Vụ án tại Công ty Alibaba: Nhiều bị cáo bật khóc, xin tòa giảm nhẹ hình phạt
Tại phần bào chữa, nhiều bị cáo đồng phạm có vai trò đứng tên các công ty trực thuộc Công ty Alibaba bật khóc, xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt.
Ngày 19.12, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án “ lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “ rửa tiền” xảy ra tại Công ty CP địa ốc Alibaba (gọi tắt Công ty Alibaba) liên quan bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty Alibaba) và 22 đồng phạm.
Theo cáo trạng, Luyện thành lập 22 công ty trực thuộc Công ty Alibaba, giao những người thân tín đứng tên và nhận chuyển nhượng một số lượng lớn đất nông nghiệp; vẽ ra 58 dự án “ma” để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hàng ngàn bị hại.
Nguyễn Thái Luyện thao thao “thuyết giảng” trên tòa dù bị đề nghị án chung thân
Cả bị cáo và gia đình đều là bị hại
Trong số 22 công ty trực thuộc này, Công ty Tia Chớp được Luyện thành lập vào tháng 3.2018 và bổ nhiệm bị cáo Trương Thị Hồng Ngọc làm giám đốc, nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp tại Long Thành, Đồng Nai và lập 4 dự án không có thật để lừa 250 bị hại, chiếm đoạt 101,8 tỉ đồng.
Tại phần luận tội, đại diện Viện KSND TP.HCM đã đề nghị mức án 20 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với bị cáo Trương Thị Hồng Ngọc.
Phiên tòa xét xử các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty Alibaba. Ảnh NHẬT THỊNH
Bào chữa cho bị cáo Ngọc, luật sư (LS) Trần Thị Ngân Hà cho rằng hình phạt mà VKS đề nghị là quá nghiêm khắc và chưa cân nhắc tình tiết giảm nhẹ. Xét về hoàn cảnh, bị cáo Ngọc mồ côi cha, mẹ và từ nhỏ đã sống cùng anh trai. Bị cáo Ngọc và người thân đều bỏ tiền vào đầu tư dự án và trở thành bị hại.
Theo LS, bị cáo Ngọc phạm tội vì thiếu hiểu biết pháp luật. Thời điểm bị cáo đứng tên Giám đốc Công ty Tia Chớp là trên hình thức, làm công ăn lương, tất cả quyền hành đều thuộc về bị cáo Luyện. Bị cáo Ngọc không hưởng lợi. Khi bị bắt, trong tài khoản của bị cáo Ngọc chỉ còn 5 triệu đồng và CQĐT không thu giữ bất kỳ tài riêng nào của bị cáo liên quan đến vụ án.
Bị cáo Nguyễn Thái Luyện. Ảnh NHẬT THỊNH
LS mong HĐXX xem xét bị cáo Ngọc chỉ có vai trò giúp sức hạn chế để tuyên mức án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt. Đồng thời, mong HĐXX cho bị cáo Ngọc được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp với tư là người bị hại.
Tự bào chữa, bị cáo Ngọc bật khóc, khai báo khi làm việc tại Công ty Alibaba chỉ có nhiệm vụ bán hàng và giúp nhân viên bán được hàng. Bị cáo không hiểu biết pháp luật, về pháp lý thành lập công ty hay ký giấy tờ đều được bị cáo khác soạn thảo sẵn.
“Không bàn bạc, trao đổi, không hưởng lợi”
Trong số 22 công ty trực thuộc này, có các bị cáo: Nguyễn Văn Kiên đứng tên giám đốc Công ty Spartaland bị VKS đề nghị từ 16 – 18 năm tù; Nguyễn Thị Vân Anh đứng tên giám đốc Công ty địa ốc bất động sản Chiến Thắng bị đề nghị 15 – 16 năm tù; Trần Huy Phúc đứng tên giám đốc Công ty Chiến Binh Thép bị đề nghị 20 năm tù; Nguyễn Trung Trường đứng tên giám đốc Công ty Long Thành Capital bị đề nghị 14 – 15 năm tù.
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Công ty Alibaba. Ảnh NHẬT THỊNH
Tại phần bào chữa, các bị cáo đều trình bày không bàn bạc, trao đổi và không hưởng lợi. Đối với các hợp đồng, văn bản đều do bộ phận pháp lý thông báo và chuẩn bị sẵn. Các bị cáo đều bật khóc, bày tỏ ăn năn hối cải, nhận thức hành vi sai phạm và mong HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt.
Hôm nay 20.12, phiên tòa tiếp tục phần bào chữa của các luật sư.
Mức án VKS đề nghị đối với các bị cáo
Nguyễn Thái Luyện tù chung thân, Nguyễn Thái Lĩnh (em trai Luyện, Giám đốc Công ty Alibaba), Nguyễn Huỳnh Tú Trinh (nhân viên pháp lý Công ty Alibaba) từ 16 – 18 năm tù; các bị cáo đồng phạm từ 12 – 20 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Nhóm tội “rửa tiền” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”: tổng hợp hình phạt bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ bị cáo Luyện) và bị cáo Nguyễn Thái Lực cùng 30 năm tù.
Bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng (kế toán) bị VKS đề nghị từ 5 – 6 năm tù về tội rửa tiền.
Về phần dân sự trong vụ án tại Công ty Alibaba, VKS đề nghị HĐXX buộc bị cáo Luyện và Mai bồi thường hơn 2.400 tỉ đồng cho 4.550 người bị hại. VKS cũng đề nghị HĐXX buộc bị cáo Mai nộp lại 13 tỉ đồng đã lấy từ hành vi “rửa tiền”.
Nguyên giám đốc ngân hàng bị đưa ra xét xử khi bệnh tâm thần "đã ổn"
Ngày 15/9, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đưa vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng" xảy ra tại Eximbank, chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu ra xét xử.
Có 3 bị cáo bị xét xử gồm: Hoàng Kim Long, (nguyên Giám đốc Eximbank Bà Rịa - Vũng Tàu; Nguyễn Đình Huân (nguyên Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp) và Nguyễn Văn Khang (nguyên Cán bộ tín dụng).
Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 2009-2011, Hoàng Kim Long, Nguyễn Đình Huân và Nguyễn Văn Khang - đại diện cho Eximbank Bà Rịa - Vũng Tàu đã ký nhiều hợp đồng tín dụng với nhóm Công ty Thanh Mai (gồm 6 công ty) do Mai Văn Thức cùng người nhà, họ hàng của Thức làm Giám đốc.
Đến cuối năm 2011, nhóm doanh nghiệp của Công ty Thanh Mai không trả được tiền gốc và lãi vay nên Eximbank Việt Nam kiểm tra tài sản thế chấp thì phát hiện thiếu hơn 1.500 tấn hạt điều, trị giá hơn 30 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong nhiều bao hạt điều có trộn vỏ trấu, vỏ hạt điều.
Cơ quan điều tra xác định, trong quá trình xét duyệt, ký kết hợp đồng thế chấp tài sản là hàng hóa để cho nhóm Công ty Thanh Mai vay vốn, các bị can trên đã không làm đúng quy trình, hoặc không làm theo quy định như: nhận và quản lý hàng thế chấp, kiểm tra hàng hóa, lập phiếu theo dõi...
Bị cáo Hoàng Kim Long tại phiên tòa.
Hậu quả là vào thời điểm tháng 9/2014, Eximbank Bà Rịa - Vũng Tàu bị thiệt hại số tiền gần 48 tỷ đồng. Ông Mai Văn Thức đã đưa các tài sản có trị giá gần 21 tỷ đồng để bù, giảm thiểu thiệt hại.
Tại phiên tòa, trả lời các câu hỏi của hội đồng xét xử, tổ xử lý nợ của Eximbank - tức bị hại trong vụ án - cho biết đến nay cả 10 hợp đồng tín dụng mà nhóm Công ty Thanh Mai ký với ngân hàng này vẫn chưa tất toán.
Tính đến ngày 30/8/2022, nhóm Công ty Thanh Mai đang nợ ngân hàng này gần 38 tỷ đồng tiền nợ gốc và hơn 110 tỷ đồng tiền lãi trong hạn, lãi quá hạn và lãi phạt. Ngân hàng này cũng đang giữ tài sản thế chấp của nhóm Công ty Thanh Mai gồm 1 chiếc ô tô, và 3 "sổ đỏ" (đứng tên người khác) của các mảnh đất ở huyện Châu Đức và thị xã Phú Mỹ.
Bị cáo Hoàng Kim Long khai rằng mình làm đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên khi chủ tọa hỏi vì sao Mai Văn Thức không phải là người đại diện theo pháp luật của nhóm Công ty Thanh Mai nhưng ngân hàng vẫn duyệt hồ sơ, giải ngân cho Mai Văn Thức thì bị cáo này im lặng. Theo hồ sơ vụ án, cả 6 công ty của nhóm Công ty Thanh Mai đều do cha, anh em và bạn bè của ông Mai Văn Thức đứng tên.
Liên quan đến hành vi tự ý lấy hơn 1.500 tấn hạt điều đã thế chấp vào ngân hàng đem ra sản xuất và bán của ông Mai Văn Thức, cơ quan điều tra xác định có dấu hiệu tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và đã có quyết định khởi tố vụ án, tách vụ án hình sự để tiếp tục điều tra, xử lý.
Tại tòa, ông Mai Văn Thức nhận trách nhiệm trả hết số tiền nợ cho ngân hàng cũng như đồng ý đấu giá các tài sản đảm bảo để trả nợ.
Sau phần xét hỏi, hội đồng xét xử đã quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, nhất là để làm rõ vai trò của các giám đốc của 6 công ty thuộc nhóm Thanh Mai.
Đáng chú ý, vào tháng 10/2015 khi vụ án được khởi tố thì ông Hoàng Kim Long, khi đó là nguyên Giám đốc Eximbank Bà Rịa - Vũng Tàu, bất ngờ bị bệnh tâm thần. Đến đầu năm 2018, ông này bị áp dụng bắt buộc đi chữa bệnh. Vì thế, lúc này cơ quan điều tra chỉ khởi tố bị can đối với hai thuộc cấp của ông này là Nguyễn Đình Huân và Nguyễn Văn Khang.
Đến tháng 10/2021, Cơ quan điều tra trưng cầu giám định bệnh lại đối với ông Hoàng Kim Long. Lúc này, Bệnh viện Tâm thần trả lời "bệnh đã ổn" nên tháng 1/2022 cơ quan điều tra đã phục hồi điều tra đối với ông Hoàng Kim Long
Lãnh án 10 năm tù vì đâm lủng ruột con Trong lúc cãi nhau về chuyện không đi bón phân ruộng lúa, Nguyên dùng kéo đâm 1 nhát vào bụng con trai khiến nạn nhân bị lủng ruột non và đại tràng, tỷ lệ thương tật lên đến 70%. Ngày 14/9, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Phùng Văn Nguyên...