Vụ bắt giữ CFO của Huawei là khởi đầu của cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc
Vụ việc bắt giữ nữ giám đốc điều hành đứng đầu Huawei đã đẩy những căng thẳng của cuộc chiến giành sự thống trị về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc lên một nấc thang mới.
Huawei là một trong những nhà sản xuất smartphone và thiết bị mạng lớn nhất thế giới, chính là “trái tim” của tham vọng “Made in China 2025″ của Trung Quốc. Kế hoạch hàng trăm tỷ này có mục đích đưa Trung Quốc lên vị trí dẫn đầu trong các ngành công nghiệp như robot, ô tô điện và chip máy tính. Còn sự ra đời của công nghệ 5G được Huawei triển khai là ưu tiên hàng đầu.
Trong khi đó, Mỹ đã nói rõ ràng rằng nước này sẽ đẩy lùi tham vọng và sức mạnh công nghệ của Trung Quốc để duy trì vị thế thống trị.
“Vào thế kỷ 20, thép, than, ô tô, máy bay và tàu thủy cùng khả năng sản xuất hàng loạt chính là nguồn sức mạnh của quốc gia”, James Andrew Lewis, giám đốc chương trình Technology Policy Program tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế Washington, cho biết. “Các nền tảng an ninh và sức mạnh đã không còn như trước đây. Khả năng tạo ra và sử dụng các công nghệ mới là nguồn sức mạnh về kinh tế và an ninh quân sự.”
Đó cũng chính là quan điểm của một số thành viên chính phủ Trung Quốc đối với việc bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, CFO của Huawei. Bà Mạnh bị bắt giữ vào ngày 1 tháng 12 tại Canada, theo yêu cầu từ phía Mỹ, hiện đang tìm cách dẫn độ bà.
Hôm thứ Năm, một bài xã luận trên tờ China Daily viết: “Mỹ đang cố gắng làm mọi điều có thể để ngăn chặn sự phát triển rộng rãi của Huawei trên thế giới, chỉ vì đây là “nhân vật chủ chốt” của các công ty công nghệ có sức cạnh tranh lớn của Trung Quốc.”
Vụ việc của bà Mạnh có thể là yếu tố khiến cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lan rộng hơn. Nhìn chung, diễn biến sắp tới phần lớn phụ thuộc vào những lời phát biểu của Mỹ và phản ứng từ phía Trung Quốc. Hôm thứ Bảy, Trung Quốc cho biết, vụ bắt giữ bà Mạnh “đã vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp, đó là hành động không tôn trọng pháp luật, vô lý, tàn nhẫn và về bản chất là cực kỳ xấu.”
Video đang HOT
Căng thẳng gia tăng
Những tham vọng đối với công nghệ của Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm của Mỹ trong nhiều năm, đặc biệt là bởi các mục tiêu của Bắc Kinh được coi là dựa vào việc trộm cắp công nghệ của Mỹ.
Tổng thống Donald Trump đã cố gắng trực tiếp giải quyết các vấn đề này bằng việc áp dụng các mức thuế quan lên hàng tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, nhằm ngăn chặn hành vi ăn cắp công nghệ của Trung Quốc. Giới chức nước này cũng nói rằng Trung Quốc phải dừng việc ép buộc các công ty phải tiết lộ bí mật thương mại.
Trong khi đó, Mỹ cũng nhắm vào các công ty công nghệ của Trung Quốc khác như ZTE. Hồi tháng 4, Bộ Thương mại đã ban hành lệnh cấm các công ty Mỹ xuất khẩu các linh kiện thiết yếu cho ZTE, khiến ZTE đã phải tạm dừng hầu hết tất cả các hoạt động trong nhiều tháng.
Vào tháng 10, bộ này cũng ban hành lệnh cấm tương tự đối với nhà sản xuất chip Phúc Kiến Kim Hoa của Trung Quốc. Chính phủ Mỹ cho biết công ty này là “nguy cơ tiềm tàng về các hoạt động đi trái lại với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.”
Đồng thời, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thúc đẩy phát triển lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc, trở nên tự chủ hơn bằng cách giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài. Tuy nhiên, việc đặt sự chú ý vào Huawei sẽ tạo ra một nguyên nhân khác gây căng thẳng. Huawei đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đưa công nghệ 5G của Trung Quốc ra thế giới.
Công ty này cũng chi rất nhiều cho việc nghiên cứu, phát triển và quảng cáo, tiếp thị cho các thiết bị 5G. Paul Triolo, đứng đầu nhóm nghiên cứu chính sách công nghệ toàn cầu của Eurasia Group, cho biết đây là công ty duy nhất trên thế giới có thể sản xuất tất cả các thành phần tạo nên mạng 5G, như các trạm gốc (base station), các trung tâm dữ liệu, ăng-ten, thiết bị cầm tay và đưa chúng về “cùng quy mô và chi phí”.
“Ông Tập cho biết ông muốn Trung Quốc thống trị thị trường 5G trên thị trường toàn cầu”, Lewis cho biết. “Rất nhiều người coi đó là làn sóng công nghệ tiếp theo và nghĩ rằng nó sẽ là một hiện tượng như internet và smartphone.”
Những rủi ro Huawei sẽ gặp phải
Dẫu vậy, để thành công trong việc xây dựng mạng lưới 5G thì Huawei lại cần đến Mỹ.
