VPBank ghi nhận 7.199 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng đầu năm, đạt 76% kế hoạch năm
Xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận, cùng với sự cải thiện của chi phí hoạt động và chất lượng tài sản tiếp tục được VPBank củng cố và duy trì trong ba tháng vừa qua, theo báo cáo tài chính quý 3/2019 được ngân hàng công bố ngày hôm nay.
Quầy giao dịch VPBank
Kết thúc 9 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng hợp nhất của ngân hàng đạt 14,7% so với cuối năm 2018, cao hơn nhiều so với bình quân của ngành trong 9 tháng đầu năm là 8,4%. Tăng trưởng huy động đạt 19,9%. Tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của VPBank đạt 26.333 tỷ đồng, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm ngoái, hoặc 23,9% nếu loại trừ khoản thu nhập bất thường từ hợp tác bảo hiểm. Tổng thu nhập hoạt động của quý 3 tăng 25% so với cùng kỳ năm trước và tăng 7,1% so với quý liền trước đó.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng tiếp tục đà tăng trưởng tốt trong năm, đạt 7.199 tỷ đồng ở thời điểm cuối tháng 9, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu loại trừ đi khoản thu nhập bất thường từ hợp đồng hợp tác bảo hiểm được ghi nhận trong năm ngoái, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của VPBank thực chất đã tăng 36,6% so với cùng kỳ.
Đóng góp lớn nhất vào tổng thu nhập hoạt động của toàn ngân hàng tiếp tục là nguồn thu nhập lãi thuần, đạt 22.428 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đã tăng trưởng ấn tượng tới 93,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.942 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2019, cho thấy ngân hàng vẫn tiếp tục thực hiện tốt chiến lược đa dạng hóa nguồn thu và giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn thu lãi thuần.
Chất lượng tài sản tiếp tục cải thiện
Tính đến cuối tháng 9/2019, nợ xấu hợp nhất của VPBank đang ở mức 3,10%. Tỷ lệ này đã giảm từ 4,24% tại thời điểm một năm trước đó. Mức giảm ở tỷ lệ nợ xấu sẽ rõ ràng hơn nếu nhìn riêng vào ngân hàng mẹ và công ty tài chính FE Credit. Cụ thể, nợ xấu của ngân hàng VPBank riêng lẻ giảm xuống còn 2,45% cuối quý 3/2019. Trong cùng quãng thời gian đó, nợ xấu của FE Credit cũng giảm từ 6,36% xuống 5,21% cuối quý 3/2019.
Hoạt động xử lý nợ từ VAMC tiếp tục được ngân hàng đẩy mạnh trong quý 3, đưa dư nợ trái phiếu VAMC giảm hơn 70% so với thời điểm cuối năm 2018, từ hơn 3.100 tỷ xuống còn dưới 908 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức thấp, cùng với số nợ tại VAMC được xử lý mạnh trong năm 2019 sẽ cải thiện đáng kể chất lượng tài sản, giúp đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận của VPBank ổn định trong thời gian tới.
Video đang HOT
Hiệu quả hoạt động được nâng cao
Chi phí hoạt động (OPEX) hợp nhất trong 9 tháng đầu năm của VPBank tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2018, thấp hơn so với tốc độ tăng doanh thu là 19,1%. Điều này góp phần đưa chỉ số chi phí hoạt động trên thu nhập (CIR) xuống còn 34,7% so với mức 35,8% trong nửa đầu năm. Sự cải thiện về các chỉ số chi phí là kết quả của những điều chỉnh trong mô hình tổ chức kinh doanh và hoạt động vận hành được tiến hành từ cuối năm 2018. Đặc biệt, mức độ tối ưu hóa chi phí hoạt động được thực hiện mạnh mẽ ở ngân hàng mẹ, giúp chi phí hoạt động của ngân hàng riêng lẻ chỉ tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước và thậm chí chi phí hoạt động của quý 3 đã giảm 4,3% so với quý 2. Chỉ số CIR của ngân hàng mẹ cũng giảm từ 41,3% ở thời điểm cuối tháng 6/2019 xuống còn 38,8% cuối tháng 9/2019.
Lợi nhuận tăng đã nâng cao thêm các chỉ số về hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ở thời điểm cuối tháng 9/2019 là 2,3%, cao hơn so với 2,1% trong nửa đầu năm. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 20,4% cuối quý 3/2019, cao hơn mức 19% trong 6 tháng đầu năm. Hệ số an toàn vốn của ngân hàng theo chuẩn Basel II đạt 11,4% tính đến cuối tháng 9, vẫn duy trì ở mức cao so với yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Sự cải thiện ở hiệu quả hoạt động và chất lượng tài sản sẽ là nền tảng vững chắc để VPBank tiếp tục đà tăng trưởng trong quý cuối cùng của năm 2019 và trong thời gian tiếp theo.
