Vụ ăn cắp tài nguyên quốc gia: ‘Quặng tặc’ bỏ trốn
Các đối tượng ăn cắp tài nguyên quốc gia đã bỏ trốn khỏi khu vực khai thác trái phép cùng phương tiện máy móc trước khi cơ quan chức năng đến hiện trường, chỉ còn lại lớp đất đá, dấu vết của việc khai thác và các lán trại bỏ trống.
Mới đây, sau khi mỏ quặng lậu tại khu vực đèo Kéo Lếch, Nghĩa Tá, chợ Đồn, Bắc Kạn được phát hiện. Công an tỉnh Bắc Kạn tiếp nhận chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh đã giao CQĐT lập chuyên án điều tra vụ khai thác quặng trái phép xảy ra trên địa bàn huyện Chợ Đồn. Ngoài ra, tỉnh Bắc Kạn cũng chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm nhiều cán bộ liên quan.
Bãi khai thác quặng trái phép được phát hiện ở khu vực chợ Đồn, Bắc Kạn
Ông Nguyễn Văn Du – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn thừa nhận: “Trong vụ việc này, chúng tôi xác định từ cấp lãnh đạo huyện Chợ Đồn đến 2 xã Nghĩa Tá, Lương Bằng đã buông lỏng quản lý trách nhiệm. Chúng tôi sẽ làm rõ và xử lý nghiêm khắc”.
Theo lời ông Du, địa phương sẽ kiên quyết xử lý các cá nhân và tập thể để xảy ra tình trạng mất cắp tài nguyên nghiêm trọng này. Theo đó, trong cuộc họp khẩn vừa diễn ra, UBND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo UBND huyện Chợ Đồn bảo vệ nguyên trạng hiện trường đồng thời giao cơ quan công an tỉnh vào cuộc lập chuyên án điều tra làm rõ các vụ việc xảy ra.
Công văn yêu cầu làm rõ việc ăn cắp tài nguyên quốc gia của các đối tượng “ quặng tặc”
Cũng về vấn nạn “quặng tặc” hoành hành ở Chợ Đồn, Đại tá Ma Văn Lả – Giám đốc Công an tỉnh Bắc Kạn – cũng khẳng định, ngay khi tiếp nhận thông tin, Công an tỉnh đã chỉ đạo phòng CSĐT về TTQLKT và chức vụ (PC 46) vào cuộc làm rõ vụ việc.
Cụ thể, qua quá trình điều tra, ngoài khu vực đèo Kéo Lếch ở xã Nghĩa Tá, tại khu vực thôn Nà Khắt, xã Bằng Lãng, Chợ Đồn, Bắc Kạn, đoàn kiểm tra đã phát hiện nhiều vị trí bị đào trộm quặng, đặc biệt phát hiện một khu vực các đối tượng khai thác tương đối lớn, khai thác lộ thiên, bằng cơ giới, sử dụng máy xúc và ô tô vận chuyển quặng đi tiêu thụ.
Video đang HOT
Ngay sau khi phát hiện, đoàn kiểm tra đã cùng cơ quan chức năng huyện Chợ Đồn lập biên bản hiện trạng khu vực khai thác trái phép này. Theo quan sát, vị trí khu vực khai thác cách khu dân cư khoảng 200m, một bên giáp suối, một bên giáp đồi.
Diện tích khu vực khai thác khoảng 5.000 m2. Trong đó, phần giữa là moong khai thác đã ngập nước, diện tích mặt nước khoảng 2000m2 sâu từ khoảng 5 đến 8m. Xung quanh khu vực khai thác phía giáp suối là bờ đất đá thải cao từ 3 đến 5m. Một bên giáp đồi là taluy vách đứng.
Đáng lưu ý là các đối tượng ăn cắp tài nguyên quốc gia đã bỏ trốn khỏi khu vực khai thác trái phép cùng phương tiện máy móc trước khi cơ quan chức năng đến hiện trường, chỉ còn lại lớp đất đá, dấu vết của việc khai thác và các lán trại bỏ trống.
