Vụ bắt cóc và sát hại triệu phú cờ bạc gây chấn động Đài Loan
Cảnh sát Đài Loan ngày 25.8 cho biết một doanh nhân được cho là đã tích tụ tài sản trị giá hàng chục triệu USD bằng cờ bạc phi pháp đã bị những kẻ bắt cóc bao gồm tài xế riêng sát hại, trong một vụ việc gây chấn động hòn đảo này, theo hãng tin AFP.
Shih Chia-chin bị tài xế riêng Hsieh Yuan-hsin bắt cóc ngay khi về đến sân bay quốc tế Đào Viên vào ngày 18.8. Ba giờ sau đó, kế toán viên tại công ty của ông Shih nhận được một cuộc gọi điện thoại từ những kẻ bắt cóc đòi khoản tiền chuộc là 50 triệu Đài tệ (1,7 triệu USD).
Vụ bắt cóc và sát hại triệu phú cờ bạc gây chấn động Đài Loan. (Ảnh minh họa)
Sau khi thương thảo với những kẻ bắt cóc, gia đình của ông Shih đã chuyển tiền vào 3 tài khoản ngân hàng được chỉ định và báo cảnh sát, theo một thông báo từ cảnh sát thành phố Đài Trung.
Thông báo cho biết Hsieh đã cố gắng rút tiền nhưng bỏ cuộc và chạy trốn sau khi được nhân viên ngân hàng yêu cầu xuất trình chứng minh thư.
Các công tố viên đã ra quyết định cấm Hsieh rời Đài Loan. Nhưng khoảng 4 giờ sau đó, nghi phạm đã đáp chuyến bay sang Thái Lan bằng hộ chiếu giả, cảnh sát cho biết.
Thi thể của ông Shih được tìm thấy vào tối 24.8 tại một con mương ở khu vực xa xôi tại thành phố Đài Nam.
Video đang HOT
Cảnh sát nói ít nhất 2 người khác có dính líu đến vụ này.
Dẫn nguồn tin cảnh sát, tờ United Daily News tiết lộ nhiều khả năng có một kẻ chủ mưu đứng sau Hsieh, vốn không có tiền sử phạm tội.
Nguồn tin trên cũng cho biết tiền chuộc có thể không phải là mục đích chính của vụ bắt cóc.
Truyền thông Đài Loan cho biết ông Shih đã hạn chế gây chú ý kể từ khi sống sót qua một âm mưu bắt cóc cách đây 4 năm.
Ông Shih từng bị kết án 18 tháng tù treo sau khi đường dây đánh bạc qua internet của ông bị phá vỡ cách đây 9 năm, theo United Daily News. Tờ báo này cũng cho biết ông Shih đã tạo dựng sản nghiệp trị giá nhiều tỉ Đài tệ.
Theo Thanh Niên
'Lọt lưới' gần 230 kg ma túy: Khâu kiểm soát của Hải quan Tân Sơn Nhất có vấn đề?
Nhiều người từng làm thủ tục xuất nhập hàng hóa tại sân bay này khẳng định việc để một số lượng ma túy cực lớn "lọt lưới" là do quy trình kiểm soát có vấn đề.
Một cảnh sát Đài Loan đang đứng gác ở thành phố Đài Bắc - Ảnh minh họa: AFP
Trước đó, vào ngày 17/11, nhà chức trách Đài Loan đã bắt và tịch thu 600 bánh heroin nặng gần 230 kg trị giá 300 triệu USD, được "nén" trong 12 dàn loa nằm trong máy bay chở hàng của hãng hàng không China Airlines (Đài Loan) cất cánh từ Việt Nam. Đây được coi là vụ vận chuyển ma túy bằng đường hàng không lớn nhất từ trước đến nay.
Ông H. - nhân viên một công ty vận chuyển hàng hóa có trụ sở trên đường Cộng Hòa (Tân Bình, TP.HCM) - cho hay theo đúng quy định hàng hóa khi xuất qua sân bay Tân Sơn Nhất đều làm làm thủ tục và trải qua công tác kiểm soát rất nghiêm ngặt.
Tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện có hai đơn vị hải quan trực thuộc Cục Hải quan TP.HCM làm nhiệm vụ quản lý thủ tục xuất nhập cảnh cho hành khách và xuất nhập khẩu hàng hóa là Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh.
Theo thống kê của hải quan, chỉ hơn một năm nay, tại đây đã phát hiện và bắt giữ 34 vụ vận chuyển ma túy các loại với số lượng lên đến 101,76 kg và 2.065 viên ma túy tổng hợp. Riêng 10 tháng đầu năm 2013 đã bắt giữ 9 vụ với 23,67 kg và 2.065 viên ma túy tổng hợp.
Theo đó, nếu lô hàng đó thuộc luồng xanh (hàng không nằm trong danh mục cấm, nguy hại và doanh nghiệp xuất nhập lô hàng đó không nợ đọng thuế, thực hiện nghĩa vụ tài chính - PV) sẽ chỉ trải qua kiểm tra bằng máy chiếu, không phải kiểm tra thủ công (bóc gỡ hàng ra để nhân viên hải quan kiểm tra - PV).
