Vụ Alibaba: Chân rết đa cấp huy động vốn thế nào?
Địa ốc Alibaba dùng tiền của người mua sau để trả lãi cho người mua trước, cứ như vậy một miếng đất có thể bán cho nhiều người.
Khách hàng đến trụ sở Công an TP.HCM trên đường 3 tháng 2, Q.10 để trình báo
Nhiều công ty, một người đứng
Theo hồ sơ, Công ty địa ốc Alibaba thành lập 22 pháp nhân, sử dụng người thân quen trong gia đình đứng tên đại diện pháp luật để kinh doanh bất động sản.
Khi khách hàng mua đất mà Công ty Alibaba rao bán, khách hàng sẽ được hướng dẫn ký Hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với công ty “chủ đầu tư dự án” (thực chất chỉ là công ty được cá nhân sử dụng đất ủy quyền làm các thủ tục liên quan đến việc phân lô tách thửa). Sau đó, khách hàng được tiếp tục hướng dẫn ký Hợp đồng quyền chọn, với phương án cơ bản là nhận lãi suất, không nhận đất.
Cả hai hợp đồng: “Hợp đồng thoả thuận” và “Hợp đồng quyền chọn” khách hàng ký với 2 công ty khác nhau, nhưng người đại diện của cả hai công ty này là một.
Khách hàng cho công ty thuê lại đất với giá thuê 2%/tháng; công ty mua lại chênh lệch 30% sau 12 tháng hoặc mua lại chênh lệch 38% sau 15 tháng… Trong thời gian đó, công ty được toàn quyền sử dụng lô đất của khách cho mục đích kinh doanh.
Với những khách hàng mua đất chỉ nhận lãi, không nhận nền, công ty sẽ tiếp tục bán lần 2 cho khách hàng khác với giá bằng giá gốc cộng lãi suất phải trả cho khách hàng F1 và cộng thêm chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tương tự như vậy, khách hàng F2 sẽ chọn nhận lãi không nhận đất thì lại được Công ty này bán tiếp cho F3. Với hình thức lấy tiền của người sau trả cho người trước, và nếu “lỡ” chưa bán cho được người F4 thì người F3 đừng hòng nhận lãi. Cũng có những trường hợp khách hàng sau khi mua đất phát hiện ra những dấu hiệu không minh bạch, đến để đòi tiền… và sau nhiều tháng vẫn chưa thể lấy lại tiền của mình.
Lượng khách hàng mua đất của Công ty Alibaba đã lên tới 6.700 người
Video đang HOT
Cụ thể là trường hợp của bà Làm A Lìn (Đồng Nai) khi mua đất nền do Alibaba rao bán tại dự án Alibaba Center City 5 tại xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bà được hướng dẫn ký một “Hợp đồng quyền chọn” với Công ty địa ốc Alibaba (được gọi là bên quyền chọn) do ông Trang Chí Linh, phó tổng pháp lý ký. Sau đó Công ty Alibaba tiếp tục hướng dẫn bà Lìn ký “Hợp đồng thoả thuận” chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ Công ty ty CP địa ốc Chiến Thắng cũng do ông Trang Chí Linh phó tổng pháp lý ký.
Nghĩa là trong “Hợp đồng thoả thuận” và “Hợp đồng quyền chọn” với khách hàng đều do một mình ông Trang Chí Linh ký. Công ty Chiến Thắng và Công ty Alibaba cũng là hai trong một. Với hình thức trên, Công ty địa ốc Alibaba hình thành nhóm các công ty từ đó huy động vốn của khách hàng thông qua những cam kết ảo.
Thực chất đây là hình thức kinh doanh đa cấp thông qua các hợp đồng thỏa thuận chuyển quyền sử dụng đất… nhưng không có sản ph ẩm thực tế và theo các luật sư có dấu hiệu của các tội “Trốn thuế”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai”.
