Vụ án cựu viện phó Nguyễn Hữu Linh sẽ xét xử ra sao?
Dù chưa làm rõ những tình tiết cần điều tra bổ sung như yêu cầu của tòa , hôm qua 29/7, VKSND quận 4 (TPHCM) tiếp tục giữ quan điểm buộc tội, ban hành cáo trạng truy tố ông Nguyễn Hữu Linh (cựu Phó viện trưởng Viện KSND TP Đà Nẵng) về tội “Dâm ô với người dưới 16 tuổi”, theo khoản 1, điều 146 Bộ luật Hình sự .
Ông Nguyễn Hữu Linh rời phiên tòa ngày 25/6. Ảnh: Tân Châu
“Vẫn xử được”
Vụ án này vào ngày 25/6, phiên tòa sơ thẩm của TAND quận 4 (TPHCM) xử kín vụ bị cáo Nguyễn Hữu Linh kết thúc với quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, yêu cầu cơ quan giám định có thẩm quyền tiến hành trưng cầu giám định lại đoạn camera hình ảnh được ghi lại trong thang máy từ thời gian 21 giờ 10 phút 06 giây đến 21 giờ 10 phút 31 giây (theo giờ lưu trên hệ thống camera).
Tiếp nhận lại hồ sơ, ngày 11/7, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TPHCM có Kết luận giám định bổ sung (số 1215/KLGD-TT): Không đủ cơ sở kết luận giám định trong khoảng thời gian lúc 21 giờ 10 phút 11 giây đến 21 giờ 10 phút 18 giây theo giờ hệ thống camera, bàn tay trái của ông Linh có chạm vào phần cơ thể phía trước thân người của bé gái hay không do hình ảnh khuất khỏi tầm quan sát của camera.
Đến ngày 19/7, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận 4 có Kết luận điều tra bổ sung số 02/KLĐTBS, chuyển VKS cùng cấp ban hành cáo trạng và tiếp tục truy cứu ông Linh.
Như vậy sau phiên tòa, đến nay vụ án không có thêm tình tiết gì mới, vấn đề đặt ra là cáo trạng lần này y như lần trước, trong khi phiên tòa trước không thể xử được thì lần này tòa sẽ xử ra sao?
Video đang HOT
Ông Nguyễn Minh Cảnh (nguyên thẩm phán TAND TPHCM, cũng là nguyên Chánh án TAND quận 12, nguyên Chánh án TAND huyện Bình Chánh) cho rằng, Tòa vẫn có thể mở phiên xử được như thường.
“Theo khoản 3, Điều 280 Luật Tố tụng hình sự 2015, trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án. Sau khi xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nghị án và tuyên án theo quy định tại Điều 326 và Điều 327 Luật Tố tụng hình sự, xác định có hay không có căn cứ kết tội bị cáo” – cựu thẩm phán Nguyễn Minh Cảnh phân tích.
Giữ nguyên nội dung cáo trạng lần trước
Theo cáo trạng: Trưa 1/4/2019, ông Linh đi từ Đà Nẵng vào TPHCM rồi đến nhà con trai ở chung cư Galaxy (đường Nguyễn Khoái, phường 1, quận 4) để ở. Chiều cùng ngày, ông Linh cùng bạn bè đi nhậu. Đến 21giờ, ông Linh về chung cư Galaxy và vào thang máy để đi lên tầng 11.
Khi vào thang máy ông Linh gặp cháu N.K.C (sinh năm 2013) đi mua đồ giúp mẹ trở về và từ tầng trệt tòa nhà đi lên căn hộ của mình. Ông Linh đã có những hành vi sàm sỡ cháu bé như ôm, hôn vào má, sờ vào đùi… Ông Nguyễn Hữu Linh sau đó thừa nhận người trong clip chính là mình và xin lỗi gia đình bé C.
Ban đầu, vì sợ mất danh dự nên ông Linh đã khai tên giả là Nguyễn Văn Hưng, có số chứng minh nhân dân là 20003347 do CA tỉnh Quảng Nam cấp tháng 10/2007. Đến ngày 21/4, cơ quan Cảnh sát điều tra CA quận 4 ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Hữu Linh.
Theo nguồn tin của PV Tiền Phong, thời gian xét xử kín phiên tòa sơ thẩm ngày 25/6 vừa qua kéo dài khoảng 60 phút, ông Nguyễn Hữu Linh được bố trí ở hàng ghế bục khai báo của bị cáo. Phía sau ông Linh có 2 cảnh sát tư pháp bảo vệ phiên tòa ngồi hướng về phía ông Linh. “Khi trả lời HĐXX, ông Linh khá thành tâm khi nhận mình có sai, nhưng bảo lưu ý kiến ông không có tội và cho rằng công tố buộc tội ông là oan” – nguồn tin của Tiền Phong thuật lại.
TÂN CHÂU
Theo tienphong
Tòa xử kín vụ Nguyễn Hữu Linh "nựng" bé gái là để bảo vệ cho ai?
