VTR đã có lãi hơn 400 triệu đồng trước khi Vietravel Airlines cất cánh
Dù chỉ lãi hơn 400 triệu đồng nhưng đây cũng chính là quý có lãi đầu tiên sau 3 quý liên tiếp vừa qua Viettravel chìm trong thua lỗ.
CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam – Vietravel (UPCoM: VTR) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 với doanh thu thuần lao dốc 78% về còn 486 tỷ đồng.
Giá vốn chiếm 421 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp cũng giảm mạnh 57% về mức 65 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu tài chính tăng vọt gấp 10 lần lên 18 tỷ đồng nhưng chi phí tài chính cũng không kém cạnh khi tăng gấp gần 6 lần lên 23 tỷ đồng chủ yếu là chi phí lãi vay.
Kỳ này, Vietravel không còn ghi nhận phần lãi lỗ từ liên doanh liên kết. Mặc dù chi phí quản lý được cắt giảm mạnh 45% về còn 53 tỷ đồng. Nhưng sau cùng, Vietravel cũng chỉ lãi ròng vỏn vẹn 401 triệu đồng, giảm tới 98% so mức 25 tỷ của cùng kỳ.
Dù ít nhưng đây cũng chính là quý có lãi đầu tiên sau 3 quý liên tiếp vừa qua Viettravel chìm trong thua lỗ.
Luỹ kế 9 tháng, doanh thu thuần cũng giảm mạnh 75% về còn 1.457 tỷ đồng. Sau khi trừ các loại chi phí, Vietravel báo lỗ gần 71 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 53 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tại thời điểm 3/9/2020, tổng tài sản của Vietravel giảm 266 tỷ đồng xuống còn 1.680 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt và đầu tư tà chính chiếm 659 tỷ đồng, không biến động nhiều so đầu kỳ. Phải thu ngắn hạn giảm 29% về mức 532 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tổng nợ phải trả của Vietravel ghi nhận 1.728 tỷ đồng, giảm 11% so đầu kỳ. Trong đó, công ty vay nợ ngắn hạn 294 tỷ, tăng gần 24% so đầu kỳ; còn vay dài hạn không biến động nhiều vẫn ở mức 714 tỷ đồng.
Trong khoản vay dài hạn, ghi nhận trái phiếu thường có giá trị 700 tỷ đồng được phát hành cho CTCP Chứng khoán VPS. Tài sản đảm bảo là tài khoản thanh toán của Công ty TNHH Hàng không Lữ Hành Việt Nam ( Vietravel Airlines).
Theo thông tin mới nhất, Bộ GTVT vừa ký quyết định cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Vietravel Airlines, trên cơ sở được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không lữ hành Việt Nam.
Vietravel Airlines dự kiến khai thác tàu bay A320, A321 hoặc B737 với số lượng 3 chiếc trong năm đầu tiên. Hãng có quy mô vốn đầu tư 700 tỷ đồng, thời gian hoạt động 50 năm.
Vietravel Airlines đặt trụ sở tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên – Huế), với định hướng bay thuê chuyến du lịch.
Số lượng máy bay khai thác của hãng này sẽ tang dần và đạt 8 chiếc vào năm thứ 5 khai thác.
Sau khi có giấy phép kinh doanh, Vietravel Airlines sẽ phải xin cấp Chứng chỉ nhà khai thác tàu bay (AOC) và triển khai các công tác cụ thể liên quan đến đảm bảo an toàn, an ninh, chất lượng dịch vụ để có thể cất cánh trước Tết Nguyên đán năm nay.
Vietravel có lãi trong quý 3/2020 trước thềm cất cánh Vietravel Airlines, 9 tháng lỗ sau thuế 73,5 tỷ đồng
Ngày 29/10, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đã ký Giấy phép số 02/2020 về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines). Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không lữ hành Việt Nam.
Vietravel (VTR) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2020 với doanh thu 488 tỷ đồng, giảm hơn 78% so với cùng kỳ. Giá vốn cũng giảm mạnh, lợi nhuận gộp theo đó đạt 65 tỷ đồng - cùng kỳ hơn 151 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính tăng, chi phí tài chính cũng tăng đáng kể, riêng chi phí lãi vay tăng gấp 7 lần lên hơn 21 tỷ đồng. Trong kỳ, dù chi phí bán hàng, quản lý được tiết giảm, lợi nhuận sau thuế Vietravel vẫn giảm sâu, còn chưa đến 1/10 con số hồi quý 3/2019, vỏn vẹn 24 triệu.
Luỹ kế 9 tháng, Công ty báo lỗ 73,5 tỷ đồng. Vietravel là công ty lữ hành lớn nhất nước với nguồn thu chính đến từ các tour du lịch quốc tế trong khi đây là hoạt động bị đình trệ do Covid-19.
Năm 2020, Vietravel đặt kế hoạch doanh thu giảm sâu, xuống chỉ còn 3.065 tỷ đồng, tương đương mức giảm gần 60% so với năm trước. Đáng chú ý, Vietravel dự kiến sẽ lỗ khoảng 22 tỷ đồng sau nhiều năm liền liên tục có lãi. Nửa đầu năm, mức lỗ thực tế đã vượt xa dự kiến.
Thua lỗ nặng từ đầu năm 2020 đã "ngốn" sạch lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp, từ mức gần 80 tỷ (đầu kỳ) về chỉ còn 1,4 tỷ đồng tính đến 30/9/2020.
Riêng về dự án hàng không Vietravel Airlines, Bộ GTVT vừa cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines).
Chi tiết, ngày 29/10, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đã ký Giấy phép số 02/2020 về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines). Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không lữ hành Việt Nam.
Với tổng vốn 700 tỷ đồng, Vietravel Airlines dự kiến khai thác các tàu bay A320, A321 hoặc B737 trong năm đầu tiên.
Chủ tịch Vietravel Airlines - Ông Nguyễn Quốc Kỳ cho biết việc có được Giấy phép bay là cơ sở quan trọng để Vietravel Airlines triển khai các bước tiếp theo như có được Chứng chỉ nhà khai thác tàu bay (AOC) và triển khai các công tác cụ thể liên quan đến đảm bảo an toàn, an ninh, chất lượng dịch vụ để có thể cất cánh trước Tết 2021.
Thị trường chứng khoán phái sinh sẽ sôi động hơn vì đâu? Quy định mới về ký quỹ của nhà đầu tư và thành viên bù trừ được đưa ra tại dự thảo sửa đổi Nghị định 42/2015 được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh trong thời gian tới. Để thực hiện đề án "Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh...