VTVMoney đạt giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards 2022
Hệ sinh thái thông tin kinh tế VTVMoney của Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số (VTV Digital), Đài Truyền hình Việt Nam đã đạt giải thưởng Vietnam Digital Awards.
35 sản phẩm, dịch vụ, giải pháp; 7 doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và 7 cơ quan Nhà nước có thành tựu chuyển đổi số xuất sắc đã được vinh danh tại lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards 2022 (VDA 2022).
Vietnam Digital Awards có tên đầy đủ là “Chương trình bình chọn, trao tặng Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards”. Đây là chương trình được tổ chức thường niên dưới sự chủ trì của Hội Truyền thông số Việt Nam, sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Phát động từ ngày 21/4, VDA 2022 đã tiếp cận hơn 3.000 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và tiếp nhận gần 400 bộ hồ sơ đề cử gửi về từ toàn quốc – tất cả đều dưới hình thức trực tuyến, cho thấy tính chuyển đổi số mạnh mẽ và thực chất từ chính công tác tổ chức giải. Đây cũng là kỷ lục mới của Vietnam Digital Awards sau 5 mùa tổ chức.
Thông qua quá trình xem xét, đánh giá khoa học, khách quan, chuyên nghiệp và công tâm của các giám khảo, là những chuyên gia công nghệ, chuyển đổi số hàng đầu, thuộc 02 Hội đồng Sơ khảo và Chung khảo, BTC đã chọn ra 49 cái tên xứng đáng nhất để vinh danh lại lễ trao giải VDA 2022, chia làm 5 hạng mục:
- Hạng mục 1: Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu
- Hạng mục 2: Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số xuất sắc
Video đang HOT
- Hạng mục 3: Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc
- Hạng mục 4: Sản phẩm, Giải pháp chuyển đổi số vì cộng đồng
- Hạng mục 5: Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp nước ngoài
Trong đó, Hệ sinh thái thông tin kinh tế VTVMoney của Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số (VTV Digital), Đài Truyền hình Việt Nam đã đạt giải thưởng ở hạng mục Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu.
Hệ sinh thái thông tin kinh tế mang tên VTVMoney được Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số (VTVDigital) xây dựng là một tổ hợp nội dung đa nền tảng riêng trong lĩnh vực Kinh tế, với mục tiêu hướng nội dung đến được nhiều đối tượng người xem hơn, không chỉ là các khán giả ngồi trước màn hình tivi truyền thống, mà còn là những người cập nhật thông tin từng giờ từng phút qua những thiết bị di động, thiết bị thông minh.
Ra mắt vào tháng 5/2022, VTVMoney là tổ hợp thông tin đa nền tảng ở lĩnh vực kinh tế với các bản tin, chuyên mục kinh tế như Tài chính kinh doanh, Dòng chảy tài chính, Khớp lệnh, Bí mật đồng tiền hay Lăng kính nhà đất. Mỗi ngày, hàng trăm tin tức, nhiều giờ phát sóng trên đa phương tiện được VTVMoney sản xuất và phân phối tới công chúng.
Dù mới ra mắt nhưng VTVMoney được kế thừa tầm ảnh hưởng của các chương trình kinh tế uy tín trên VTV1 và bổ sung thêm khả năng phân phối số rộng khâp của VTVGo, chuyên trang điện tử VTVMoney và các mạng xã hội lớn. Tỷ lệ tiếp cận khán giả trung bình 100.000 lượt/tập phát sóng.
Đài Truyền hình Việt Nam nói chung và Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số (VTVDigital) nói riêng đã đặt ra mục tiêu xây dựng và phát triển VTVMoney trở thành tổ hợp đa nền tảng truyền thông kinh tế – tài chính uy tín hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp nhiều thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, được cá nhân hóa tới công chúng mọi lúc, mọi nơi, phản ánh khách quan dòng chảy kinh tế, lan tỏa năng lượng tích cực, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng.
Blockchain không thể thiếu để chuyển đổi số tại Việt Nam
Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, metaverse... sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi số vừa bắt đầu tại Việt Nam.
Phát biểu tại Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2022 (Vietnam - Asia DX Summit 2022), ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT nhận định bức tranh chuyển đổi số tại Việt Nam đang diễn ra "vô cùng tích cực và hứng khởi". Tuy nhiên, ngoài cơ hội, chuyển đổi số còn mang nhiều thách thức.
