Vụ bé trai Gateway: Kì lạ cuốn sổ để không
Luật sư Minh cho biết, 2 ngày đưa đón các cháu đến trường, bà Quy tự ký sổ bàn giao, không có ai hướng dẫn cũng như không ai nhận bàn giao.
Vụ bé trai L.H.L. (6 tuổi, học sinh lớp 1 Trường Gateway) tử vong trên xe đưa đón của Trường Gateway vẫn đang khiến dư luận xôn xao. Đặc biệt, có thông tin cho rằng, cần làm rõ tình tiết bà Nguyễn Bích Quy (55 tuổi, trú tại Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) ký sổ bàn giao các cháu cho ai và trách nhiệm pháp lý của các nhân viên nhà trường?
Bình luận về vấn đề này, sáng ngày 29/8, trao đổi với báo Đất Việt, luật sư Lê Trọng Minh (Văn phòng luật sư Thành Sơn và Đồng sự) cho biết, theo những lời trình bày trước đó của bà Quy tại Văn phòng luật sư Thành Sơn và Đồng Sự thì 2 ngày đưa đón các cháu, khi ký sổ bàn giao ở trường, không có thầy cô hay người phụ trách của trường ở đó.
“Bà Quy không được ai hướng dẫn về việc ký sổ bàn giao các cháu mà chỉ làm theo những người đưa đón các cháu ở những xe khác thôi.
Trong ngày làm việc đầu tiên của bà Quy ở Trường Gateway, khi đưa các cháu vào trường, bà này đi theo các cháu lên tầng 2 và ký vào cuốn sổ để không trên bàn.
Tầng 2 này cũng là nơi các cháu ăn sáng ở đó. Trong cuốn sổ bàn giao được để không trên bàn có các cột, được ghi theo xe đưa đón học sinh. Ví dụ xe bà Quy nhận đưa 13 cháu đến trường và đón về là 10 cháu thì bà Quy ký vào các cột đó”, luật sư Minh cho biết.
Bà Nguyễn Bích Quy và luật sư. Ảnh: VNN
Theo luật sư Minh, ngoài việc bà Quy không được hướng dẫn việc đưa đón, ký sổ bàn giao thì bà này cũng không được hướng dẫn việc đóng, mở cửa xe.
“Ngày đầu tiên đưa đón các cháu, tài xế Doãn Qúy Phiến cũng bảo sẽ hướng dẫn bà này mở cửa xe cho đỡ vất vả vì cánh cửa xe này rất nặng, nếu là một đứa trẻ thì không thể mở được. Bà Quy chưa được hướng dẫn việc gì thì sự việc đã xảy ra”, luật sư Minh cho biết thêm.
Nói thêm về việc này, luật sư Minh cho rằng, cần trích xuất camera từ cổng trường vào đến nhà ăn trên tầng 2 để có thể xem lại quy trình làm việc của bà Quy trong 2 ngày đó.
“Theo như trình bày của bà Quy, trên nhà ăn ở tầng 2, vào mỗi buổi sáng bà lên ký sổ đều không có giáo viên của trường ở đó mà chỉ có mấy người phụ bếp đứng phục vụ các cháu ăn thôi.
Theo thói quen của các cháu, cứ đến sân trường là các cháu tự động đi lên đó ăn mà không có ai đưa các cháu lên. Bởi vậy, dữ liệu camera trong các khâu đoạn của trường này rất quan trọng để làm chứng cứ cho sự việc”, luật sư Minh chia sẻ thêm.
Chia sẻ thêm về việc này, cùng ngày, anh Lê Gia Thanh (bác ruột cháu L) chia sẻ, trước ngày cháu L đi học, mẹ cháu có xin số điện thoại của cô chủ nhiệm để tiện cho việc hỏi thăm tình hình học tập của con nhưng cô giáo và nhà trường không cho.
“Hôm xảy ra sự việc, từ sáng đến trưa không có cô giáo nào gọi về cho bố mẹ cháu để thông báo việc cháu không đến lớp. Chỉ đến khi cháu mất rồi thì 16h chiều ngày 6/8, nhà trường mới điện báo cho mẹ cháu.
Bởi vậy, gia đình tôi cho rằng, trong vụ việc này, ngoài trách nhiệm của bà Quy, cần phải xem xét trách nhiệm của nhà trường, cô giáo chủ nhiệm lớp cháu L và tài xế đưa đón.
