Vụ 2 tỉnh tranh chấp Hoành Sơn Quan: Chuyên gia gợi ý giải pháp gì?
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Hoành Sơn Quan đến nay vẫn chưa được ghi danh di tích quốc gia là một thiếu sót của cơ quan quản lý văn hóa
Tiến sĩ (TS) sử học Nguyễn Khắc Thái và Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Trai đã có chung đánh giá như vậy khi trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động xung quanh câu chuyện giữa 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh về việc tranh chấp Hoành Sơn Quan.
Di tích Hoành Sơn Quan, nơi Quảng Bình và Hà Tĩnh tranh chấp hơn 20 năm qua – ảnh Hoàng Phúc
Ông Nguyễn Ngọc Trai – cho rằng việc xác định ranh giới Hoành Sơn Quan thuộc Quảng Bình hay Hà Tĩnh do mâu thuẫn giữa yếu tố lịch sử xưa và địa giới hành chính ngày nay. Trong cuốn “Quảng Bình địa linh nhân kiệt” mà chính ông là tác giả cũng đã kiến giải về thông lệ và quy ước bắt buộc khi xây kiến trúc thành lũy mang tính quân sự hay kiểm soát.
Ông Trai đưa ra lý giải cổng thành hay cửa thành mà chính sử chép địa phương nào quản lý, đóng – mở cửa thì nghiễm nhiên thuộc địa phương đó. Các thư tịch cổ và hầu hết nhà nghiên cứu đều cho rằng Hoành Sơn Quan thuộc sự quản lý của tỉnh Quảng Bình từ xa xưa. “Đại Nam thực lục”, “Đại Nam nhất thống chí”, “Đồng Khánh dư địa chí”… cũng nêu rõ kiến trúc này thuộc địa phận Quảng Bình.
“Đó là những kiến trúc thành lũy từ xưa tới nay. Thời nhà Nguyễn, Vua cho xây Hoành Sơn Quan, dựng trại lính ở phía nam, giao cho Bố Chính (Quảng Bình) quản lý cửa thành để kiểm soát những người qua lại vào vùng đất Thuận Hóa (Thừa Thiên – Huế). Tuy nhiên, Hoành Sơn Quan hiện nằm trên địa phận Hà Tĩnh là do khi phân định địa giới hành chính đã vận dụng một cách máy móc quản lý nhà nước theo đường phân thủy mà không quan tâm đến không gian văn hóa, lấy ý kiến thao khảm từ các chuyên gia” – ông Trai nhìn nhận.
Theo ông Nguyễn Ngọc Trai, hiện Hoành Sơn Quan đang nằm “cô đơn” trên đỉnh đèo Ngang do chưa rạch ròi trong sự phân định là ai quản lý về mặt địa phận hành chính và di tích. Bởi vậy, Trung ương và 2 tỉnh cần sớm đưa ra một quyết định cụ thể là Hoành Sơn quan của Quảng Bình hay của Hà Tĩnh để sớm được công nhận là di tích cấp quốc gia. Từ đó sẽ có phương cách nhằm bảo vệ, bảo tồn và khai thác có hiệu quả.
Ngay sát di tích, người dân còn tự ý xây 1 miếu lớn – ảnh Hoàng Phúc
Video đang HOT
Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thái cũng nhìn nhận việc “dùng dằng” rồi “bỏ rơi” một di tích đặc biệt, đánh dấu sự phát triển của một giai đoạn đất nước như Hoành Sơn Quan vô tình tạo ra nhiều hệ lụy, làm tổn thương di tích.
“Thứ nhất, do không được quan tâm, bảo vệ, trùng tu nên di tích đang có dấu hiệu hoang phế, xuống cấp. Thứ hai, đang có tình trạng di tích bị xâm hại bởi một vài công trình của các cá nhân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực bảo vệ và không gian, cảnh quan của di tích. Thứ ba, vị trí di tích rất đặc biệt, không chỉ có giá trị về mặt lịch sử – văn hóa gắn liền với hành trình phát triển dân tộc, mà cảnh quan nơi đây đúng một danh thắng trên dãy Hoành Sơn, nên nếu làm tốt, biết quan tâm đầu tư sẽ là một trị trí khai thác du lịch tiềm năng” – TS Thái phân tích.