Cố tình chiếm đoạt tài sản
Thực chất, hệ thống Công ty Alibaba biết rõ quy hoạch các khu đất này không phù hợp quy hoạch sử dụng đất, không được cơ quan có chức năng thẩm quyền thoả thuận địa điểm, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, giao đất thực hiện dự án.
Tuy nhiên, Công ty địa ốc Alibaba vẫn ngang nhiên ký kết Hợp đồng với khách hàng cam kết bàn giao nền đất khi đã hoàn tất thi công hạ tầng (điện, đèn đường) và bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích đất thổ cư cho khách hàng với thời gian từ 6 đến 12 tháng đồng thời cam kết thu mua lại.
Khách hàng cung cấp toàn bộ giấy nộp tiền cho Alibaba và hồ sơ mua đất
Vậy Alibaba thực hiện việc này thế nào?
Theo luật sư Trần Minh Cường, đoàn luật sư TP.HCM, nhóm các công ty Alibaba không tuân theo bất kỳ quy định nào để thực hiện dự án… Như vậy có thể khẳng định các “dự án” của Công ty Alibaba chắc chắn không thể hoàn tất thủ tục để bàn giao nền đất (với hạ tầng hoàn thiện được cơ quan chức năng cấp phép) cũng như bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở – thổ cư cho khách hàng theo thoả thuận. Công ty Alibaba tạo thành một hệ thống chân rết bao quanh nhằm đưa khách hàng vào “tròng”.
Với cam kết “ảo” về lợi nhuận khủng làm cho khách hàng tin rằng đây là “dự án” có thật, là đất thổ cư là dấu hiệu lửa đảo, nhằm “thuyết phục” khách hàng “xuống tiền”.
Khi đến hạn trả gốc và lãi suất theo thỏa thuận, hệ thống các công ty Alibaba tiến hành chi trả lãi suất quyền chọn hoặc cố tình kéo dài không thanh toán, việc lấy lại số tiền gốc thực đóng của nhà đầu tư rất khó khăn và hướng khách hàng qua “tái đầu tư” dự án khác mà không cho khách hàng rút toàn bộ vốn ra. Điều đó cho thấy có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản.
Công an TP.HCM kê sẵn bàn ghế cho khách hàng đến để phản ánh thông tin liên quan đến việc mua đất tại các dự án “ma” của Alibaba
Nhật Xuân
Theo baogiaothong
Nhiều khách hàng "sập bẫy" Công ty Alibaba phải đeo khẩu trang viết đơn tố cáo
Cơ quan công an bước đầu xác định có hơn 6.700 người có thể là nạn nhân của Công ty địa ốc Alibaba, với số tiền giao dịch hơn 2.500 tỷ đồng tại 40 dự án.
Nhiều nạn nhân phải "che mặt" vì sợ người thân biết chuyện, ảnh hưởng đến gia đình.
Chiều 20/9, Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an TP.HCM vẫn đang làm việc với Nguyễn Thái Luyện (SN 1985), Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần địa ốc Alibaba và Nguyễn Thái Lĩnh (SN 1989, em ruột Luyện), Tổng giám đốc Công ty cổ phần địa ốc Alibaba, để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bước đầu, công an xác định Luyện có vai trò cầm đầu, chỉ đạo Lĩnh dùng danh nghĩa cá nhân để nhận chuyển nhượng, thu gom lượng lớn đất nông nghiệp ở các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận...
Sau đó, Lĩnh dùng pháp nhân Công ty cổ phần địa ốc Alibaba và các công ty con lập hàng chục dự án không có thật. Tất cả các dự án này chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án... Tuy nhiên, Công ty cổ phần địa ốc Alibaba quảng cáo để huy động tiền của hàng nghìn khách hàng để chiếm đoạt.
