Vụ án ‘hi hữu’, các bị cáo được thả tự do tại tòa
Dù các chứng cứ đầy mâu thuẫn, các bị cáo vẫn chịu án tù bằng đúng số ngày tạm giam. Đồng thời tòa cũng tuyên trả tự do ngay tại tòa cho hai bị cáo.
Theo tin tức nhận được, ngày 15/7 sau nhiều lần hoãn xử, TAND huyện Bình Chánh, TP.HCM tuyên phạt Trần Văn Uống (25 tuổi) và Khưu Khánh Sỹ (32 tuổi, cùng ngụ huyện Bình Chánh) mức án 1 năm 7 tháng 9 ngày tù (bằng thời gian tạm giam) về tội “ cướp tài sản“. Đồng thời tòa cũng tuyên trả tự do ngay tại tòa cho hai bị cáo.
Các bị cáo khẳng định mình không có tội ở nhiều lần xét xử.
Theo cáo trạng của Viện KSND huyện Bình Chánh, đêm 5/12/2012, Sỹ, Uống và hai người bạn làm chung ở xưởng chế biến thức ăn gia súc rủ nhau uống rượu. Sau đó, cả nhóm bàn nhau ra đường chặn xe để cướp lấy tiền tiêu xài. Uống và hai người bạn kia cầm cây tầm vông dài khoảng 50cm rồi cùng Sỹ chia hai bên đường đợi có người tới cướp.
Lát sau, một thanh niênchở bạn gái đến gần, nhìn thấy hoảng sợ quay đầu xe. Đen và Sệt xông ra, Đen cầm cây đánh nhưng không trúng. Cả nhóm đuổi theo ném cây nhưng người thanh niên tránh được, chạy đến chốt dân phòng Khu công nghiệp Lê Minh Xuân báo tin.
Điều gây ngạc nhiên trong vụ án này là các bị cáo đều không nhận tội ở cơ quan điều tra và qua cả bốn phiên tòa (kể cả phiên tòa ngày 15/7/2014). Trong khi đó, tại bản khai ở công an xã, các bị cáo nhận tội.
Những người bị hại từ chối đối chất với bị can trong quá trình điều tra. Tại tòa, các bị cáo khai do nhậu say nên đứng ngoài đường để… đi tè chứ không cướp tài sản.
Ngay cả bản kết luận điều tra, các bút lục và cáo trạng của VKS cũng chứa nhiều mâu thuẫn.
Trong đó, VKS nhận định bị cáo cầm cây tầm vông làm hung khí đi cướp, nhưng không có cây gậy nào như thế được thu giữ. Đèn pha của xe máy chỉ chiếu tối đa khoảng 50m, làm thế nào ở cự ly 80m, người bị hại thấy các bị cáo cầm cây và khẳng đi họ là cướp?
Video đang HOT
Biên bản bắt người phạm tội quả tang được lập sau khi bắt giữ hai bị cáo hơn 15 giờ, cũng không ghi nhận được sự việc quả tang gì ngoài lời trình báo của người bị hại, khai nhận ban đầu của hai bị cáo, lời khai của hai người đi bắt. Người bị hại khai nhìn thấy hai thanh niên, cáo trạng ghi nhận có bốn người… Quan trọng hơn, người làm chứng lại là người… không chứng kiến vụ việc.
Đại diện Viện KSND giữ nguyên quan điểm đề nghị mức án từ 7 đến 8 năm tù cho mỗi bị cáo.
Từ các luận điểm trên, các luật sư đề nghị HĐXX tuyên các bị cáo vô tội vì người bị hại chỉ tưởng tượng ra vụ cướp mà đẩy hai người vô tội vào tù.
Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử nhận định tuy các bị cáo hoàn toàn phản cung tại tòa, không thừa nhận tội, nhưng căn cứ tài liệu, hồ sơ, chứng cứ có đủ cơ sở xác định hai bị cáo đã phạm tội “ cướp tài sản“.
Xét hai bị cáo là lao động, có nhân thân tốt, hành vi phạm tội chưa đạt, chưa gây hậu quả thiệt hại cho bị hại, cơ quan điều tra không thu được hung khí nguy hiểm… nên Viện Kiểm sát truy tố hai bị cáo theo điểm d khoản 2 điều 133 BLHS là không có căn cứ.
Vì những lẽ đó, Hội đồng xét xử quyết định xử phạt hai bị cáo theo điểm a khoản 1 điều 133 BLHS, tuyên bằng thời gian tạm giam.
Theo_Người Đưa Tin
Gần 40 người dính 'bẫy lừa' qua điện thoại
Chiều 2/7, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC 50), Công an Hà Nội cho biết, đang tạm giữ hai nam thanh niên quốc tịch Đài Loan để làm rõ hành vi vi phạm của hai người này.
Trước đó, cơ quan công an bắt quả tang và thu tại chỗ khi hai thanh niên này đang rút 300 triệu đồng tại một cây ATM ở phố Nguyễn Thị Định, quận Thanh Xuân, Hà Nội, thu giữ 56 thẻ ATM các ngân hàng trong nước.
Kết quả xác minh sơ bộ cho thấy, có ít nhất 7 tỷ đồng bị hai thanh niên này rút ra từ thẻ ATM.
Theo cơ quan công an, hai thanh niên này liên quan đến nhóm giả danh công an, lừa đảo chiếm đoạt tiền của người dân, hoạt động có tổ chức và lôi kéo người Việt Nam tham gia. Những kẻ cầm đầu là người nước ngoài. Riêng ở Hà Nội, đã có gần 40 người là bị hại của đường dây lừa đảo này.Tang vật vụ án
Nhóm lừa đảo sử dụng phần mềm giả mạo, gọi điện đến số điện thoại của các bị hại. Số điện thoại hiển thị trên màn hình là dấu " "83, những số sau đó trùng với số điện thoại của một cơ quan công an TP HCM.
Khi người bị hại kiểm chứng qua 1080, đã không để ý đến dấu cộng trước số điện thoại. Trong khi thực chất, số điện thoại đúng phải có số 0 ở đầu.
Bọn lừa đảo mạo danh công an, thông báo việc người bị hại đang nợ cước điện thoại hoặc đang bị dính líu đến vụ án hình sự. Để chứng minh mình trong sạch, người bị hại phải chuyển tiền vào tài khoản của "cơ quan điều tra" để phục vụ điều tra.
Những người cả tin đã làm theo và bị bọn lừa đảo chiếm đoạt tiền.
Và một trong số những nạn nhân của đường dây lừa đảo này là ông Đ., 70 tuổi, cán bộ hưu trí ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Như TS đã thông tin, khoảng 9h ngày 23/6, khi đang ở nhà một mình, ông Đ. nhận được điện thoại gọi vào số cố định. Đầu dây bên kia, giọng phụ nữ giới thiệu là nhân viên VNPT, thông báo cước điện thoại tháng 6 của gia đình ông sử dụng là 8.930.000 đồng.
Giật mình vì số tiền cước điện quá lớn, khi ông Đ. thắc mắc thì đầu dây bên kia hướng dẫn ông bấm thêm phím số "9" để kết nối tới cơ quan công an hòng làm rõ sự việc.
Làm theo hướng dẫn, đầu dây bên kia là một nam giới nói giọng miền Nam, yêu cầu ông Đ. cung cấp số điện thoại di động. Khi số máy của người đàn ông kia gọi đến, trên màn hình điện thoại của ông Đ. hiển thị số gọi đến là ( 83) 92311xx.
Người đàn ông tiếp tục hướng dẫn ông Đ. kiểm tra số điện thoại 083.92311xx qua tổng đài 1080 để biết mình đang làm việc với cơ quan công an.
Ông Đ. gọi 1080 kiểm tra, được trả lời số máy 083.92311xx là của một đơn vị Công an tại TP Hồ Chí Minh nên đã vội tin đầu dây bên kia là một cán bộ công an.
Tiếp đó, ông Đ. được chuyển điện thoại để nói chuyện với một người tự xưng là điều tra viên của "Đội điều tra ma túy" đang điều tra một đường dây ma túy xuyên quốc gia.
Kẻ cầm đầu đường dây ma túy này đã sử dụng một số tài khoản tại ngân hàng vào các phi vụ mua bán hàng trăm bánh heroin, nên cơ quan công an cần làm rõ những người liên quan. Và trong số những người liên quan đó có ông Đ.
Nghe đến đây, ông Đ. phát hoảng và cố gắng làm mọi điều theo chỉ dẫn để chứng minh mình vô can.
Ông này thật thà khai báo về số tiền 720 triệu đồng ông gửi tại ngân hàng và khẳng định đó là tiền sạch do cả đời ông tiết kiệm được, không liên quan gì đến tội phạm ma túy.
Ở đầu dây bên kia, người đàn ông tự xưng là cán bộ điều tra đề nghị ông Đ. chuyển toàn bộ số tiền tiết kiệm trên vào tài khoản của cơ quan công an để "phục vụ việc điều tra". Kèm theo đó là yêu cầu ông Đ. phải đảm bảo bí mật điều tra, không được cho ai biết về sự việc...
Là một cán bộ về hưu, liên tục bị đưa vào những tình thế chưa từng gặp, ông Đ. đã hoảng sợ và dễ dàng bị nhóm tội phạm điều khiển.
Trong suốt quá trình liên lạc qua điện thoại với "cán bộ điều tra", ông Đ. đã tuân thủ mọi yêu cầu. Khi hoàn tất việc chuyển tiền, ông Đ. mới giật mình biết mình bị lừa. Cố gọi lại số máy có đầu ( 83), ông Đ. đã không thể liên lạc được.
T.Nhung
Theo_VietNamNet
Anh rể trèo rào, rắp tâm hãm hiếp em vợ Sáng 30/6, TAND TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Trường Thọ (SN 1990, trú tổ 9 Phú Thạnh, Vĩnh Thạnh, Nha Trang) 2 năm tù về tội hiếp dâm, buộc bị cáo phải bồi thường cho người bị hại là em vợ của bị cáo số tiền 33 triệu đồng. Trước đó, khoảng 18h ngày 27/10/2013, sau khi...