Không thể bỏ thiếu trách nhiệm của nhà trường được bởi nếu cháu không đến lớp thì phải có bộ phận gọi điện thông báo cho gia đình, nếu không liên hệ được bằng điện thoại thì phải đi xe máy đến nhà thông báo chứ không thể tắc trách như vậy được”, anh Thanh bức xúc.
Theo anh Thanh, gia đình cháu không có số của cô giáo chủ nhiệm lớp cháu L mà chỉ có số của người đưa đón cháu.
“Gia đình tôi vẫn chưa vượt qua được nỗi đau mất con, mất cháu như này. Hiện chúng tôi chỉ trông chờ vào cơ quan chức năng và phía báo chí, dư luận để con, cháu chúng tôi ra đi được thanh thản. Những thông tin cơ quan chức năng cung cấp mấy ngày hôm nay chưa phải là kết luận cuối cùng nên gia đình tôi vẫn đang mong chờ vụ việc sớm được làm sáng tỏ”, anh Thanh chia sẻ thêm.
Như đã đưa tin, vào khoảng 6h ngày 6/8, ông Doãn Quý Phiến lái ô tô đưa đón học sinh từ bãi gửi xe ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đến đón bà Nguyễn Bích Quy. Sau đó, xe này đi đón 13 học sinh, trong đó có bé L.
Đến 15h30 cùng ngày, ông Phiến đến bãi gửi xe lấy xe đến trường Gateway đón học sinh. Khi bà Quy đưa các học sinh ra cổng để lên xe thì không thấy cháu L, khi mở cửa xe thì phát hiện bé L nằm ngửa dưới sàn sau ghế lái nên hô hoán mọi người bế cháu vào phòng y tế.
Nói về việc này, Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an Hà Nội cho biết, giám định pháp y chính thức cho thấy, cháu L chết do suy hô hấp, tuần hoàn sốc nhiệt trong không gian giới hạn.
Kết quả giám định cũng loại trừ nguyên nhân bé trai tử vong do tác động ngoại lực. “Thời gian tử vong từ 9-12 giờ tính từ thời điểm khám nghiệm tử thi là 0 giờ 30 ngày 7-8, tức là cháu bị chết ngạt trong ôtô”- ông Tùng nói.
Thu Hoài
Theo baodatviet
Vì sao bà Nguyễn Bích Quy đón trẻ Gateway bị bắt tạm giam 3 tháng?
VKS đánh giá việc bắt tạm giam bà Quy nhằm đảm bảo sự thật khách quan và toàn diện của vụ án. Còn luật sư cho rằng bị can hay người bào chữa có thể khiếu nại việc tạm giam này.
Bé trai lớp 1 trường Gateway bị bỏ quên trên ôtô thế nào?
Lên xe đưa đón học sinh để đến trường, Long bị bỏ quên suốt 9 tiếng trên ôtô. Khi được đưa đến bệnh viện, bé trai trường Gateway đã tử vong.
Liên quan vụ nam sinh trường Gateway tử vong trên ôtô đưa đón, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã bắt tạm giam bà Nguyễn Bích Quy - người đưa đón học sinh.
Lệnh bắt tạm giam được VKSND cùng cấp phê chuẩn sau hơn 5 giờ tống đạt quyết định khởi tố bị can này.
Tạm giam là cần thiết
Trao đổi với Zing.vn, ông Đinh Minh Tảo - Viện trưởng VKSND quận Cầu Giấy - khẳng định việc phê chuẩn lệnh bắt tạm giam đối với bà Quy là cần thiết, nhằm đảm bảo sự thật khách quan và tính toàn diện của vụ án.
"Có quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam, sau đó cơ quan chức năng lần lượt thi hành 2 quyết định này. Việc khởi tố diễn ra trước rồi mới đến bắt tạm giam", ông Tảo thông tin.
Ông Đinh Minh Tảo, Viện trưởng VKSND quận Cầu Giấy. Ảnh: Hoàng Lam.
Nói về căn cứ khởi tố bà Quy, ông Tảo phân tích sau khi nhận được quyết định khởi tố của cơ quan điều tra, VKS đã nghiên cứu lời khai của bà Quy và toàn bộ những người liên quan về sự việc.