Tuy nhiên, nếu lô hàng thuộc vào luồng vàng và luồng đỏ sẽ phải trải qua hai khâu kiểm tra máy chiếu và thủ công.
"Thuộc vào luồng vàng và luồng đỏ, lô hàng đó sẽ bị dỡ ra để nhân viên hải quan kiểm tra phía trong. Nếu rơi vào tình huống này thì việc kiểm tra được thực hiện nghiêm ngặt vô cùng. Cái gì qua máy chiếu cũng bị phát hiện. Doanh nghiệp dù muốn cũng không thể gian lận được. Cho nên trong vụ này chắc chắn khâu kiểm soát từ hải quan có vấn đề", ông H. kết luận.
Đồng tình, bà T. - đại diện một công ty xuất nhập khẩu ở quận 3 - cho biết hiện công tác kiểm tra hàng xuất khẩu khá thoáng so với hàng nhập khẩu.
Theo đó, đối với hàng xuất khẩu, nếu lô hàng thuộc vào luồng xanh sẽ được miễn kiểm tra thủ công mà doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục xuất nhập.
"Tuy nhiên dù khó hay dễ thì lô hàng đó đều phải qua kiểm tra soi chiếu bằng máy. Cho dù lô hàng đó qua mặt được nhân viên kiểm tra nhưng nếu có vấn đề chắc chắn sẽ bị máy phát hiện", bà T. nói.
Theo một lãnh đạo Trung tâm an ninh hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, vụ việc đang được Tổng cục Hải quan phối hợp với Cục Phòng chồng tội phạm ma túy (Bộ Công an) điều tra. Ông này cũng cho hay trong vụ này, cơ quan an ninh sân bay không liên quan mà việc kiểm soát hàng hóa là nhiệm vụ của đơn vị hải quan ở sân bay.
Trước câu hỏi liệu quy trình kiểm soát hàng hóa ở sân bay Tân Sơn Nhất có vấn đề bởi 230 kg ma túy là số lượng cực lớn không thể dễ dàng "lọt lưới" được, ông này nói: "Vụ việc đang được tiến hành điều tra nên tôi không bình luận nhưng việc kiểm soát tốt an ninh, hàng hóa hay không còn phải liên quan rất lớn đến quy trình kiểm soát, đầu tư cơ sở vật chất, máy móc của từng đơn vị".
Chiều 25/11, PV đã liên lạc với ông Đỗ Thanh Quang - Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - để làm rõ vụ việc. Tuy nhiên, ông Quang cho hay mọi thông tin vụ việc cần phải liên lạc với Cục Hải quan TP.HCM.
Chúng tôi cũng đã liên lạc với ông Trần Mã Thông, Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM, người phụ trách công tác phòng chống ma túy của Cục Hải quan TP.HCM, nhưng mọi cố gắng đều bất thành.
"Nói tên sợ ảnh hưởng công ty này, công ty kia" Liên quan đến vụ việc, đại diện hãng China Airlines tại Việt Nam cho hay hãng nhận được hợp đồng đặt hàng vận chuyển vào ngày 14/11, từ một đại lý quen biết là Korchina Logistics. Đơn hàng vận chuyển mà Korchina Logistics yêu cầu là 12 dàn loa, có trọng lượng 400 kg được ghi tên người gửi là Công ty TNHH thương mai và dịch vụ giao nhân Lê Hòa. Trao đổi với PV qua điện thoại sáng 25/11, ông Dương Minh Hòa, Giám đốc Công ty TNHH thương mai và dịch vụ giao nhân Lê Hòa, đơn vị được cho là "chủ hàng" của 12 dàn loa (bên trong chứa 230 kg ma túy - PV), khẳng định công ty không phải là chủ sở hữu số loa nói trên. Theo ông Hòa, công ty chỉ là nơi làm thủ tục hải quan cho khách hàng để đưa số loa trên sang Đài Loan. Tuy nhiên, khi PV hỏi đối tác đó là ai, ông Hòa đáp: "Bây giờ trong quá trình điều tra nên tôi không thể cho biết tên được vì sợ làm ảnh hưởng đến làm ăn của công ty này, công ty kia. Anh ráng chờ kết luận điều tra đi. Tôi nghĩ sẽ có kết quả nhanh thôi".
Theo Xahoi
Vụ buôn lậu ma túy lớn nhất Đài Loan xuất phát từ Việt Nam Cảnh sát Đài Loan cho biết vừa phá được một vụ buôn lậu ma túy lớn nhất trong vòng 20 năm, tại sân bay quốc tế Đào Nguyên, bắt giữ 7 người và tịch thu 229 kg heroin đến từ Việt Nam. Tờ Đài Bắc Thời Báo dẫn thông tin từ cơ quan điều tra tội phạm Đài Loan (CIB) cho biết tổng...