VST lỗ luỹ kế lên đến 2.220 tỷ, vốn chủ sở hữu âm 1.595 tỷ, bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục
Theo Báo cáo tài chính soát xét bán niên 2020 vừa được công bố, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (VST) ghi nhận lỗ ròng hơn 166 tỷ đồng, bên cạnh đó nhận về ý kiến nghi ngờ hoạt động liên tục của kiểm toán viên.
Trong bán niên, VST báo doanh thu thuần giảm 13% xuống còn 208 tỷ đồng và lỗ ròng hơn 166 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 155 tỷ đồng.
Công ty cho biết nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu vận tải đội tàu giảm gần 40 tỷ đồng vì ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường gần như bị ngưng trệ, tìm kiếm hàng hóa khó khăn, giá cước giảm mạnh, đáng lưu ý thời gian vận hành một số tàu giảm do chờ xếp dỡ hàng vì áp dụng cách ly xã hội theo quy định của chính quyền cảng, dừng sửa chữa 3 tàu, dừng khắc phục sự cố máy đèn 1 tàu…
Video đang HOT
Trong Báo cáo bán niên, đơn vị kiểm toán kết luận tồn tại của các yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động của Công ty.
Cụ thể, kiểm toán cho biết tại thời điểm 30/6/2020, nợ ngắn hạn của VST đã vượt quá tài sản ngắn hạn 2.002 tỷ đồng, lỗ lũy kế 2.220 tỷ đồng, chỉ tiêu vốn chủ sở hữu âm 1.595 tỷ đồng.
Đồng thời, tại thuyết minh số 19 – vay, các khoản nợ vay đã quá hạn thanh toán 773 tỷ đồng, chủ yếu của Ngân hàng TMCP Á Châu. Công ty chưa có phương án hiệu quả khắc phục khả năng thanh khoản cũng như tìm được nguồn tiền để thanh toán các khoản vay đến hạn trong vòng 12 tháng tới trong điều kiện hoạt động bình thường.
VST cũng đang đối mặt các vụ kiện của Ngân hàng về việc phải thanh toán ngay các khoản vay và không thể đảm bảo thanh toán nếu bị thi hành án.
ACB hoàn tất phát hành gần 500 triệu cổ phiếu trả cổ tức, tăng vốn lên trên 21.000 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thông báo hoàn tất đợt phát hành tối đa gần 499 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương ứng với tổng giá trị theo mệnh giá là 4.988 tỷ đồng.
Theo đó, tỷ lệ phát hành là 30%. Cụ thể, cổ đông nắm giữ 10 cổ phiếu ACB hiện tại sẽ được nhận 3 cổ phiếu mới. HĐQT ACB cho biết, vốn cho đợt chia cổ tức này được lấy từ lợi nhuận có thể sử dụng chia cổ tức năm 2019.
Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ ACB tăng từ 16.627 tỷ đồng lên mức gần 21.616 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước cũng vừa có văn bản chấp thuận cho ACB tăng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng.
HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa thông qua triển khai phương án chuyển đăng ký niêm yết toàn bộ cổ phiếu từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) sang Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE). Thời gian thực hiện từ quý III/2020 đến khi hoàn tất thủ tục.
Theo HĐQT ACB, Chính phủ đã phê duyệt đề án thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, dự kiến thị trường cổ phiếu sẽ chuyển về sàn HOSE quản lý.
Sàn HNX sẽ quản lý thị trường trái phiếu và tạo dựng thị trường chứng khoán phái sinh. Do đó, việc ACB chuyển đăng ký niêm yết cổ phiếu từ HNX sang HOSE chỉ là vấn đề thời gian.
ACB cho biết, sẽ chia thành 2 giai đoạn, cụ thể: chia cổ tức bằng cổ phiếu và chuyển sàn trong tháng 11 và tháng 12/2020. Hiện ACB đã hoàn tất được phát hành cổ phiếu tăng vốn lên trên 21.000 tỷ đồng và đang quá trình hoàn tất thủ tục chuyển sàn niêm yết sang HOSE.
Lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm 2020 của ACB đạt 3.819 tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2020, ACB lên kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế khoảng 7.636 tỷ đồng.
Tisco vẫn 'mắc kẹt' hơn 5.500 tỷ tại dự án mở rộng Gang thép giai đoạn 2 Tại ngày 30/6/2020, nợ ngắn hạn đã vượt quá tài sản ngắn hạn của công ty là 3.051 tỷ đồng, một số khoản nợ gốc và lãi vay phải trả liên quan đến dự án mở rộng Gang thép giai đoạn 2 đã quá hạn thanh toán. Trong báo cáo soát xét 6 tháng 2020 của CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco), đơn...