Ngoài ra, căn cứ kết quả khám nghiệm hiện trường, giám định pháp y tử thi và những tài liệu khác như hình ảnh camera ghi lại các học sinh lên, xuống xe đưa đón và một số chứng cứ khác, VKS đã phê chuẩn khởi tố.
Đối với việc tạm giam 3 tháng, Viện trưởng VKS nhấn mạnh thời hạn này được căn cứ theo quy định của pháp luật về tội Vô ý làm chết người. Cụ thể, bà Quy bị khởi tố theo khoản 1, Điều 128 Bộ luật Hình sự.
Với điều khoản này, bị can có thể chịu một trong các hình phạt tương ứng, gồm cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Có thể khiếu nại việc bị tạm giam
Theo luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư Hà Nội), bà Nguyễn Bích Quy bị khởi tố tội danh với khung hình phạt cao nhất 5 năm tù. Như vậy, người này bị cáo buộc thuộc loại tội phạm nghiêm trọng.
Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do bộ luật này quy định đối với tội đó là từ trên 3 năm tù đến 7 năm tù.
Trong khi đó, Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định biện pháp ngăn chặn tạm giam được áp dụng với các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Còn trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng và phạm tội nghiêm trọng thì sẽ không áp dụng hình thức tạm giam, trừ khi bị can thuộc một trong các trường hợp phải tạm giam theo quy định.
Theo luật sư Cường, bà Quy thuộc trường hợp phạm tội nghiêm trọng, có thể được tại ngoại.
Cơ quan chức năng xuất hiện tại trường Gateway sau khi xảy ra vụ án. Ảnh: Hải Nam.
Do đó, để có căn cứ tạm giam người này, cơ quan tố tụng phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh hành vi của bà Quy thuộc một trong các trường hợp như: Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; không có nơi cư trú rõ ràng; có dấu hiệu bỏ trốn; có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án...
Một luật sư khác thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội nhận định trong trường hợp cho rằng cơ quan điều tra tạm giam bị can không đúng quy định thì VKS cùng cấp hoặc VKS cấp trên có thể yêu cầu thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam đó.
Ngoài ra, bản thân bị can, luật sư của bị can cũng có quyền khiếu nại đối với lệnh tạm giam đó để đảm bảo quyền lợi của bị can theo quy định.
Sáng sớm 6/8, ông Doãn Quý Phiến lái ôtô chở bà Quy đi đón cháu Lê Hoàng Long tại tòa nhà Trung Yên Plaza. Bé trai này ngồi ở hàng ghế sát dãy cuối.
Khi đến trường, bà Quy đưa 2 cháu quấy khóc vào trường. Các học sinh còn lại tự xuống xe. Chiều cùng ngày, tài xế đánh ôtô trở lại trường để đón học sinh thì phát hiện bé Long nằm trên sàn xe. Sau đó, nạn nhân được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong ngoại viện.
Ngày 2/8, Công an quận Cầu Giấy khởi tố bị can đối với bà Quy về hành vi Vô ý làm chết người. 3 ngày sau, VKSND cùng cấp phê chuẩn quyết định này. Chiều 27/8, bà Quy bị bắt tạm giam 3 tháng.
Công an Hà Nội kết luận nạn nhân chết ngạt do suy hô hấp, tuần hoàn sốc nhiệt trong không gian giới hạn. Thời gian tử vong từ 9-12h tính từ thời điểm khám nghiệm tử thi là 0h30 ngày 7/8. Kết quả giám định cũng loại trừ nguyên nhân bé trai tử vong do tác động ngoại lực.
Lời kể của người đưa đón trẻ ở trường Gateway sau vụ bé 6 tuổi tử vong
Bà Nguyễn Bích Quy nói sau khi xảy ra vụ việc, phía nhà xe đã yêu cầu gia đình nộp sơ yếu lý lịch để làm hợp đồng lao động với bà.
Theo vietnamnet
Xác định thời gian bé trai 6 tuổi trường Gateway tử vong khi bị bỏ quên trên ô tô Theo Phó giám đốc Công an Hà Nội, theo kết quả giám định pháp y chính thức, cháu Lê Hoàng L. chết do suy hô hấp, tuần hoàn sốc nhiệt trong không gian giới hạn. Thời gian tử vong từ 9-12h tính từ thời điểm khám nghiệm tử thi là 0h30 ngày 7/8, tức là cháu bị chết ngạt trong ô tô. Ngày...