Vụ bảo mẫu làm chết bé trai 7 tháng tuổi: Tòa tuyên án, người thân nạn nhân ôm nhau khóc
Sau một ngày xét xử và nghị án, HĐXX đã đưa ra phán quyết đối với bị cáo Chu Uyển Vân.
Bị cáo Vân tại phiên tòa.
Chiều 28/11, Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm ( Hà Nội) đưa bị cáo Chu Uyển Vân (27 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) ra xét xử về tội “Vô ý làm chết người”.
Bị hại trong vụ án này là bé trai N.B.K. (7 tháng tuổi, ở huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Trước khi hội đồng xét xử (HĐXX) vào phần nghị án, bị cáo Vân được nói lời sau cùng.
Bị cáo Vân cho biết, để xảy ra sự việc của cháu K bị cáo rất ăn năn, hối hận, không mong muốn điều đó xảy ra với bé.
“Bản thân tôi rất day dứt, mong gia đình thông cảm, HĐXX giảm nhẹ tội, cho tôi cơ hội để sửa chữa sai lầm”, bị cáo Vân trình bày.
Sau khi nghị án, HĐXX nhận định, hành vi của bị cáo gây hoang mang cho dự luận. Trong cùng một lúc trông 4 đứa trẻ, bị cáo lại không có kỹ năng xử lý tình huống.
Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, vì hoàn cảnh khó khăn, không hiểu biết để hậu quả xảy ra. Bị cáo đang nuôi 4 con nhỏ và cũng tự nguyện khắc phục hậu quả 20 triệu đồng.
Từ đó, HĐXX tuyên phạt, bị cáo Chu Uyển Vân 15 tháng tù và đền bù thiệt hại cho gia đình bị hại hơn 150 triệu đồng.
Video đang HOT
Bà ngoại và mẹ cháu bé ôm nhau khóc sau khi tòa tuyên án
Khi tòa tuyên án, chị Nguyễn Bích Hằng (29 tuổi, ở Gia Lâm, Hà Nội), mẹ bé K bật khóc, đi không vững, phải có người dìu ra ngoài.
Chia sẻ với PV sau phiên tòa, chị Hằng cho biết, bản án của bị cáo Vân quá thấp, gia đình chị sẽ tiếp tục kháng cáo.
Tại phiên tòa, bà ngoại của bé K cũng có mặt. Ngồi dưới khán phòng xử, bà ngoại cháu bé bật khóc và luôn tự trách bản thân mình không lên trông cháu kịp thời để bé gặp chuyện.
Bà cho biết, do bận việc ở nhà nên bà chỉ lên trông bé K được 3 tháng. Bé K khá nhanh nhẹn, không quấy khóc và chơi rất ngoan.
“Thương thằng bé phải chết oan uổng”, mẹ chị Hằng bật khóc ôm con gái sau phiên tòa.
Theo cáo trạng, Chu Uyển Vân không được đào tạo về trông trẻ, không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép mở lớp trông trẻ tại nhà. Tuy nhiên, Vân tự tin thấy bản thân có khả năng trông giữ, đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh nên nhận trông giữ trẻ thuê.
Ngày 10/1, Vân nhận trông cháu K, là con trai của chị Nguyễn Bích Hằng (quê ở quận Hồng Bàng, Hải Phòng) với giá 250.000 đồng/đêm.
Trong quá trình trông giữ cháu K, Vân không chú ý theo dõi, nên sau khi ăn sữa, cháu bé có biểu hiện sặc sữa. Khi phát hiện, Vân tự ý sơ cứu cho cháu K. Đến khi cháu lả đi, hơi thở yếu, Vân gọi cho trung tâm cấp cứu.
Y sĩ trực cấp cứu 115 gọi điện thoại để hướng dẫn Vân sơ cứu cho cháu bé trong lúc chờ xe cấp cứu đến. Do lo sợ, hoảng loạn nên Vân không tra cứu theo hướng dẫn và tiếp tục sơ cứu theo bản năng. Sau đó, cấp cứu 115 đến và xác định cháu K đã tử vong.
Nguyên nhân cháu K tử vong được xác định là do suy hô hấp – tuần hoàn định hướng đến ngạt do bít tắc đường hô hấp gây nên, không phát hiện bệnh lý bất thường.
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương được giảm 12 tháng tù
Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận một phần kháng cáo của cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm và giảm án cho bị cáo Liêm từ 7 năm tù xuống 6 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".
Sáng 28/12, Hội đồng xét xử phúc thẩm TAND cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án đối với cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm và 3 bị cáo khác có đơn kháng cáo trong vụ thao túng "đất vàng" liên quan đến Tổng Công ty Bình Dương.
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm.
Xét tính chất vụ án, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định, đây là vụ án rất nghiêm trọng. Đối với bị cáo Trần Thanh Liêm, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy, bị cáo thể hiện thái độ ăn năn, hối cải, tại phiên tòa xuất trình tài liệu thể hiện việc đang điều trị bệnh, đồng thời tác động tới gia đình nộp hơn 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ án. Những tình tiết đó được xác định là chứng cứ mới để xem xét, giảm nhẹ hình phạt.
Đối với bị cáo Trần Nguyên Vũ (cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bình Dương), tại phiên tòa phúc thẩm cũng xuất trình thêm những chứng cứ mới tại phiên tòa; bị cáo Vũ thành khẩn khai báo, chủ động nộp tiền khắc phục hậu quả nên cũng được xem là căn cứ mới để xem xét, giảm nhẹ hình phạt.
Đối với bị cáo Lý Thanh Châu (cựu Thành viên HĐTV, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Bình Dương) 0và bị cáo Đỗ Thị Thanh Thúy (cựu Kế toán trưởng Tổng Công ty Bình Dương), Hội đồng xét xử phúc thẩm cho rằng, tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng hết các tình tiết giảm nhẹ. Tại phiên tòa phúc thẩm, hai bị cáo Châu và Thúy không có tình tiết giảm nhẹ mới nên không có cơ sở chấp nhận kháng cáo.
Với quan điểm trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Trần Thanh Liêm và bị cáo Trần Nguyên Vũ. Hội đồng xét xử phúc thẩm bác kháng cáo của bị cáo Lý Thanh Châu và bị cáo Đỗ Thị Thanh Thúy.
Về hình phạt, bị cáo Trần Thanh Liêm Hội được giảm từ 7 năm tù xuống 6 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - bị cáo Trần Thanh Liêm.
Bị cáo Trần Nguyên Vũ được giảm từ 12 năm tù xuống 10 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí"; y án11 năm tù về tội "Tham ô tài sản". Tổng hợp hình phạt cả hai tội danh là 21 năm tù.
Bị cáo Lý Thanh Châu 4 năm 6 tháng tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".
Bị cáo Đỗ Thị Thanh Thúy 30 tháng tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".
Hội đồng xét xử phúc thẩm khẳng định, tại phiên tòa, bị cáo Trần Thanh Liêm thừa nhận sai phạm như bị quy kết, nhưng bị cáo cũng xuất trình thêm những chứng cứ mới, trong đó có tài liệu thể hiện gia đình bị cáo đã nộp hơn 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Binh Dương - bị cáo Trần Nguyên Vũ.
Ba bị cáo: Trần Nguyên Vũ, Lý Thanh Châu và Đỗ Thị Thanh Thúy cũng thừa nhận hành vi sai phạm, nhưng cho rằng chỉ "làm theo sự chỉ đạo của cấp trên". Từ đó, ba bị cáo mong Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét vai trò, vị trí trong vụ án, đồng thời áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ mới.
Theo Hội đồng xét xử phúc thẩm, trong vụ án này, bị cáo Trần Thanh Liêm có chức vụ cao, nhưng lại có hành vi sai phạm của người đứng đầu.
Bị cáo Trần Nguyên Vũ phạm tội với vai trò đồng phạm với bị cáo Nguyễn Văn Minh (cựu Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Bình Dương), trực tiếp xâm phạm tới tài sản Nhà nước.
Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Minh bị tuyên phạt 27 năm tù về hai tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và tội "Tham ô tài sản". Bị cáo Minh không kháng cáo, cũng không bị kháng nghị nên bản án đã có hiệu lực pháp luật),
Bị cáo Lý Thanh Châu và bị cáo Đỗ Thị Thanh Thúy là đồng phạm giúp sức cho bị cáo Nguyễn Văn Minh, có vai trò thứ yếu.
Theo bản án sơ thẩm, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý vốn, tài sản của Nhà nước tại Tổng Công ty Bình Dương, các bị cáo đã có những hành vi vi phạm pháp luật trong lãnh đạo, chỉ đạo, cố ý làm trái các quy định của pháp luật về quản lý vốn, tài sản, gây hậu quả thất thoát đặc biệt lớn cho Nhà nước.
Bị cáo Trần Văn Nam (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 7 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", không kháng cáo, cũng không bị kháng nghị) biết rõ nội dung đề xuất áp đơn giá đất bình quân năm 2006 để thu tiền sử dụng đất theo các quy định giao đất năm 2012 và 2013 là trái quy định, nhưng vẫn ban hành công văn để thu tiền sử dụng đất của Tổng Công ty Bình Dương, gây thất thoát cho Nhà nước hơn 700 tỷ đồng.
Các bị cáo nguyên là lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương và một số cơ quan tham mưu của tỉnh Bình Dương đều biết việc bị cáo Nguyễn Văn Minh (cựu Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Bình Dương) và đồng phạm chuyển nhượng 43 ha "đất vàng" và 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú cho tư nhân là trái quy định, gây thất thoát tài sản Nhà nước.
Tuy nhiên, các bị cáo đã không ngăn chặn, yêu cầu khắc phục, thu hồi tài sản cho Nhà nước mà còn hợp thức hóa thủ tục để bị cáo Nguyễn Văn Minh hoàn tất việc chuyển nhượng tài sản Nhà nước sang công ty của con rể là Nguyễn Đại Dương và bán cho công ty tư nhân, gây thất thoát tài sản Nhà nước.
Đối với khu "đất vàng" 145 ha, quá trình cổ phần hóa Tổng Công ty Bình Dương, bị cáo Nguyễn Văn Minh cùng các đồng phạm cố ý loại trừ khu đất này, không tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, gây thất thoát cho Nhà nước số tiền đặc biệt lớn.
Ngoài ra, do cần có nguồn tiền để xử lý khoản nợ mà bị cáo Nguyễn Văn Minh cùng một số bị cáo khác đã sử dụng trước đó và cần tiền để xử lý các vấn đề tài chính khác. Bị cáo Nguyễn Văn Minh đã đưa ra chủ trương và chỉ đạo thực hiện việc chi gần 965 tỷ đồng để mua 9.120.000 cổ phần với giá 105.737 đồng một cổ phần, gây thiệt hại cho Tổng Công ty Bình Dương hơn 815 tỷ đồng
Bắt Nguyễn Thu Hằng về hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ..." Ngày 27/11, Công an TP Đồng Hới, Quảng Bình đã thi hành lệnh khám xét chỗ ở, bắt tạm giam 3 tháng đối với bị can Nguyễn Thu Hằng về hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân". Theo đó, sau khi Hội đồng...