Vụ Alibaba: Nhiều bị cáo cũng là bị hại
Ngày 10/12, phiên xét xử Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba) và các đồng phạm tiếp tục với phần xét hỏi của các luật sư.
Buổi sáng, các luật sư chủ yếu hỏi các bị cáo Huỳnh Thị Mình Thắng, Võ Thị Thanh Mai và Nguyễn Thế Lực về hành vi “rửa tiền”.
Theo cáo buộc, Nguyễn Thái Lực (em ruột Luyện) có 4 tài khoản cá nhân tại 4 ngân hàng khác nhau. Trong 2 tài khoản không sử dụng từ 8/2018, có 1 tài khoản thương gia tại Ngân hàng ACB, Chi nhánh Bình Triệu, đây là tài khoản Võ Thị Thanh Mai (vợ Nguyễn Thái Luyện) chuyển tiền và yêu cầu Lực rút tiền mặt giao lại cho Mai. Tài khoản này Nguyễn Thái Lực mở ngày 19/4/2018.
Nguyễn Thái Luyện (bìa phải) và các bị cáo tại tòa.
Ngày 21/11/2018, Võ Thị Thanh Mai chỉ đạo Nguyễn Thái Lĩnh (em ruột Luyện) nộp 50 tỷ đồng vào tài khoản của Lực, sau đó chỉ đạo Lực rút, mở sổ tiết kiệm số tiền 50 tỷ đồng, kỳ hạn 6 tháng tại Ngân hàng ACB – PGD Bình Triệu. Nguồn gốc 50 tỷ đồng đều là tiền khách hàng thanh toán tiền mua nền đất tại Công ty Alibaba. Sau đó, theo chỉ đạo của Mai, Lực rút 31 tỷ đồng, mở sổ tiết kiệm cho Huỳnh Thị Kim Thắng đứng tên tại Ngân hàng ACB. Thắng đã ủy quyền sử dụng sổ trên cho Lực.
Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Mai, Huỳnh Thị Kim Thắng rút số tiền 18 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm, mua hai căn nhà tại địa chỉ 96A, 96B, Khu phố 6, phường Tân Tiến, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cùng đứng tên Nguyễn Thái Lực, còn lại 13 tỷ đồng vẫn giữ trong sổ tiết kiệm.
Ngày 18/9/2019, Cơ quan CSĐT tổ chức Lệnh bắt và khám xét toàn bộ trụ sở Công ty Alibaba và các chi nhánh Công ty Alibaba. Cả ba đối tượng biết rõ số tiền 13 tỷ đồng còn lại trong sổ tiết kiệm nêu trên có nguồn gốc bất hợp pháp nhưng ngay hôm sau, tức ngày 19/9/2019, Mai chỉ đạo Huỳnh Thị Kim Thắng chuyển toàn bộ số tiền gốc và lãi hơn 13,9 tỷ đồng vào tài khoản do Mai đứng tên mở tại Ngân hàng ACB. Cùng ngày, Mai chuyển 13 tỷ đồng vào tài khoản của Lực, rồi chỉ đạo Lực rút ra và giao lại cho Mai.
Một bị hại đang trình bày với các cơ quan truyền thông về nguyện vọng của mình về việc xử lý với số tiền đã đầu tư vào các dự án của Alibaba.
Khi được kêu lên hỏi về vấn đề “rửa tiền” giúp chị dâu, Nguyễn Thái Lực cho rằng : “Chị Mai nhờ bị cáo đi rút tiền 13 tỷ. Không nhớ nội dung chuyền tiền, chỉ biết từ tài khoản chị Mai chuyển qua và nhờ đi rút. Ngày 20/9/2019, Lực dùng xe ô tô Innova, đến ngân hàng ACB rút toàn bộ số tiền 13 tỷ (đựng trong 2 bao và 1 túi xách) đưa về trụ sở Công ty Alibaba. Đến nơi, Lực mang tiền giao cho Mai. Việc giao nhận không có ai chứng kiến, không có giấy tờ giao nhận”.
Tại CQĐT, về số tiền 13 tỷ đồng nêu trên, Mai khai đã sử dụng hết vào việc cá nhân và trả tiền vay bên ngoài, đến nay, Cơ quan CSĐT chưa thu hồi được.
Video đang HOT
Tại toà, lời khai của Huỳnh Thị Kim Thắng phù hợp với Nguyễn Thái Lực về số tiền nêu trên. Ngoài ra trong cáo trạng, Huỳnh Thị Kim Thắng còn khai nhận thêm việc đứng giúp Mai 1 sổ tiết kiệm 20 tỷ tại Vietcombank. Cơ quan điều tra đã thu hồi sổ tiết kiệm này.