Theo các chuyên gia pháp luật, việc tòa án tiến hành xét xử kín vụ án Nguyễn Hữu Linh phạm tội dâm ô với người dưới 16 tuổi là có căn cứ và cần thiết phải như vậy.
Ông Nguyễn Hữu Linh trong một lần đến tòa nhận quyết định. (Ảnh: IT)
Liên quan đến phiên tòa xử kín ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó Viện trưởng Viện KSND thành phố Đà Nẵng phạm tội Dâm ô với người dưới 16 (dự kiến xử 25/6), có luồng ý kiến nghi ngại cho rằng khi tiến hành xử kín sẽ không đảm bảo tính răn đe, thậm chí có có ý kiến còn băn khoăn về sự khách quan của phiên tòa.
Trao đổi với PV Dân Việt, Đại biểu Quốc hội, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, nguyên Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương cho biết: Trong Bộ luật tố tụng hình sự có quy định: Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dươi 18 tuôi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.
"Trong trường hợp xử ông Nguyễn Hữu Linh, tòa án tiến hành xử kín là để bảo vệ quyền lợi cho cháu bé (bị hại trong vụ án) cũng như gia đình cháu, tránh cho cháu bé và gia đình bị áp lực tâm lý, bí mật đời tư cũng như đảm bảo tương lai cháu sau này. Trong trường hợp này tòa tiến hành xử kín là hoàn toàn đúng pháp luật", Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ nói.
Hình ảnh ông Nguyễn Hữu Linh xâm hại cháu bé khiến dư luận bức xúc. (Ảnh: IT)
Vẫn theo Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, còn vấn đề xét xử có khách quan hay không, có đảm bảo tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung cho xã hội hay không là ở bản án tòa tuyên thế nào chứ không phải xử công khai mới đảm bảo được các yếu tố đó.
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ kể lại một vụ án cách đây hơn 20 năm (vào dịp diễn ra vòng chung kết giải vô địch bóng đá thế giới -World Cup 1998), có đối tượng là quân nhân xâm hại cháu bé. Khi các phóng viên báo chí đến để tìm hiểu vụ án, bác sĩ Tôn Thất Bách (1946 -2004) đã đứng ra nói: Vì quyền lợi và tương lai của cháu bé xin các anh (chị) phóng viên đừng đưa tên cháu bé lên báo nữa, hiện cháu chưa nhận thức được. Báo hình, báo nói, báo in thì 10 -15 năm và lâu hơn nữa vẫn lưu lại, như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của cháu. Từ câu chuyện này, Thiếu tướng Bộ nhấn mạnh việc tòa xử kín vụ ông Nguyễn Hữu Linh là rất đúng.
Đồng quan điểm với Thiếu tướng Bộ, luật sư Trần Thu Nam (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, việc tòa tiến hành xử kín vụ án ông Nguyễn Hữu Linh là phù hợp và cần phải như vậy.
"Trong trường hợp này tòa làm như vậy là để bảo vệ quyền lợi chính đáng của bị hại chứ không phải bảo vệ bị cáo. Việc xử kín sẽ giúp cho bị hại không trở thành bị hại một lần nữa. Nghĩa là nếu xử công khai thì việc nhắc đến tên, tuổi, chỗ ở, hành vi của bị cáo với bị hại như thế nào trước nhiều người tham dự, trước báo chí, dư luận thì hóa ra bị hại lại trở thành bị hại một lần nữa", luật sư Nam khẳng định.
Vị luật sư này phân tích thêm, khi tòa xử buộc phải nhắc đến tên, tuổi, địa chỉ của bị hại, xét hỏi hành vi của bị cáo thực hiện thế nào với bị hại...điều đó lại diễn ra công khai đông người sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống, chỗ ở, tâm lý, việc học hành, rồi tương lai của cháu bé (bị hại).
Vẫn theo luật sư Nam, trong trường hợp bị hại (cháu bé và người giám hộ) xin xét xử vắng mặt, nghĩa là họ không có mặt tại tòa nhưng khi xử những vấn đề liên quan đến nhân thân, địa chỉ...vẫn được nêu ra, nên trong trường hợp này việc tòa xử kín là đúng, việc làm này mục đích là để bảo vệ bị hại.
Ông Nguyễn Hữu Linh bị truy tố theo khoản 1 điều 146 Bộ luật hình sự tội Dâm ô với người dưới 16 tuổi. Khoản 1 điều 146 quy định như sau: Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Theo Danviet
Ông Nguyễn Hữu Linh chỉ thừa nhận ôm, hôn bé gái chứ không dâm ô Quá trình điều tra, truy tố, ông Nguyễn Hữu Linh không thừa nhận hành vi của mình là dâm ô vì ông cho rằng không đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định. Ngày 18/6, một nguồn tin xác nhận với Báo Người Lao Động, trong quá trình điều tra và truy tố, ông Nguyễn Hữu Linh (SN 1958, nguyên Phó...