Hoành Sơn Quan nhìn từ trên cao – ảnh Hoàng Phúc
TS Thái cho rằng ranh giới quốc gia mới vĩnh viễn, còn địa giới giữa các tỉnh thì có thể điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa từng địa phương, từng giai đoạn. Vì vậy, “việc cần làm ngay” đối với Hoành Sơn Quan là Trung ương sớm quyết định giao cho một trong hai địa phương Quảng Bình (quản lý theo đặc trưng văn hóa theo quy định của Luật Di sản) hay Hà Tĩnh (theo địa vực hành chính đương đại theo quy định của Luật Dân sự) để di tích sớm được xếp hạng, bảo tồn và phát huy tác dụng.
“Giao cho tỉnh nào cũng được vì là di tích quốc gia, 1 đơn vị quản lý và 2 địa phương cùng khai thác chung không sao cả. Nếu khai thác du lịch thì đó là điểm đến chung, khách ai thì người đó đưa đến di tích” – TS Thái gợi ý.
Tháng 3-1833, Vua Minh Mạng thiết lập cửa ải trên núi Hoành Sơn quan nhằm kiểm soát dân chúng, phòng kẻ gian qua lại, nên gọi với cái tên là “Hoành Sơn Quan” – người địa phương quen gọi là “Cổng Trời”. Khách bộ hành dọc đường thiên lý bắc nam phải qua duy nhất cảnh cổng này.
Di tích này có kiến trúc thành lũy được còn khá nguyên vẹn là chứng tích hùng hồn về những thăng trầm của lịch sử, với vẻ trầm mặc, cổ kính, rêu phong.
Tháng 8-2002, Quảng Bình đã xếp hạng Hoành Sơn Quan là Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh. Đến tháng 3-2005, Hà Tĩnh cũng xếp hạng công trình này là Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh. Sau đó cả 2 tỉnh đều đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng Hoành Sơn quan là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia nhưng đều không được chấp nhận, bởi lý do tranh chấp.
Trải qua bao biến thiên di tích Hoành Sơn Quan cổ kính đang bị lãng quên nên dần xuống cấp và nguy cơ trở thành phế tích bởi sự tranh chấp giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh hơn 20 năm qua khiến ai chứng kiến cũng xót xa, tiếc nuối.
Sở hữu một điểm mấu chốt: Trầm lặng, đàn ông không khó để chinh phục đỉnh cao
Người đàn ông giữ được thái độ trầm lặng, bình tâm trước 2 điều này, bất kể trong cuộc sống hay sự nghiệp, tin rằng không có đỉnh cao nào mà họ không đạt được.
William James, một bậc thầy về tâm lý học, đã từng có một câu nói rất nổi tiếng: "Gieo một hành động - gặt một thói quen; gieo một thói quen - gặt một tính cách; gieo một tính cách - gặt một số phận".
Tương lai, số phận của một người phụ thuộc vào những hành động, thói quen của họ, Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta gặp gỡ, làm quen với rất nhiều người với đủ tính cách khác nhau. Họ có cách đối nhân xử thế khác nhau, thái độ tâm lý khác nhau đối với cuộc sống. Đương nhiên, những tính cách, thói quen đó dẫn đến những kết quả không giống nhau. Người có tính cách tốt, thói quen tốt ắt sẽ có một cuộc sống tốt đẹp. Người có tích cách, thói quen xấu, cuộc sống sẽ không mấy dễ dàng, suôn sẻ.
Vậy nên để biết một người đàn ông có khả năng làm nên việc lớn hay không, hãy nhìn vào hành động và thói quen của họ. Người đàn ông trầm lặng thường có thực lực rất cao, tâm tĩnh, nội tâm vững vàng, nhất định sẽ thành công, giàu có, nhiều triển vọng trong tương lai. Đặc biệt, người đàn ông có giữ được sự trầm lặng trước 2 điều này ắt sẽ làm nên việc lớn.
1. Trầm lặng đối mặt với thất bại của chính mình
Cuộc sống luôn có những thăng trầm, không có cuộc đời ai là hoàn toàn suôn sẻ, chúng ta đều hiểu sự thật này, nhưng ít ai có thể nhìn nó một cách bình tâm khi đối mặt với những thất bại và sự khuất phục của chính mình.
Phân tích hiện tượng này từ quan điểm tâm lý học, có thể chấp nhận thất bại của một người thực sự là một biểu hiện của sự chấp nhận bản thân. Việc chấp nhận thất bại của bản thân luôn gắn liền với sự phủ nhận bản thân, và trong tiềm thức chúng ta sẽ tạo cho mình một số gợi ý tâm lý tiêu cực. Điều này sẽ làm thui chột sự tự tin và dũng khí của chúng ta, sẽ khiến ta không dám thử lại.
Vì vậy, để tránh sự thất vọng sau những thất bại của mình, hầu hết mọi người sẽ chọn cách phàn nàn với người khác, nhưng trong thế giới người lớn, cách tiếp cận như vậy không thể giải quyết bất kỳ vấn đề nào.
Ảnh minh họa.
Chỉ những người đàn ông lựa chọn giữ thái độ bình tĩnh khi đối mặt với thất bại của mình mới có thể thúc đẩy bản thân trên cơ sở thất bại, phân tích hợp lý nguyên nhân thất bại của mình và tránh những tình huống tương tự vào lần sau. Đồng thời, họ sẽ không mù quáng phủ nhận chính mình, vì họ có nhận thức rõ ràng, khách quan về năng lực, trình độ của bản thân.
Phẩm chất bên trong mạnh mẽ của họ có thể đảm bảo rằng họ sẽ biến thất bại thành nền tảng của thành công, cái gọi là "không bào chữa cho thất bại, chỉ tìm cách để thành công", đây là tâm lý và hành vi mà một người đàn ông có thể là một người đàn ông có trách nhiệm nên có khi đối mặt với thất bại.
2. Trầm lặng đối diện với những thiếu sót và khiếm khuyết của mình
Tất cả chúng sinh, không ai là hoàn hảo. Nhưng đồng thời chúng ta cũng phải thừa nhận rằng trong xã hội này thực sự tồn tại quan điểm so sánh người này với người kia. Trong một môi trường như vậy, khi đối mặt với những thiếu sót và khiếm khuyết cố hữu của mình, ít người có thể giữ được thái độ bình tĩnh, khiêm tốn và ôn hòa để nhìn nhận và giải quyết chúng.
Từ quan điểm tâm lý học, loại khiếm khuyết và thiếu sót này sẽ khiến con người có cảm giác mặc cảm tự ti. Chính cảm giác tự ti này sẽ khiến con người có cảm giác căng thẳng và bản năng muốn bảo vệ bản thân dẫn đến tức giận, bối rối.
Ảnh minh họa.
Nhưng đối với những người đàn ông có năng lực, thói quen làm mọi việc một cách khiêm tốn và kiên định sẽ không cho phép họ trở nên tự ti. Điều này đã tích hợp vào cuộc sống hàng ngày của họ như một trạng thái tinh thần. Kể cả những thiếu sót và khiếm khuyết, họ sẽ khéo léo, "khiêm tốn" mà giấu đi và dần dần khắc phục chúng.
Giống như tiến sĩ Jimo, giáo sư tâm lý học tại Trường Y Harvard, đã từng nói: "Bạn không thể đánh bại chính mình, nhưng bạn có thể chấp nhận chính mình. Bạn không thể thay đổi những thiếu sót trong cuộc sống của mình, nhưng bạn có thể chấp nhận chúng."
Để đánh giá một người có mạnh mẽ hay không, không phải bằng những gì anh ta đã chinh phục được, mà bằng những gì anh ta đã chịu đựng. Những người đàn ông có thể đối mặt với những khuyết điểm và thiếu sót của mình một cách lý trí, bình tĩnh, bất kể trong cuộc sống hay sự nghiệp, tin rằng không có đỉnh cao nào mà anh ta không đạt được.
Đề nghị khởi tố vụ phá rừng giáp ranh ở Quảng Bình Diện tích thiệt hại hơn 3,4ha, tổng khối lượng gỗ bị chặt phá hơn 136m3, trong đó, gỗ nhóm I: hơn 5,2m3; nhóm II: 0,9m3; nhóm IV: 22,7m3; nhóm V: 2,8m3; nhóm VI: 50,5m3; nhóm VII: 33,8m3; nhóm VIII: 19,9m3. Ngày 20/3, Hạt Kiểm lâm Tuyên Hóa đã chuyển hồ sơ vụ phá rừng vùng giáp ranh giữa xã Kim Hoá, Lê Hoá...