Việt Nam có 63/63 địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo Chuyển đổi số
Theo báo cáo gần nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank) về chuyển đổi số tại Việt Nam, hành trình này đang sở hữu một thuận lợi cơ bản, đồng thời là thách thức lớn: mô hình phân cấp cụ thể của quốc gia. 63 tỉnh thành phụ trách phần lớn việc quyết định và thực thi chuyển đổi số.
"Chuyển đổi số quốc gia cần là thành công của từng địa phương, từng doanh nghiệp. Mỗi tỉnh thành, mỗi địa phương và doanh nghiệp cần tìm ra cho mình một nhà lãnh đạo chuyển đổi số có khát vọng thay đổi, truyền cảm hứng và thúc đẩy kết nối để toàn bộ tổ chức, cá nhân cùng song hành, cùng sáng tạo, cùng hành động", ông Trương Gia Bình chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa) nhận định, Việt Nam đang đứng trước cơ hội để thúc đẩy kinh tế internet, đặc biệt là các nền tảng chuyển đổi số. "Giới công nghệ cần tiếp tục đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, áp dụng trong chuyển đổi số như trí tuệ nhân tạo, máy học, metaverse, blockchain. Chúng ta cần tập trung nguồn lực, hợp lực cùng nhau, chuyển đổi số cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp", ông Khoa nhấn mạnh.
Công nghệ blockchain được nhắc tới rất nhiều thời gian gần đây, đặc biệt sau sự bùng nổ của xu hướng tiền mã hóa (cryptocurrency). Dù đang có nhầm lẫn giữa "blockchain" và "tiền mã hóa" trong đại bộ phận người dân, công nghệ này không thể bị phủ nhận những lợi ích mang lại cho nền kinh tế, doanh nghiệp và đặc biệt là quá trình chuyển đổi số.
Những mục tiêu chuyển đổi số quốc gia
Các chuyên gia về blockchain Việt Nam đều nhận định mỗi công nghệ đóng vai trò khác nhau trong quá trình chuyển đổi số, ứng dụng số hóa ở doanh nghiệp. Khi dữ liệu được số hóa thì kéo theo đó là nhu cầu về công nghệ xử lý để mang lại trải nghiệm, chất lượng tốt hơn. Cùng lúc, sự bùng nổ của dữ liệu sẽ kéo theo nhiều vấn đề, trong đó có tính riêng tư, minh bạch hóa thông tin, buộc phải có giải pháp đảm bảo tính tin tưởng. Lúc này, công nghệ chuỗi khối (blockchain) là phương án khả thi để mang lại tính tin cậy, minh bạch, riêng tư.
Ông Huy Nguyễn, đồng sáng lập kiêm CEO Karrdia Chain nhận định, nhiều người vẫn có cái nhìn tiêu cực vào blockchain nhưng do họ không hiểu nên nghĩ công nghệ này nhiều rủi ro. "Đúng là có rủi ro, rồi chuyện pháp lý, phổ cập, kỹ thuật phải làm việc nhiều để khắc phục hiện trạng này. Nhưng cùng lúc phải xem đó là cơ hội để bắt đầu. Chuyển đổi số Việt Nam đang ở giữa quá trình và cần số hóa dữ liệu. Blockchain chính là một hình thức để số hóa dữ liệu".
Bổ sung cho ý kiến trên, Chủ tịch HĐQT Verchains Nguyễn Lê Thành nói: "Chuyển đổi số đối với quốc gia, doanh nghiệp gồm nhiều công nghệ khác nhau. Việc áp dụng blockchain vào quy trình chuyển đổi số sẽ mang đến một vài yếu tố tích cực như minh bạch, tin cậy, an toàn hơn so với quy trình truyền thống".
Đến đầu tháng 5.2022, Việt Nam có 63/63 địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo Chuyển đổi số, 55/63 địa phương ban hành nghị quyết về chuyển đổi số và 59/63 địa phương đã ban hành chương trình/đề án hoặc kế hoạch chuyển đổi số trong giai đoạn 5 năm. Song song đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định 505/QĐ-TTg lấy ngày 10.10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số Quốc gia, cho thấy tầm quan trọng của công cuộc chuyển đổi số. Chuyển đổi số ở nhiều tỉnh thành đã đem lại những thành quả bước đầu đáng khích lệ trong phát triển và đem lại sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp.
Giải thưởng Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2022 ghi nhận 5 dự án chiến thắng 5 dự án đến từ các công ty, tổ chức phát triển trí tuệ nhân tạo đã được vinh danh tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2022. Lộ diện top 5 dự án đoạt giải thưởng trí tuệ nhân tạo AI Awards 2022. Ảnh: Giang Huy Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2022 đã kết thúc vào chiều...