Theo khẳng định của lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn, đến thời điểm này đã giao cơ quan chức năng làm rõ để báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước 30/7 về vụ việc đào trộm quặng táo tợn xảy ra trên địa bàn huyện Chợ Đồn.
Ngoài ra, theo thông tin riêng của PV, ông Nguyễn Tiến Oanh, người đứng tên khai thác quặng lậu cũng chính là người đại diện cho doanh nghiệp Đức Mạnh (một doanh nghiệp lớn ở khu vực Chợ Đồn).
Lê Tú
Theo Infonet.vn
Bắc Kạn: Truy hàng loạt trách nhiệm trong vụ trộm quặng "động trời"
Lãnh đạo Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản - Bộ TN&MT khẳng định, để xảy ra việc mất cắp tài nguyên quặng tại huyện Chợ Đồn, Chủ tịch tỉnh và Chủ tịch huyện cùng phải chịu trách nhiệm.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Thuấn - Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất (Bộ TN&MT) - cho biết, khi có thông tin về mỏ quặng tại thôn Nà Lếch, xã Nghĩa Tá (Chợ Đồn - Bắc Kạn) bị khai thác trái phép, địa phương phải chỉ đạo cơ quan chức năng liên quan vào cuộc kiểm tra, làm rõ để xử. Khi phát hiện việc đào trộm tài nguyên khoáng sản, phải lập biên bản hiện trường, thu giữ các phương tiện máy móc của các đối tượng khai thác trái phép. Theo Luật Tài nguyên khoáng sản đã ban hành, vụ việc này phải bị xử phạt hành chính theo quy định vì nằm trong ranh giới và phạm vi quản lý của chính quyền tỉnh Bắc Kạn.
Mỏ quặng lậu khổng lồ tại xã Nghĩa Tá - Chợ Đồn chỉ được phát hiện khi người dân báo lên lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn đầu tháng 7/2012 này.
Liên quan đến việc để "quặng tặc" ngang nhiên đào trộm nhiều triệu tấn quặng sắt và mang đi tiêu thụ trót lọt trong một thời gian rất dài, ông Ma Trường Thiêm - Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bắc Kạn - cho hay, hiện Sở TN&MT đang giao cho đoàn thanh tra đánh giá trữ lượng tại mỏ quặng lậu bị khai thác trộm trên đèo Kéo Lếch, thôn Nà Lếch (Chợ Đồn).
Đến thời điểm hiện tại mới chỉ xác định được số quặng lậu chưa kịp vận chuyển còn lại khu mỏ là 2.700 m3. Số lượng quặng đã bị "quặng tặc" vận chuyển tiêu thụ trót lọt rất khó xác định một cách chính xác. Đoàn thanh tra cũng chỉ đang xác định một cách tương đối bằng cách làm thủ công đo theo vỉa kéo dài lên mặt đất
Cũng theo ông Thiêm, Sở TN&MT tỉnh Bắc Kạn sẽ báo cáo toàn bộ sự việc lên Bộ TN&MT để tham mưu phương án xử lý.
Cho biết về trách nhiệm của Sở TN&MT trong việc không phát hiện mỏ quặng lậu, ông Thiêm cho biết do lực lượng thanh tra của Sở quá "mỏng", trước đây chỉ có 4 người, giờ mới tăng cường lên 7 người. Hơn nữa, bản đồ và tài liệu đánh giá điểm mỏ tại Bắc Kạn rất sơ sài nên rất khó phát hiện. Thẩm quyền xử phạt hành chính quặng lậu lớn nhất của Sở mức tối đa cũng chỉ là 80 triệu đồng.
Công văn UBND tỉnh Bắc Kạn giao cơ quan chức năng tiến hành làm rõ vụ ăn cắp tài nguyên quốc gia "động trời" xẩy ra tại huyện Chợ Đồn.
Báo cáo của Chi cục Kiểm lâm lên UBND tỉnh Bắc Kạn về vụ việc "quặng tặc".