Trong số 92 nhà cung cấp chính của Huawei, có đến 33 công ty Mỹ, bao gồm các nhà sản xuất chip Intel, Qualcomm, Micron và các công ty phần mềm Microsoft, Oracle, theo Gavekal Reasearch. Ông Tom Holland đến từ công ty nghiên cứu này cho hay: “Nếu bây giờ Washington cấm các công ty này xuất khẩu cho Huawei thì gã khổng lồ viễn thông của Trung Quốc sẽ sẵn sàng “tranh đấu”.
Liệu Huawei có phải đối mặt với các vấn đề về pháp lý hay không là câu hỏi vẫn cần thời gian để trả lời, dù đã có suy đoán rằng công ty có thể phải chịu lệnh cấm xuất khẩu do vi phạm lệnh trừng phạt như trường hợp của ZTE.
Nếu lệnh cấm này được ban hành thì sẽ là một thảm họa đối với Huawei và sẽ phá hỏng kế hoạch triển khai công nghệ 5G của Bắc Kinh trên quy mô thương mại lớn vào năm 2020.
Huawei đã gặp các vấn đề trong việc triển khai công nghệ 5G trong bối cảnh nhiều nước bày tỏ lo ngại về các thiết bị của họ có thể gây ra những rủi ro về an ninh quốc gia. New Zealand và Úc đã cấm các thiết bị của Huawei sử dụng mạng đi dộng 5G. Tập đoàn viễn thông BT của Anh mới đây cũng cho biết họ sẽ không mua thiết bị truyền tin cốt lõi của Huawei cho mạng 5G.
Tuy nhiên, việc xử phạt Huawei có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo GenK
Huawei công bố chiến lược AI và danh mục AI đầy đủ cho mọi kịch bản
Ngày 10/10, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Thế giới Thượng Hải, đã diễn ra sự kiện thường niên HUAWEI CONNECT, với chủ đề "Kích hoạt trí thông minh" (Activate Intelligence), tập trung vào trí tuệ nhân tạo (AI).
Tại sự kiện này, Chủ tịch luân phiên của Huawei, Eric Xu đã công bố chiến lược AI của Huawei, cũng như danh mục AI toàn diện cho mọi kịch bản.
Danh mục AI của Huawei bao gồm loạt chip AI mới dòng Ascend - dòng chip và IP AI đầu tiên trên thế giới được thiết kế cho đầy đủ các kịch bản (xem bên dưới để biết thêm thông tin). Danh mục cũng bao gồm các sản phẩm mới và dịch vụ đám mây được xây dựng trên khả năng của chip Ascend.
Với danh mục AI toàn diện của mình, Huawei nhằm mục đích cung cấp trí tuệ phổ biến để giúp thúc đẩy phát triển các ngành và xây dựng một thế giới thông minh, được kết nối trọn vẹn.
Huawei dự báo đến năm 2025, thế giới sẽ có trên 40 tỷ thiết bị thông minh cá nhân và 90% người dùng thiết bị sẽ có một trợ lý kỹ thuật số thông minh. Việc sử dụng dữ liệu sẽ đạt 86% và các dịch vụ AI sẽ sẵn có, phổ biến như không khí chúng ta hít thở. Theo Huawei, AI đã trở thành một công nghệ mục tiêu chung mới và sẽ thay đổi tất cả các ngành, các lĩnh vực và các tổ chức trên trái đất.
Thay đổi chủ động là bước đi đầu tiên hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn trong AI. Huawei đã xác định mười thay đổi sẽ giúp mở con đường này, bao gồm: Đào tạo mô hình nhanh hơn; Khả năng điện toán dồi dào và giá cả hợp lý; Triển khai AI và quyền riêng tư của người dùng; Các thuật toán mới; Tự động hóa AI; Ứng dụng thực tế; Hệ thống vòng khép kín, thời gian thực; Xung lượng đa công nghệ; Hỗ trợ nền tảng; Sự sẵn sàng của đội ngũ nhân lực, nhân tài.
Mười thay đổi này không chỉ là hy vọng của Huawei đối với ngành công nghiệp AI; chúng còn là nguồn cảm hứng đằng sau chiến lược AI của công ty.
"Chiến lược AI của Huawei là đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và phát triển nhân tài, xây dựng danh mục AI đầy đủ, cho tất cả các kịch bản và thúc đẩy một hệ sinh thái mở toàn cầu", Eric Xu nói trong bài phát biểu của mình.
Ông giải thích: "Tại Huawei, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm cách để nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả với AI. Trong lĩnh vực viễn thông, chúng tôi sẽ áp dụng SoftCOM AI để làm giúp cho vận hành và bảo trì (O&M) hệ thống mạng hiệu quả hơn".
Theo thuonggiaonline
Huawei bị cấm phát triển mạng 5G tại Mỹ vì lý do an ninh Mạng 5G đang là bước tiến mới của nền công nghiệp mạng di động nhưng Huawei đang gặp phải một trở ngại lớn. Theo đó, Huawei đã bị cấm tham gia phát triển mạng 5G tại Hoa Kỳ vì lý do an ninh quốc gia. Mặc dù vậy, Huawei đang vận động hành lang để được FCC Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm. Điểm...