Ngoài việc làm rõ Võ Thị Thanh Mai, Nguyễn Thái Lực và Huỳnh Thị Kim Thắng về hành vi rửa tiền, các luật sư còn hỏi nhiều bị cáo, trong đó hầu hết là những từng giám đốc đại diện pháp luật cho các công ty con của Công ty Alibaba để làm rõ vai trò, trách nhiệm của từng bị cáo.
Nhiều người trong số bị hại là thân nhân của các bị cáo.
Hầu hết các bị cáo cho rằng họ không biết mình sai, vi phạm pháp luật bởi tin tưởng vào bị cáo Luyện và thực hiện theo chỉ đạo của Luyện, chỉ đến khi làm việc với CQĐT mới nhận thức được hành vi phạm tội.
Trả lời thẩm vấn của luật sư bảo vệ quyền lợi cho Võ Thị Thanh Mai và Nguyễn Thái Lực, bị cáo Nguyễn Thái Luyện tiếp tục khẳng định bản thân không lừa đảo. Trả lời thẩm vấn của luật sư, bị cáo Nguyễn Thái Luyện tiếp tục khẳng định không lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 2.000 tỷ đồng của 4.560 khách hàng như cáo trạng truy tố. Đồng thời, Luyện cho rằng vợ, em trai và nhân viên không có hành vi lừa đảo, rửa tiền như cáo trạng truy tố.
Theo lời khai của Luyện, Công ty Alibaba có vài trăm nghìn người đã ký kết hợp đồng, bình quân mỗi tháng công ty bán từ 1.500-2.000 sản phẩm. Luyện khẳng định, các hợp đồng ký với khách hàng là Hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chứ không phải là Hợp đồng chuyển nhượng đất.
Trong số những khách hàng ký hợp đồng mua đất nền của Alibaba, có nhiều khách là nhân viên của Alibaba, nhiều bị cáo trong vụ án cũng là bị hại. Chẳng hạn như bị cáo Nguyễn Trung Trường (cựu Giám đốc Công ty CP Địa ốc Long Thành Capital, công ty con của Alibaba) cùng vợ đã đầu tư tổng cộng 9 lô đất trong các dự án của Luyện với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng. Trường cho biết các lô đất của mình chưa sinh lời thì đã bị bắt và bị truy tố về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Suốt trong phần xét hỏi của HĐXX, đại diện VKS và các luật sư, nhiều bị cáo khai, do tin tưởng Luyện và bộ phận pháp lý của công ty nên mỗi khi nghe có dự án liền dốc hết tiền lương, tiết kiệm và thuyết phục người thân bỏ tiền mua đất dự án của Alibaba và biến họ thành bị hại.
Phiên tòa tiếp tục vào ngày 12/12
Hai án tử hình trong đường dây vận chuyển ma túy qua xe "luồng xanh"
Sử dụng xe vận tải "luồng xanh" để vận chuyển số lượng lớn ma túy trong thời điểm giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19, Long và Hưng đã phải trả giá bằng bản án tử hình.
Ngày 7/11, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Hoàng Gia Long (SN 1984, trú tại xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) và bị cáo Nguyễn Đăng Hưng (SN 1977, trú tại phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội) về hai tội "Mua bán trái phép chất ma túy" và "Vận chuyển trái phép chất ma túy".
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, tối 3/8/2021, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, Công an TP Hà Nội phối hợp với Công an phường Phú La (quận Hà Đông) làm nhiệm tại trước cửa chung cư The K-Park Văn Phú.
Tại đây, cơ quan Công an phát hiện Hưng đi ô tô và nhận 3 thùng hàng từ xe tải chở rau quả có biểu hiện nghi vấn nên đã tiến hành kiểm tra hành chính.
Kiểm tra ba thùng hàng của Hưng, Công an thu giữ 10 bánh heroin có tổng khối lượng 3.270,93 gram, 6 túi tinh thể màu trắng chứa ma túy loại Ketamine có tổng khối lượng 4.843,71 gram.
Hưng khai, qua quan hệ xã hội, anh ta quen Long. Sau đó, Long và Hưng đã nhiều lần cùng sử dụng ma túy với nhau tại nhà Hưng.
Hai bị cáo Long và Hưng tại phiên tòa.
