Vụ 9 bệnh nhân chạy thận tử vong: Xuất hiện nhiều tình tiết mới
Trong ngày làm việc thứ 4 của TAND thành phố Hòa Bình liên quan đến vụ việc 9 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tử vong đã xuất hiện nhiều tình tiết mới.
Bị cáo Hoàng Đình Khiếu, nguyên Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình cho biết, 28 người của đơn nguyên thận đi đào tạo, nhưng đều không có chứng chỉ.
Trong buổi sáng nay (17.1), các luật sư đã liên tục đặt câu hỏi liên quan đến đơn nguyên thận của BVĐK tỉnh Hòa Bình. Bị cáo Hoàng Đình Khiếu, nguyên Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến việc đào tạo nguồn nhân lực tại đơn nguyên thận.
Tại phiên tòa, luật sư Trần Hồng Phúc hỏi bị cáo Hoàng Đình Khiếu về việc đào tạo chuyển giao giữa Bạch Mai và BVĐK tỉnh Hòa Bình
28 người được đi đào tạo liên quan đến việc chạy thận nhân tạo của đơn nguyên thận nhưng chưa ai được cấp chứng chỉ.
Khi luật sư Khiêm hỏi bị cáo Khiếu về trách nhiệm về chất lượng nước thuộc về ai, bị cáo Hoàng Đình Khiếu trả lời: “Trách nhiệm thuộc về trưởng khoa, nhưng phòng không có kỹ thuật viên nên việc hỏng hóc đều báo cho phòng Vật tư vì ở đó có kỹ thuật viên. Việc Đơn nguyên không có kỹ sư thì phòng Vật tư phải chịu trách nghiệm. Giống như thuốc hay sửa máy móc, Đơn nguyên không tự sản xuất được, mà lĩnh các dịch lọc và vật tư tiêu hao từ phòng Vật tư và khoa Dược.
Video đang HOT
Trên thực tế theo quy chế bệnh viện, trưởng khoa Lọc máu chịu trách nghiệm về nước nhưng khoa không có kỹ sư, đương nhiên việc chịu trách nghiệm thuộc về khoa lọc máu”.
Trong phiên xét xử ngày 17.1, nhiều tình tiết mới liên quan đến đơn nguyên thận của BVĐK tỉnh Hòa Bình được làm rõ.
Luật sư Phúc tiếp tục hỏi với trách nhiệm là lãnh đạo khoa, bị cáo Khiếu giao kiểm tra chất lượng nước cho ai, bị cáo Khiếu khai: “Lần sửa chữa hôm xảy ra sự cố giao cho điều dưỡng Nguyễn Thu Hằng. Việc điều dưỡng Hằng nhận thiết bị tức là đã đảm bảo chất lượng nước mới nhận về”.
Khi được hỏi với vai trò là Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, trước sự cố việc sửa chữa nước, khoa có phải lập kế hoạch chuyển các bệnh nhân không sang các bệnh viện khác không, bị cáo Khiếu khai: “Không biết thời gian sửa chữa bao lâu, phòng vật tư không thông báo thời gian sửa chữa nên không có kế hoạch chuyển bệnh nhân sang các đơn vị khác”.
Một vấn đề nữa các luật sư quan tâm khi chất vấn bị cáo Hoàng Đình Khiếu là nhiều cán bộ của đơn nguyên được đi đào tạo nhưng lại không có cán bộ chuyên trách về kỹ thuật. Trước việc này, bị cáo Khiếu trả lời: “Bởi trong đề án, việc học chuyển giao chỉ có bác sĩ và điều dưỡng chuyển giao kỹ thuật. 28 người đi học đều không có chứng chỉ”.
Theo Danviet
Đại diện Bộ Y tế trả lời tại phiên xử vụ chạy thận 9 người chết
3 đại diện của Bộ Y tế đã được TAND TP.Hòa Bình mời tham dự phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm vụ án "Vô ý làm chết người" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình khiến 9 người thiệt mạng. Đại diện của Bộ Y tế được mời để làm rõ hơn về chức năng quản lý nhà nước liên quan đến y tế.
Phiên tòa chiều 22.5, HĐXX đã mời 3 đại diện của Bộ Y tế tham gia phiên tòa gồm ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh; ông Trịnh Đức Nam - chuyên viên Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế và ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
HĐXX hỏi ông Nguyễn Huy Quang: Liên quan đến quá trình chạy thận, Bộ Y tế có ban hành văn bản quy trình chạy thận nhân tạo hay không?
Ông Quang cho biết: Để đảm bảo an toàn nước cho lọc máu chạy thận nhân tạo, Bộ đang áp dụng tiêu chuẩn của Việt Nam và Bộ KH&CN đã ban hành. Bộ Y tế có ban hành 2 quy trình về lọc máu chu kỳ lọc máu chạy thận nhân tạo. Theo quy trình, triển khai văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Y tế đều có gửi văn bản này tới các giám đốc Sở Y tế. Đơn vị trực thuộc bộ, Bộ Y tế có trách nhiệm tập huấn. Các đơn vị trực thuộc sở có trách nhiệm tập huấn, chuyển giao. Bên cạnh có quy trình do Bộ Y tế quản lý nước RO, hiện nay tuân theo Nghị định 36. Với các nhà sản xuất trang thiết bị y tế, họ phải có trách nhiệm công bố thực hiện đúng chất lượng mà sản phẩm công bố và trang thiết bị này phải phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam.
Trả lời HĐXX về nội dung BVĐK tỉnh Hòa Bình có được phép xã hội hóa việc chạy thận nhân tạo hay không, ông Quang cho biết: Bộ Y tế có cho phép xã hội hóa việc chạy thận nhân tạo. Bộ đã áp dụng trước đây (Nghị định 59, 69), hiện nay là Nghị định 85 và một số văn bản khác. Chủ trương của Chính phủ cho xã hội hóa, Bộ Y tế cũng có Thông tư 15 cho phép liên doanh liên kết. Tuy nhiên, việc liên doanh liên kết này phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn mà Bộ Y tế đã ban hành.
Tòa hỏi: "BVĐK tỉnh Hòa Bình đã thỏa mãn các điều kiện về liên doanh liên kết hay chưa?". "Việc này Sở Y tế tỉnh Hòa Bình cho phép. Đơn vị này có trách nhiệm thanh, kiểm tra việc BVĐK tỉnh Hòa Bình có đủ điều kiện hay không", ông Quang khẳng định.
Ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
Theo cáo trạng của Viện KSND TP.Hòa Bình, đại diện 8 gia đình bệnh nhân bị tử vong (hiện đã được chấp nhận là 9 nạn nhân) đã kê khai tiền mai táng phí với tổng số tiền là hơn 1 tỷ đồng. Ngoài ra, các gia đình nạn nhân còn yêu cầu bồi thường về dân sự theo quy định của pháp luật. Tương tự, các nạn nhân được cấp cứu, điều trị đã phục hồi cũng yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Cáo trạng cũng nêu, các đơn vị, cá nhân cũng đã nộp tiền bồi thường khắc phục hậu quả. Cụ thể, đại diện gia đình bị cáo Bùi Mạnh Quốc (Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh) đã tự nguyện nộp số tiền 50 triệu đồng; đại diện gia đình bị cáo Trần Văn Sơn đã tự nguyện nộp số tiền 30 triệu đồng; BVĐK tỉnh Hòa Bình đã tự nguyện hỗ trợ số tiền ban đầu cho 8 nạn nhân tử vong là 20 triệu đồng/1 người và 2 triệu đồng/1 người đối với 10 bệnh nhân còn lại.
Nhiều vấn đề đã được làm sáng tỏ trong phiên tòa ngày 22.5.
BVĐK tỉnh Hòa Bình và Công ty Thiên Sơn còn nộp số tiền là 660 triệu đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả cho các nạn nhân. Trong đó, Công ty Thiên Sơn nộp 370 triệu đồng. Hiện nay, số tiền 740 triệu đồng đã được chuyển cho Cơ quan thi hành án dân sự.
Theo Danviet
Công ty Thiên Sơn sẽ khởi kiện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình "Chúng tôi sẽ xem xét thiệt hại sau vụ việc này, đồng thời xem xét nội dung vụ việc khởi kiện BVĐK tỉnh Hoà Bình ở một vụ án khác, không đề nghị xem xét tại phiên toà hôm nay", đại diện Công ty Thiên Sơn nói tại tòa sáng 22.5. Ngày 22.5, TAND TP.Hoà Bình bước vào ngày thứ 6 phiên tòa...