Cũng theo lời ông Thiêm, trách nhiệm chính trong vụ việc này thuộc về UBND huyện Chợ Đồn, UBND xã Nghĩa Tá và UBND xã Lương Bằng. Còn việc để quặng lậu vận chuyển trót lọt qua các tuyến đường trong suốt thời gian dài, lực lượng công an và lực lượng quản lý thị trường phải chịu trách nhiệm.
Ông Lý Văn Sạch - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường - thừa nhận: "Ngay sau khi sự việc mỏ quặng lậu được phát hiện, tôi đã nhận khuyết điểm trước UBND tỉnh Bắc Kạn. Lực lượng QLTT thực sự bất lực trước "quặng tặc" bởi mỗi khi lực lượng thanh tra của Chi cục xuất phát thì thông tin đều đã bị lộ ra ngoài mất rồi".
Ông Lý Văn Sạch thừa nhận lực lượng QLTT bất lực bởi mỗi khi định ra quân thì thông tin đều bị rò rỉ.
Ông Sạch nói: "Chúng tôi nhận thức được cùng với việc khai thác quặng lậu trong rừng sâu phải có việc quặng được vận chuyển qua các tuyến đường. Đó là trách nhiệm thuộc về Chi cục QLTT. Trước đó, chúng tôi cũng chỉ bắt được các vụ vận chuyển quặng lậu quy mô nhỏ nhưng lái xe bỏ xe chạy nên không xác định được chủ quặng lậu" (!?)
Liên đới đến vụ việc, ông Hoàng Văn Hải - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn - khẳng định không hề biết việc mỏ quặng lậu "đội lốt" vườn ươm cây giống trồng rừng do không nhận được báo cáo của Hạt Kiểm lâm Chợ Đồn. Còn về việc các xe chở quặng lậu dễ dàng vượt qua các chốt chặn của lực lượng kiểm lâm, ông Hải cho biết kiểm lâm không thể dừng các xe không chở lâm sản. Tuy nhiên, theo nguồn tin của PV Dân trí, các xe chở quặng lậu thường phủ gỗ bên trên để ngụy trang.
Về diễn tiến xử lý vụ việc, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn cho hay, đang giao cơ quan chức năng liên quan vào cuộc làm rõ để báo cáo về UBND tỉnh trước 30/7 này, từ đó có hướng xử lý tiếp theo.
Thêm một mỏ quặng bị đào trộm trên địa bàn huyện Chợ Đồn Ông Hoàng Văn Mão - Chủ tịch UBND huyện Chợ Đồn - cho biết, vào ngày 16/7 vừa qua, Đoàn Kiểm tra liên ngành huyện Chợ Đồn đã tiến hành lập biên bản đình chỉ đối với Công ty CP Sao Sang, có trụ sở đóng tại tổ 4 Đức Xuân - thị xã Bắc Kạn do bà Lê Thị Hương làm giám đốc, với hành vi khai thác quặng trái phép trong diện tích gần 10.000 m2 tại khu Lũng Cuổi, thôn Cốc Tộc ( Đồng Lạc - Chợ Đồn). Sau khi phát hiện sự việc, UBND huyện Chợ Đồn đã ra quyết định đình chỉ, đồng thời khoanh vùng hiện trường, yêu cầu công ty đưa tất cả máy móc phương tiện ra khỏi bãi quặng. Cùng đó, UBND huyện đã giao Công an huyện vào cuộc điều tra làm rõ vụ doanh nghiệp đội lốt việc mua đấu giá tài nguyên quặng để ăn cắp tài nguyên quốc gia.
Theo Dân Trí
Phát hiện lượng lớn gỗ nghiến cạnh chốt Kiểm lâm Đội Kiểm lâm cơ động số 2 (thuộc Chi cục kiểm lâm Bắc Kạn) vừa phát hiện, thu giữ một khối lượng lớn gỗ nghiến, tập kết tại bản May, xã Yên Thịnh, huyện Chợ Đồn, chuẩn bị chở đi tiêu thụ. Gỗ nghiến bị lực lượng kiểm lâm Chợ Đồn thu giữ trước đó. Ảnh: Tuấn Nguyễn. Ngày 22-7, ông Vũ Minh...