Vụ án vườn mít: Bị cáo khẳng định bị ép cung
Sáng 3-1, TAND tỉnh Bình Phước đưa “ vụ án vườn mít” ra xét xử sơ thẩm (lần 4) đối với bị cáo Lê Bá Mai (SN 1982, quê Thanh Hóa) về tội “hiếp dâm trẻ em” và “giết người”.
Phiên tòa lần này lại vắng mặt nhiều nhân chứng và luật sư Phan Văn Ẩn, người bào chữa cho bị cáo Mai.
Giải thích việc vắng mặt các nhân chứng, chủ tọa phiên tòa cho biết trước đó HĐXX đã yêu cầu công an áp giải đến tòa nhưng những người được triệu tập vẫn không có mặt đầy đủ.
Tại phiên tòa, bị cáo Mai khẳng định mình bị dùng nhục hình để ép cung nên mới khai mình là hung thủ, đồng thời phủ nhận tất cả những lời khai bất lợi.
Khi tòa thẩm vấn, bị cáo Mai khẳng định không nhớ những gì đã khai ban đầu thì HĐXX hỏi tại sao lại đồng ý bồi thường cho bị hại? Ngày 12-11-2004 lấy xe máy của ông chủ là Dương Bá Tuân đi đâu?
HĐXX cũng đề cập đến nội dung bị cáo Mai khai nhận hành vi phạm tội khi có luật sư bên cạnh và chủ tọa phiên tòa đưa ra những lời khai nhận tội của Mai.
Lê Bá Mai được dẫn giải vào phòng xét xử, sáng 3-1
Video đang HOT
Theo cáo trạng, Lê Bá Mai làm thuê cho trang trại của ông Dương Bá Tuân ở xã An Khương, huyện Bình Long (cũ), nay là huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước).
Sáng ngày 12-11-2004, trong lúc đang rải phân cho cây trồng, Mai thấy Thị Út (11 tuổi) và Thị Hằng (13 tuổi) đang mót củ sắn đó nên nảy sinh ý định giao cấu. Mai lấy xe máy chở Út đến khu vườn mít gần đó rồi hãm hiếp nạn nhân.
Sau đó, thấy Út còn thở, Mai lấy quần của Út siết cổ em đến chết rồi mang xác vùi gần một cây mít gần đó.
Đến ngày 16-11-2004, người thân của Thị Út đi tìm và phát hiện thi thể của Út trong vườn mít (thuộc trang trại của ông Tuân) trong tình trạng không mặc quần, xác đã phân hủy.
Tại cơ quan điều tra, nhân chứng Hằng khai nhìn thấy một thanh niên mặc áo xanh, đội nón lá, đi xe máy màu xanh có chở theo bình đá màu đỏ. Tuy nhiên, sau đó Hằng khai rõ người thanh niên là Lê Bá Mai người làm công cho ông Tuân.
Ngày 16-11-2004, Mai bị giam tại công an xã, đến ngày 17-11-2004 được dẫn giải về Công an huyện Bình Long, lúc đó chỉ có 1 điều tra viên tên Huấn lấy lời khai nên cho rằng bị bức cung là không có cơ sở. Trong nhiều chiếc quần dài, Mai nhận dạng được 3 cái, trong đó quần kaki màu xám là quần Mai mặc vào 12-11-2004.
Đến 10 giờ cùng ngày, phiên tòa vẫn chỉ có nhân chứng Thị Hằng, 2 người liên quan là Điểu Ky và Trần Văn Sinh.
Phiên tòa vẫn đang được tiếp tục và dự kiến tuyên án vào hôm nay 4-1.
Theo 24h
Sơ thẩm lần 3 "Vụ án vườn mít": Đề nghị tử hình Lê Bá Mai
Cuối giờ chiều nay 3.1, phiên tòa xử vụ án Lê Bá Mai đi vào phần tranh luận. Đại diện Viện KSND kết luận, tuy những bằng chứng phạm tội của Lê Bá Mai là chưa khớp với thực tế nhưng kết luận hành vi phạm tội của Lê Bá Mai là có cơ sở. Đại diện Viện KSND đề nghị tòa tuyên bị cáo mức án tử hình vì hành vi giết người, phạt 17-18 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em đối với Lê Bá Mai.
Chiều nay 3.1.2013, trong phần xét hỏi công khai, luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Bá Mai cho rằng lời khai của nhân chứng Thị Hằng khai lúc bị cáo Lê Bá Mai chở nạn nhân Thị Út đi để thực hiện hành vi hiếp dâm có mang theo một bình xịt thuốc rầy màu xanh là không đúng với thực tế.
Vì tại nơi làm việc của Lê Bá Mai là nhà ông Dương Bá Tuân không có bình thuốc rầy nào như vậy mà chỉ có bình thuốc bằng chất liệu inox màu trắng.
Đại diện Viện KSND đề nghị tử hình Lê Bá Mai
Về điểm này, đại diện Viện KSND tỉnh Bình Phước cho rằng thời điểm xảy ra vụ án, nhân chứng Thị Hằng còn quá nhỏ, lại là người dân tộc thiểu số nên nhận dạng màu sắc là chưa chính xác với thực tế quá trình phạm tội của Lê Bá Mai.
Ngoài ra, phía đại diện Viện KSND còn cho rằng về vấn đề nhận dạng màu sắc, còn tùy thuộc vào khoảng cách giữa các đối tượng. Theo đó, khoảng cách đứng giữa Thị Hằng với Lê Bá Mai có một đoạn khá xa nhau nên việc nhận diện màu sắc nhầm là điều có thể xảy ra.
Sau đó, đại diện luật sư có thẩm vấn ông Trần Văn Sinh - công an viên xã An Khương, người trực tiếp lấy lời khai của nhân chứng Thị Hằng. Ông Sinh có thừa nhận mình có mâu thuẫn với ông chủ của Lê Bá Mai là ông Dương Bá Tuân. Nhưng mâu thuẫn đó là vì giữa ông Sinh và ông Tuân trước đó, ông Tuân lấy biên bản làm việc lấy lời khai của Thị Hằng của ông Sinh cho photocopy rồi cung cấp cho báo chí khiến ông Sinh bị cấp trên kiểm điểm khiển trách.
Ông Sinh còn cho rằng mâu thuẫn giữa ông và ông Tuân không xuất phát từ việc giữa hai ông có tranh chấp nhau về ranh giới đất (đất ông Sinh giáp ranh với đất ông Tuân).
Đại diện luật sư cho rằng, ông Sinh có thành kiến với ông Tuân và những người làm thuê cho gia đình ông Tuân là điều có thể xảy ra vì tại biên bản ghi lời khai với nhân chứng Thị Hằng không hề nhắc đến bị cáo Lê Bá Mai. Sau đó, được ông Sinh gợi ý - người thanh niên chở nạn nhân Thị Út đi có giống với Lê Bá Mai không - thì nhân chứng Thị Hằng lúc đó mới trả lời rằng người đó giống với Lê Bá Mai.
Về điểm này, đại diện Viện KSND cho rằng nghiệp vụ điều tra của ông Sinh còn yếu vì thời điểm ấy mới vào nghề được 3 tháng nên chưa được đào tạo bất cứ điều gì về công tác điều tra.
Cuối giờ chiều cùng ngày, phiên toà đi vào phần tranh luận. Đại diện Viện KSND kết luận, tuy những bằng chứng phạm tội của Lê Bá Mai là chưa khớp với thực tế nhưng kết luận hành vi phạm tội của Lê Bá Mai là có cơ sở.
Sau đó, đại diện Viện KSND đề nghị tòa tuyên bị cáo mức án tử hình vì hành vi giết người, phạt 17-18 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em đối với Lê Bá Mai.
Ngày mai 4.1, phiên tòa sẽ nghị án và tuyên án.
Theo TNO
Sơ thẩm lần 3 "Vụ án vườn mít": Lê Bá Mai không nhận tội Sáng 3.1, TAND tỉnh Bình Phước đã khai mạc phiên xét xử sơ thẩm lần 3 đối với bị cáo Lê Bá Mai (31 tuổi, quê Thanh Hóa, tạm trú ấp 4, xã An Khương, TX.Bình Long, Bình Phước) về hai tội giết người vàhiếp dâm trẻ em. Tai phiên toà sáng nay, sau khi tòa thông qua các thủ tục tố tụng...