VPK: Doanh nghiệp được “khai sinh” bởi Vinamilk tuyên bố giải thể, cổ phiếu kịp trần vài phiên trước hồi kết
Doanh nghiệp giải thể là đơn vị được thành lập bởi những doanh nghiệp khá tên tuổi trên thị trường như Vinamilk (VNM), Dầu Thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam (Vocarimex), Dầu Thực vật Tường An, Dầu Thực vật Tân Bình và các tập thể và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế.
CTCP Bao bì Dầu Thực vật ( VPK) vừa thông qua nghị quyết giải thể Công ty sau 16 năm hoạt động, lý do khách quan đến từ thị trường bao bì thùng carton 2 năm gần đây không thuận lợi, thậm chí dự báo tiếp tục khó khăn. Nguyên nhân chủ quan tại doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh Công ty nhiều năm liền không đạt khi liên tục thua lỗ, vốn thiếu hụt, nợ vay cao… mặc dù HĐQT đã nhiều lần họp bàn hướng giải quyết tuy nhiên đều không có kết quả.
Được Vinamilk rót vốn “khai sinh”
Được biết, VPK là đơn vị được thành lập bởi những doanh nghiệp khá tên tuổi trên thị trường như Vinamilk (VNM), Dầu Thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam (Vocarimex), Dầu Thực vật Tường An, Dầu Thực vật Tân Bình và các tập thể và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế. Công ty chính thức hoạt động vào tháng 9/2002, trong lĩnh vực sản xuất, mua bán bao bì cho ngành thực phẩm; mua bán máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu ngành bao bì.
Tính đến ngày 23/6/2017, cơ cấu cổ đông của VPK bao gồm tổ chức có Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – CTCP nắm 44,16% vốn, Vinamilk nắm 4,87% vốn và Thương mại Dầu thực vật nắm 4,49% vốn.
Cơ cấu cổ đông VPK tính đến ngày 23/6/2017.
Ngoài ra, theo Nghị quyết ĐHĐCĐTN lần thứ 3 năm 2006, Công ty bổ sung thêm 2 ngành nghề kinh doanh mới là in ấn bao bì, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm. Với chức năng và các ngành nghề đăng ký như trên, Công ty cung cấp những sản phẩm sau: chai PET; nắp, nút và quai cho chai PET; can nhựa HDPE; nắp trong và ngoài cho can nhựa HDPE; thùng carton in sẵn; bao bì cho ngành thực phẩm (dầu ăn, sữa, thủy sản…) tại các thị trường bao gồm Bình Dương, Tp.HCM, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Trung…
Trên thị trường, sớm niêm yết vào năm 2006 tuy nhiên cổ phiếu VPK liên tục giảm về mức 3.500 đồng/cp (giá giao dịch luôn dưới mệnh). Gần đây, cổ phiếu kịch trần được vài phiên, chốt ngày giao dịch 26/11 tại mức giá 4.600 đồng/cp.
Video đang HOT
Giao dịch cổ phiếu VPK.
Giải thể là phương án tối ưu nhất
Trở lại VPK, chi tiết lý do giải thể Công ty ghi nhận:
(1) Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua lỗ kéo dài và không thể vực dậy được, không còn các điều kiện cơ bản cần thiết như Vốn kinh doanh, thị trường – khách hàng và nguồn nhân lực mạnh để tiếp tục hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
(2) Vốn đầu tư chủ yếu là vốn vay ngân hàng phát sinh chi phí tài chính cao và khấu hao dự án cao làm tăng giá thành sản phẩm nên không thể cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành nếu kinh doanh càng lỗ và có nguy cơ mất hết vốn cổ đông.
(3) Thị trường ngành bao bì thùng carton thời điểm 2 năm gần đây không thuận lợi và nhận định xu hướng ngày càng khó khăn hơn. Công ty bị mất thị phần, mất thị trường, không thể tiếp tục hoạt động trong điều kiện sản lượng tiêu thụ, khách hàng ngày càng giảm sút.
(4) Áp lực cạnh tranh trên thị trường rất quyết liệt khiến rủi ro hoạt động tăng lên và nguy cơ mất hết vốn cổ đông nếu muốn gia tăng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động.
(5) HĐQT đã họp rất nhiều lần đưa ra nhiều giải pháp kinh doanh nhưng chưa mang lại hiệu quả, phân tích thấy được những khó khăn hiện tại, xu hướng thị trường ngành bao bì trong tương lai nếu càng kinh doanh càng lỗ vì vậy nhằm bảo toàn cũng như giảm thiệt hại vốn cho cổ đông, phương án giải thể là tối ưu nhất đối với VPK.
(6) Công ty không còn nguồn lực đảm bảo thanh toán cho cổ đông. Giá trị còn lại khi chia cho các cổ đông sẽ cao hơn giá trị cổ phiếu giao dịch trên thị trường tại thời điểm lập phương án.
Về thời gian giải thể, Công ty cho biết sau khi được ĐHĐCĐ thông qua, Công ty sẽ thông báo đến chủ nợ và tiến hành thanh toán, quyết toán các khoản nợ liên quan. Đối với hợp đồng có liên quan theo thỏa thuận các bên, Công ty cho biết sẽ thanh lý trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.
Thực tế, kể từ năm 2013, doanh thu và lợi nhuận Công ty liên tục đi xuống, cuối năm 2017 ghi nhận lỗ đến 4 tỷ đồng.
ĐVT: Tỷ đồng.