Ngày 1/8/2021, Long gọi điện thoại cho Hưng nhờ lên địa phận xã Đồng Tân (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) gặp chị vợ Long để nhận 3 thùng hàng vận chuyển về Hà Nội cho Long. Hưng có xe khách vận chuyển tuyến Sơn La - Hà Nội, nhưng do dịch bệnh COVID-19 trong thời điểm giãn cách xã hội nên xe khách không hoạt động được.
Do đó, Hưng gọi điện thoại cho nhà xe Hưng Soái (hãng xe khách mà Hưng và anh trai cùng quản lý) bảo gửi cho Hưng số điện thoại của anh Lò Văn Bình, là lái xe chở rau quả, thực phẩm "luồng xanh" chuyên chạy tuyến Sơn La - Bến xe Yên Nghĩa và Bến xe Nước Ngầm (Hà Nội).
Sau khi thỏa thuận xong, Hưng gọi báo số của anh Bình cho chị vợ Long. Chiều cùng ngày, chị vợ Long báo cho Hưng biết, đã gửi 3 thùng hàng. Ngay sau đó, Hưng gọi điện thoại cho anh Bình hẹn địa điểm giao nhận hàng thì bị cơ quan Công an kiểm tra và bắt giữ cùng tang vật.
Long khai, khoảng tháng 5/2021, do không có việc làm ổn định nên anh ta nảy sinh ý định tìm nguồn ma túy về bán kiếm lời.
Qua quan hệ xã hội, Long biết một nhóm đối tượng người Mông, sống ở khu vực "Rừng Già", giáp ranh giữa huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) và huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) có bán ma túy nên đã tìm mua Ketamine về bán cho khách ở khu vực huyện Chương Mỹ.
Long đã hai lần mua bán ma túy trót lọt vào khoảng thời gian cuối tháng 6/2021 và đầu tháng 7/2021. Cả hai lần, Long đều mua 1 lạng Ketamine với giá 50 triệu đồng và bán lại cho khách với giá 60 triệu đồng.
Cuối tháng 7/2021, do tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp, nhóm người Mông không tiếp tục bán ma túy cho Long nên anh ta đã tìm nguồn ma túy khác để bán kiếm lời. Đồng thời, Long liên lạc với Hưng và biết Hưng có nguồn ma túy bán nên đặt vấn đề mua bán ma túy.
Ngày 1/8/2021, Long gọi điện thoại gọi cho Hưng để hỏi mua 1 lạng Ketamine. Hưng nói dịch bệnh như thế này, tiện gửi được ma túy từ Mộc Châu về thì lấy luôn 1kg với giá 500 triệu đồng và Hưng cho Long nợ tiền mua ma túy, khi nào bán hết mới phải trả tiền.
Long đồng ý và hẹn tối 3/8/2021 mang ma túy lên giao cho Long. Qua trao đổi, Long biết lần này Hưng sẽ mua ma túy với số lượng lớn, nhiều chủng loại và sẽ gửi hàng từ Mộc Châu về Hà Nội, trong đó có 1kg Ketamine Long mua của Hưng.
Tối hôm đó, Long đợi ở nhà nhưng không thấy Hưng đến giao ma túy và biết Hưng bị bắt. Thời điểm đó, Long tắt điện thoại để tránh bị cơ quan Công an phát hiện.
Quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định, từ ngày 1 đến ngày 3/8/2021, Long đã thuê Hưng vận chuyển 3 thùng hàng chứa ma túy từ một người phụ nữ tại khu vực Dốc 82, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và Dốc 81 xã Đồng Tân, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình gửi về Hà Nội, sau đó Hưng mang ma túy giao cho Long.
Long phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mua bán trái phép 3.270,93 gram heroin, 4.843,71 gram ketamine và 159,01 gram methamphetamine. Hưng phải chịu trách nhiệm về hành vi vận chuyển số ma túy trên.
Tại phiên tòa, hai bị cáo Long và Hưng thừa nhận hành vi phạm tội như trên. Sau khi phân tích, đánh giá hành vi phạm tội của hai bị cáo, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Long tử hình về tội "Mua bán trái phép chất ma túy"; bị cáo Hưng tử hình về tội "Vận chuyển trái phép chất ma túy".
'Ông trùm' tiêu thụ xăng lậu gửi người tình 2 tỉ đồng/tháng Mỗi tháng, bị cáo Trần Ngọc Thanh được người tình là Nguyễn Hữu Tứ ('ông trùm' tiêu thụ xăng lậu) đưa cho 2 tỉ đồng. Tổng cộng là 12 tỉ đồng, quá trình điều tra, bị cáo Thanh đã giao nộp lại. Sáng 7.11, phiên tòa xét xử 74 bị cáo trong đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu tiếp tục...