâm linh, mong Đức Phật ban phép màu cho con vượt qua kiếp nạn này. Ngày nào anh cũng cầu nguyện, túc trực thường xuyên trong BV. Vợ chồng anh có hai con nên phải gửi bé lớn cho hàng xóm chăm sóc.
"Tôi dành rất nhiều tình thương cho con. Có những lúc tôi nghĩ nếu con không qua khỏi không biết cuộc sống của tôi sẽ như thế nào. Sống gần 40 năm trên cuộc đời, đây là kiếp nạn mà gia đình phải cố gắng vượt qua. Ở BV, tôi không nuốt nổi đồ ăn, chỉ biết cách cầu nguyện. Vợ chồng tôi động viên nhau, nếu không có vợ bên cạnh tôi cũng không đứng vững được", anh bộc bạch.
Mừng rỡ....
Sau hơn một tháng điều trị, bé H. được xuất viện. Bé tỉnh táo, tiếp xúc tốt và đi đứng được. Bé vui vẻ về với gia đình sau thời gian dài nằm hồi sức. Mừng rỡ không nói nên lời, gia đình viết lá thư cảm ơn BS với nội dung: "Gia đình xin cảm ơn tất cả các y bác sĩ BV đã tận tình cứu giúp bé. Chúc các BS ở BV thật nhiều sức khỏe để cho tất cả các trẻ trong ngoài BV được cứu chữa kịp thời".
Anh C. tâm sự, ngày con xuất viện gia đình rất mừng, niềm vui không có gì diễn tả được.
Bé H. được xuất viện trong niềm vui vô bờ của BS, gia đình. Ảnh NVCC
"Khi con được BS cứu chữa thành công, gia đình vô cùng biết ơn. Người làm cha như tôi cho sống 10 đời cũng không bằng đón con về, nhìn thấy con được xuất viện", anh xúc động.
BS Huỳnh Thị Ánh Tuyết - Phó Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, BV Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết, khi nhập viện tình trạng bé H. có nguy cơ tử vong rất cao vì tổn thương nhiều bộ phận. Bé đã cắt lách, hệ miễn dịch giảm, dễ nhiễm trùng nặng. Bé được lọc máu trong 12 ngày liên tục song song với việc thở máy 18 ngày, sử dụng vận mạch 10 ngày để duy trì sinh hiệu. Trong suốt một tháng ở BV, các BS đã dùng nhiều loại kháng sinh phối hợp để điều trị cho bé. Có những thời điểm phải nuôi ăn tĩnh mạch toàn phần.
"Ngoài việc điều trị, tôi cũng cố gắng động viên người nhà hết sức quan tâm cho bé. Ở khoa hồi sức chống độc chỉ cho người nhà gặp bệnh nhân 5 - 10 phút nên khi ở BV ba bé luôn hi vọng, không ngừng cầu nguyện. Ba bé tin vào tâm linh, lúc gặp BS để nghe tình trạng bệnh của con cũng chắp tay vái liên tục", BS Tuyết cho hay.
Cũng theo BS Tuyết, gia đình đã viết thư cảm ơn BV, mừng rỡ khi con được hồi sinh. Bé H. sẽ tiếp tục đi tái khám để theo dõi sức khỏe.
"Thời gian đầu, ba bé rất căng thẳng. Khi bé được lọc máu, qua khỏi giai đoạn nguy hiểm, ba bé mừng ra mặt. Tôi nghe câu chuyện của bé cũng rất đau lòng. Đứng ở hoàn cảnh của ba mẹ, nhiều phụ huynh có thể không vượt qua được, sẽ rất day dứt nên khoa phải quyết tâm, cố gắng hết sức mình để cứu được bé. Chứng kiến việc người ba đồng hành cùng con, chúng tôi rất hiểu hoàn cảnh, ngoài việc điều trị cũng động viên gia đình để họ yên tâm", BS Tuyết nói.
TP.HCM: Chạy xe máy vào làn ô tô, tài xế quay đầu 'né' chốt CSGT Chiều 4.7, Đội CSGT Bến Thành lập chốt kiểm tra, xử phạt các trường hợp chạy xe máy, xe mô tô đi ngược chiều, đi sai làn đường trên tuyến Võ Văn Kiệt (Q.1, TP.HCM). Nhiều trường hợp quay đầu xe, phóng 'như bay' để 'né' chốt kiểm tra. Chiều 4.7, Đội CSGT Bến Thành thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt...