Vụ án oan làm đổi luật nước Mỹ (Kỳ 5)
Theo lời khai của Patrice, cô chống lại kẻ hãm hiếp mình nhưng trên người nạn nhân không hề có dấu hiệu xây xước (ảnh minh họa)
Những tranh cãi quyết liệt về pháp lý không có hồi kết giữa các phiên tòa.
Những bất đồng và tranh cãi
Luật sư Moore phản đối việc sử dụng bản tự thú của Ernest làm bằng chứng trước tòa vì trước và đang khi nhận tội và viết ra bản này, nghi can không được gặp luật sư bào chữa.
Để bảo vệ cho việc phản đối của mình, luật sư cao tuổi này đã đề cập tới một vụ án trước đó. Trước đó, Thẩm phán Gideon v. Wainwright trong một phiên tòa đã không chấp nhận việc bị cáo không có luật sư bào chữa khi bị bắt giữ và thẩm vấn mà ông yêu cầu người bị bắt giữ phải được có luật sư bào chữa trong suốt quá trình từ khi bắt giữ, thẩm vấn tới các phiên xét xử.
Tuy nhiên, thẩm phán tối cao Yale McFate đã không chấp nhận phản đối của Moore và cho phép bản nhận tội đó được đọc trước bồi thẩm đoàn.
Dầu vậy, trong suốt phiên xử, thẩm phán McFate nhấn mạnh rằng dù ông chấp nhận sử dụng bản nhận tội này là bằng chứng trước tòa nhưng các thành viên bồi thẩm đoàn có thể bác bỏ bằng chứng này nếu họ thấy bị cáo bị cưỡng chế viết.
Bồi thẩm đoàn phải mất rất lâu để quyết định. 2 tuần sau, Ernest cũng bị kết án có tội bắt cóc và hiếp dâm và phải lĩnh mức án 30 năm tù.
Kháng cáo
Luật sư Moore tin rằng thẩm phán McFate đã phạm sai lầm khi cho phép sử dụng bản nhận tội này làm bằng chứng tại tòa. Ông cho rằng nếu không vì tờ giấy bị cáo bị ép buộc phải viết đó, mọi chuyện đã hoàn toàn khác. Mọi yếu tố và diễn biến của vụ án không được thực hiện đúng. Đặc biệt, khi vị luật sư bào chữa này yêu cầu nạn nhân của vụ hãm hiếp diễn tả lại những hành động chống lại thủ phạm lúc đó, hoặc có dấu vết gì thể hiện việc chống cự hay không thì cô gái này lại không nói rõ được.
Luật sư Alvin Moore đã ngay lập tức làm đơn kháng cáo lên tòa án tối cao Arizona.
“Liệu bản nhận tội của Ernest là do anh tự do viết hay bị ép buộc?” Câu hỏi này luôn khiến viên luật sư tận tâm và vô vị lợi này đau đầu. Đặc biệt, bị cáo đã được bắt giữ, thẩm tra và ghi nhận lời khai có đúng quy trình và thủ tục hay không? Anh có được hưởng các quyền do Hiến pháp Hoa Kỳ quy định hay hoàn toàn bị sự chủ quan của 1 số cảnh sát chi phối vì Ernest có sơ yếu lý lịch không mấy tốt đẹp từ khi mồ côi mẹ và bỏ nhà đi lang thang.
Video đang HOT
Năm 1965, tòa án tối cao Arizona đưa ra xem xét bản kháng cáo vụ án hiếp dâm của Ernest Miranda và cân nhắc lại quyền của những bị cáo trong quá trình điều tra và xét xử. Luật sư Moore đã khẳng định rằng một nghi can phải có quyền có luật sư khi bị cảnh sát thẩm vấn như trong vụ án Escobedo xảy ra trước đó. Trong vụ án Escobedo, tòa đã phán quyết rằng việc cảnh sát không còn tiếp tục điều tra về một vụ án chưa giải quyết được, lại tập trung vào một nghi can cụ thể, từ chối không cho phép nghi can mời luật sư và không giải thích rõ cho bị can biết quyền được giữ im lặng thì cảnh sát đã vi phạm đạo luật số 6.
Tuy nhiên, sau 18 tháng xét xử, tòa án tối cao Arizona vẫn đồng ý với bản án sơ thẩm, tuyên Ernest Miranda có tội bắt cóc và hiếp dâm.
Phiên phúc thẩm này đã chỉ trích những quyết định của vụ án Escobedo như sau dù vẫn tuyên phạt như án sơ thẩm:
- Một cuộc điều tra chỉ tập trung vào một nghi phạm cụ thể
- Nghi phạm đang bị giam giữ
- Nghi phạm đã yêu cầu nhưng bị từ chối gặp luật sư
- Nghi phạm không được thông báo một cách hiệu quả về quyền được giữ im lặng của mình.
Chính cựu thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, thống đốc tiểu bang Arizona là Ernest W. McFarland đã tập trung vào quyết định của mình dựa trên thực tế rằng Miranda đã không yêu cầu luật sư trong suốt thời gian bị bắt giam và vì thế không được hưởng sự bảo vệ như ở vụ Escobedo. Ông tin rằng Ernest Miranda đã viết bản nhận tội hoàn toàn tự nguyện và các phiên tòa trước đã không phạm sai lầm gì khi sử dụng bản nhận tội đó làm bằng chứng.
Cảnh sát cũng đã hành động đúng khi lập luận rằng sau những lần phạm tội, bị bắt và bị án tù, Ernest Miranda đã hiểu được những quyền cần thiết và cơ bản của mình. Vì thế, lần này tuy cảnh sát bỏ qua không thông báo cho anh này biết quyền và không làm theo quy trình nhưng những yếu tố đó không làm thay đổi bản chất của vụ án.
Vậy là cấp sơ thẩm và phúc thẩm trong vụ án này trái ngược với quyết định của phiên tòa Escobedo trước đó. Không chỉ có những quyết định khác nhau giữa các phiên tòa cấp liên bang nhưng còn có sự bất đồng giữa các phiên tòa cấp tiểu bang. Rõ ràng là tòa án tối cao phải xem lại vụ Escobedo để làm rõ tình hình.
Theo 24h
Vụ án oan làm đổi luật nước Mỹ (Kỳ 4)
Quy trình thẩm vấn có nhiều sai sót và mang màu sắc chủ quan của cảnh sát.
Quy trình thẩm vấn có nhiều vấn đề
Ngay sau khi đưa nghi can về trụ sở, 2 thám tử Cooley và Young đã xếp Ernest ngồi cùng hàng với 3 người Mỹ gốc Mexico khác. 3 người này vừa là cùng nguồn gốc, vừa có bề ngoài giống với nghi can nên họ được cảnh sát nhờ đứng cùng Ernest để thử độ chính xác của nạn nhân Patrice.
Tuy nhiên, Ernest Miranda là người duy nhất được mặc áo phông để lộ 2 cánh tay có hình xăm của mình. Sau đó, cảnh sát đưa nạn nhân Patrice tới nhìn nhóm người này qua một chiếc gương 2 chiều. Cô này cho biết một trong những người đàn ông trong nhóm rất giống người đã tấn công cô, nhưng cô không chắc. Sau đó, cảnh sát tạo điều kiện để Patrice có thể nghe Ernest Miranda nói.
Hai sĩ quan và Ernest Miranda ngồi ở phòng hỏi cung số 2, một phòng cách âm với 3 chiếc ghế đối diện nhau. Tại thời điểm đó, Ernest không được thông báo quyền có luật sư khi được thẩm vấn, không được thông báo mình đang là nghi can của một vụ hiếp dâm, có quyền mời luật sư và im lặng cho tới khi gặp được người bào chữa của mình. Còn viên thanh tra Cooley sau này thì bào chữa rằng anh "cứ ngỡ Ernest đã biết các quyền cần thiết của mình".
Ernest Miranda (đầu tiên) xếp hàng với những người có bề ngoài giống mình để Patrice nhận diện.
Cooley và Young đưa Patrice vào phòng bên cạnh phòng thẩm vấn số 6 để Patrice có thể nghe giọng của Ernest.
Với những thủ thuật trong nghề, cảnh sát không mất nhiều thời gian để có được lời thú tội của Ernest về việc đã hãm hiếp Patrice McGee. Họ sau này đã phủ nhận việc dụ Ernest thú nhận tội hiếp dâm và họ sẽ bỏ qua hàng loạt tội ăn cắp mà anh này đã gây ra trước đó. Thậm chí sau này, Ernest còn khai rằng cảnh sát đã đe dọa mình, ném sách vào mặt với nhiều lời đe dọa.
Sau khi Patrice đi ra ngoài, những cán bộ điều tra đưa cho Ernest một tờ khai với những dòng được đánh máy sẵn rằng: Tôi viết lời thú nhận này bằng văn bản, thừ nhận rằng những lời khai dưới đây là hoàn toàn tự do và đã hiểu rõ những quyền của mình được hưởng dù không được ghi ra trên giấy này".
Và Ernest đã viết những lời khai giống như những gì Patrice McGeee khai với cảnh sát.
Toàn bộ quá trình này diễn ra chưa tới 3h đồng hồ, 10 ngày sau vụ hiếp dâm xảy ra. Cuối cùng Ernest đã thú nhận và sẽ bị đưa ra tòa xét xử.
Phiên xử Ernest Miranda là một phiên tòa có nhiều yếu tố khác lạ. Các nhân chứng của vụ án là nạn nhân Patrice, em gái cô này, 2 viên sĩ quan Cooley và Young, cùng với tờ tự ghi lời thú tội của Ernest. Trong khi đó, không có nhân chứng nào đứng về phía bị cáo. Luật sư bào chữa cho anh là một ông già đã 73 tuổi có cái tên Alvin Moore. Ông này khăng khăng rằng bản ghi lời thú tội của Ernest là do bị cưỡng chế và vì thế hoàn toàn không có giá trị pháp lý.
Luật sư Moore đã được tòa chỉ định và cũng miễn cưỡng theo vụ của Ernest. Ông là người đã chấp nhận mức phí 100 đô la để bào chữa cho những người nghèo trong quận. Đặc biệt, trước khi nhận lời bào chữa cho Ernest, ông đã bỏ theo các vụ án hình sự được một vài năm, theo như lời ông kể với nữ phóng viên Liva Baker.
Moore thường hay hài hước: "Khi gắn bó với những tên tội phạm, ban cũng bắt đầu suy nghĩ giống tội phạm."
Sau khi xem qua hồ sơ của Ernest Miranda, luật sư Moore cảm thấy bào chữa là một việc vô ích. Trong vài tuần tới, Ernest sẽ gặp những bác sỹ tâm thần để được kiểm tra.
"Thậm chí cho dù Ernest có được kết luận là thần kinh bất bình thường, anh ta vẫn bị kết tội". Moore nói.
Phiên xử sơ thẩm
Patrice là người đầu tiên đứng ra khai trước tòa. Cô trình bày cho bồi thẩm đoàn nghe những gì đã xảy ra vào đêm cô bị hiếp dâm. Cô vẫn đang bị tổn thương rất nhiều sau lần bị hãm hại.
Tiếp theo, Cooley đứng ra làm chứng, anh này khai rằng đã mất nhiều thời gian để có được lời thú nhận của nghi phạm trong tình trạng hoàn toàn tự nguyện.
Tuy nhiên luật sư bào chữa Moore phản đối điều này. Ông cho rằng cảnh sát đã vi phạm điều luật liên bang về thẩm vấn và điều đó không thể chấp nhận được. Viên luật sư này đã hỏi cảnh sát Cooley về quy trình và cách thức lấy lời khai của Ernest.
- Ông có thông báo quyền của nghi phạm lúc chuẩn bị thẩm vấn? Luật sư Moore hỏi.
- Đúng, thưa Ngài. Những dòng đầu tiên trên tờ thú tội của Ernest là những quyền của anh ấy. Tôi đã đọc to đoạn đó cho anh ta nghe." Cooley trả lời.
- Anh đã không nói với Ernest rằng anh ấy có quyền được mời luật sư và có quyền im lặng cho tới khi gặp được luật sư không?
- "Không, thưa Ngài". Cooley trả lời.
Theo 24h
Vụ án oan làm đổi luật nước Mỹ (Kỳ 3) Các nghi can được đánh số để nạn nhân nhận diện. Cuộc đời đầy tội phạm của nghi can khiến CS "mặc định" kết quả điều tra? Tóm tắt cuộc đời phạm tội Khi Ernest Miranda đi với cảnh sát về trụ sở, đây không phải là lần đầu tiên người này bị bắt. Ngay từ hồi đang học phổ thông, Ernest đã...