Đến quý 3 năm nay, doanh thu Công ty giảm sốc về chỉ còn 18 tỷ, tiếp tục thua lỗ gần 4 tỷ đồng. Tính đến 30/9/2018, Công ty ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm đến 55 tỷ đồng. Vốn chủ hiện gần 150 tỷ, tuy nhiên tổng nợ Công ty đến 238 tỷ, trong đó nợ vay (dài và ngắn hạn) là 181 tỷ đồng.
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
Cổ phiếu VIC lần đầu tăng trần sau 9 tháng, vốn hóa VinGroup vượt ngưỡng 300.000 tỷ đồng, tương đương Vinamilk và BIDV cộng lại
Tại mức giá 96.400 đồng, vốn hóa thị trường VinGroup đạt 307.672 tỷ đồng, tương ứng 13,3 tỷ USD và là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Mức vốn hóa của VinGroup hiện tương đương vốn hóa Vinamilk và BIDV cộng lại.
Phiên giao dịch 19/11 diễn ra khá tích cực khi chỉ số Vn-Index tăng 17,87 điểm (1,99%) lên 916,06 điểm, mức tăng mạnh nhất từ đầu tháng tới nay. Diễn biến tích cực của thị trường có sự đóng góp không nhỏ của cổ phiếu VinGroup (VIC) khi tăng kịch trần lên 96.400 đồng.
Việc VIC tăng trần đã đóng góp tới 6,26 điểm (0,7%) vào đà tăng của Vn-Index, tương ứng hơn 1/3 mức tăng của cả thị trường. Cổ phiếu VIC khá hiếm khi tăng kịch trần. Lần gần nhất VIC tăng trần đã diễn ra cách đây hơn 9 tháng (phiên 12/2).
Tại mức giá 96.400 đồng, vốn hóa thị trường VinGroup đạt 307.672 tỷ đồng, tương ứng 13,3 tỷ USD và là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Mức vốn hóa của VinGroup hiện tương đương vốn hóa Vinamilk và BIDV cộng lại.
Vốn hóa VinGroup vượt ngưỡng 300.000 tỷ đồng trong phiên 19/11. Nguồn: HoSE
Theo báo cáo KQKD được công bố, trong 9 tháng đầu năm 2018, tổng doanh thu thuần hợp nhất VinGroup đạt 84.148 tỷ đồng, tăng 47,2% so với cùng kỳ năm 2017. Lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 8.825 tỷ đồng, lợi nhuận kế toán sau thuế đạt 3.295 tỷ đồng tăng 72,1% và 11,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Các lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn liên tục mở rộng mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Về mảng BĐS, Vinhomes đã cho ra mắt dự án đại đô thị VinCity Ocean Park tại Hà Nội - dự án đầu tiên dưới thương hiệu VinCity - với quy mô 420ha bao gồm hơn 44.000 căn hộ và gần 2.400 biệt thự, được phát triển theo mô hình đô thị văn minh, hiện đại của Singapore.
Trong quý 3, lĩnh vực cho thuê bất động sản bán lẻ Vincom Retail khai trương thêm 9 trung tâm thương mại ("TTTM"), nâng tổng số TTTM đang hoạt động lên 60 trên 34 tỉnh thành trong cả nước. Trong khi đó, Vinpearl khai trương thêm dòng sản phẩm khách sạn với 4 cơ sở mới thuộc dòng khách sạn tại Huế, Quảng Bình, Thanh Hóa, Lạng Sơn và Vinpearl condotel thuộc dòng sản phẩm Discovery ở Nha Trang.
Ở mảng bán lẻ, VinCommerce đã tiến hành mua lại toàn bộ hệ thống siêu thị Fivimart với 25 siêu thị, nâng tổng số siêu thị trên toàn hệ thống vượt 100 siêu thị.
Đầu tháng 10, VinFast đã có một lễ ra mắt vô cùng ấn tượng với hai mẫu xe SUV và sedan tại triển lãm Paris Motorshow 2018. Chiếc VinFast Fadil sẽ xuất hiện lần đầu vào ngày 20/11, bên cạnh 2 mẫu xe ô tô đã trình làng tại Paris Motor Show, cùng xe máy điện Klara.
Mới đây, VinGroup cũng thành lập công ty Việt Nam Grand Prix vốn 1.000 tỷ đồng để tổ chức giải đua F1 tại Việt Nam.
Chưa dừng lại, mới đây VinGroup đã thực hiện thâu tóm xong chuỗi bán lẻ Viễn thông A. Đây được xem là một động thái mở đường cho phân phối Vsmart, mặc dù trước đó Vinsmart tuyên bố sẽ bán điện thoại qua các chuỗi siêu thị VinMart và siêu thị điện tử VinPro. Ngoài ra, Tập đoàn này cũng bắt đầu tiến vào mảng bán lẻ dược phẩm với chuỗi nhà thuốc VinFa.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Thai Invest tiếp tục chi tiền nâng sở hữu tại An Dương Thảo Điền lên trên 7% Với vùng giá hơn 5.300 đồng/cổ phiếu, Thai Invest đã chi khoảng 5,3 tỷ đồng, tương đương khoảng 230 nghìn USD để gom lượng cổ phiếu trên. Thai Invest liên tiếp gom cổ phiếu HAR trong 1 tháng qua. Công ty Cổ phần Bất động sản An Dương Thảo Điền (mã HAR) mới công bố về giao dịch của cổ đông lớn là...