Cụ thể, anh em Luyện lập 29 dự án ở tỉnh Đồng Nai, 9 dự án ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và 2 dự án ở tỉnh Bình Thuận. Dự án trái phép có diện tích lớn nhất là khu đất 13 hecta ở xã Châu Pha (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) của ông Nguyễn Ngọc Sự nhưng Công ty cổ phần địa ốc rao bán đất nền dưới tên dự án "Alibaba Tân Thành Center City 1". Tính đến hết tháng 6/2019, công ty này đã ký hợp đồng bán đất nền cho hơn 6.700 khách hàng, chiếm đoạt số tiền hơn 2.500 tỷ đồng.
Khách hàng đeo khẩu trang viết đơn tố cáo
Theo Dân trí, tính đến chiều 20/9, có rất đông người ở các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận và trên địa bàn TP tìm đến trụ sở Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an TPHCM (đường 3/2, phường 14, quận 10) để hỏi thủ tục và làm đơn tố cáo Công ty cổ phần địa ốc Alibaba lừa đảo.
Nhiều người đeo khẩu trang hoặc đề nghị giấu tên khi tiếp xúc với PV vì sợ người thân biết chuyện, ảnh hưởng đến gia đình.
Một nạn nhân của Công ty cổ phần địa ốc Alibaba đeo khẩu trang kể lại sự việc.
Bên trong trụ sở công an, nhiều cán bộ điều tra hướng dẫn người dân viết đơn trình bày sự việc.
Bà N.T.T. (52 tuổi, quê Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết bà mua dự án đất nền của Công ty Alibaba ở Bà Rịa-Vũng Tàu và khi nghe tin lãnh đạo của công ty này bị bắt nên tìm đến trụ sở công an làm đơn trình báo. Theo bà T., bà mua lô đất với giá 350 triệu đồng và đã thanh toán cho Công ty Aibaba 321 triệu đồng.
Một phụ nữ khác giấu tên cho hay, do tin vào lời giới thiệu của người quen nên mua lô đất của Công ty cổ phần địa ốc Alibaba với giá 950 triệu đồng trong vòng 12 tháng. "Tôi đóng được gần 700 triệu đồng thì thấy báo chí đăng tải vụ việc nên đến làm đơn tường trình với công an. Sự việc bây giờ như vậy rồi, tôi làm đơn để hi vọng cơ quan chức năng thu hồi giúp số tiền đã đóng", nữ nạn nhân nói.
Theo người phụ nữ này, sau khi đóng được 4 tháng và muốn rút lại tiền thì nhân viên tìm cách dụ dỗ để tiếp tục đóng tiền. "Không tiếp tục đóng tiền thì sẽ mất trắng nên tôi phải vay mượn để đóng cho đủ 12 tháng", người phụ nữ cho hay.
Theo thông tin của cơ quan chức năng, trong ngày hôm nay đã có hơn 500 người đến hỏi thủ tục tố cáo Công ty cổ phần địa ốc Alibaba lừa đảo. Qua đó, công an trực tiếp hướng dẫn, tiếp nhận đơn của hơn 100 người là khách hàng của công ty này.
Công an đã thu giữ nhiều xe ô tô tại Công ty Alibaba, trong đó có chiếc xe hiệu Range Rover trị giá hàng tỷ đồng.
Cũng trong ngày 20/9, Dân Việt đã đưa tin, Công an thu giữ nhiều xe ô tô, xe máy xịn hiệu Range Rover, Kia, Innova, SH và lượng lớn tiền mặt ở trụ sở công ty nằm ở đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức, TP.HCM.
Trong số các xe thu giữ có xe ô tô hiệu Range Rover trị giá hàng tỷ đồng. Chiếc xe này được Luyện dùng để đi tiếp khách, giao dịch.
Theo Danviet
Nguyễn Thái Luyện chủ mưu các vụ lừa đảo tại Công ty Alibaba Kết quả điều tra ban đầu xác định, trong vụ án lừa đảo xảy ra tại Công ty Alibaba, Nguyễn Thái Luyện là đối tượng chủ mưu cầm đầu. Liên quan đến vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba, hai ngày qua, cơ quan cảnh sát điều tra - Công an TPHCM...