PV
Theo ngaynay.vn
Ngân hàng đua "tốt nghiệp" Basel II
Đến đầu năm 2020, các nhà băng mới phải đáp ứng chuẩn Basel II, song nhiều ngân hàng đang chạy đua với thời gian để sớm hoàn tất việc áp chuẩn này.
Đến nay, mới mới có 4 ngân hàng (Vietcombank, VIB, VPBank, ACB) được NHNN công bố đáp ứng chuẩn Basel II và 2 nhà băng khác không nằm trong diện thí điểm cũng đạt được chuẩn này (OCB và TPBank).
Chạy đua áp chuẩn Basel II
Ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB cho biết, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đồng ý cho ACB áp dụng chuẩn Basel II. Theo đánh giá của HĐQT, việc áp dụng chuẩn Basel II không ảnh hưởng gì đến hoạt động của ngân hàng, bởi hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng này là 9%, cao hơn yêu cầu (8%).
ACB đã tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 trong ngày 23/4 để thông qua các chỉ tiêu kinh doanh, với mục tiêu lợi nhuận trước thuế gần 7.300 tỷ đồng, trong đó có khoảng 600 tỷ đồng thu nhập bất thường từ việc xử lý nợ xấu. ACB đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 15%, tín dụng tăng 13%, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 7.279 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 5.823 tỷ đồng, chia cổ tức 30%, trong đó 20% bằng cổ phiếu, 10% bằng tiền mặt.
Trả lời câu hỏi của cổ đông tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 vừa diễn ra về thời gian hoàn tất Basel II, ông Nguyễn Hữu Đặng, Tổng giám đốc HDBank cho hay, chậm nhất là cuối quý II/2019 sẽ được NHNN chấp thuận việc thực hiện chuẩn Basel II, trước thời hạn quy định của NHNN là đầu năm 2020.
Trong khi đó, VPBank vừa chính thức được áp dụng Tiêu chuẩn Basel II. Theo quyết định của NHNN, VPBank sẽ bắt đầu tuân thủ các quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ ngày 1/5/2019.
Tuân thủ theo Basel II là ngân hàng đã được thừa nhận đáp ứng được những nguyên tắc quản trị rủi ro cao hơn, hoạt động an toàn và bền vững hơn. VPBank là một trong 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn triển khai thí điểm Basel II từ năm 2014.
Vẫn tăng vốn
Một trong những thách thức mà nhiều ngân hàng gặp phải khi triển khai Basel II là việc đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu. Ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho rằng, nếu áp dụng Basel II thì CAR xuống dưới 8%, nên bắt buộc phải tăng vốn trong năm nay.
Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông diễn ra ngày 23/4, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết, năm 2019, ngân hàng này đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 2 - 5%, dư nợ tín dụng tăng từ 6 - 7%, nguồn huy động thị trường 1 tăng 10 - 12%, nợ xấu giữ dưới mức 2%. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất dự kiến đạt 9.500 tỷ đồng.
VietinBank trình cổ đông thông qua 2 phương án là chia toàn bộ cổ tức năm 2018 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 8,03% (tương đương 2.990 tỷ đồng) và để lại toàn bộ lợi nhuận (gần 2.997 tỷ đồng) để tăng vốn điều lệ. Chủ tịch VietinBank bày tỏ, nhu cầu tăng vốn của VietinBank là hết sức cấp bách khi các phương án tăng vốn khác đã được khai thác tới hạn.
Cũng theo Chủ tịch VietinBank, đến cuối năm 2018, hệ số CAR của ngân hàng riêng lẻ là 9,6%, còn hợp nhất là 10%, đáp ứng quy định của NHNN. VietinBank đã thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện tỷ lệ này, trong đó có việc chủ động kiểm soát tăng trưởng tài sản có rủi ro, phù hợp với thực tế của thị trường.
Basel II đang trở thành yếu tố ảnh hưởng mật thiết tới định hướng và hoạt động của các ngân hàng.
Một trong những yêu cầu quan trọng nhất của chuẩn Basel II là đảm bảo hệ số CAR ít nhất là 8%. Để làm được có 2 cách.
Cách thứ nhất là giảm tổng tài sản rủi ro. Cách này không phải là phương thức chủ đạo có thể giải quyết vấn đề của ngân hàng, nhất là trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng ở mức 2 con số.
Cách thứ 2 được nhiều đơn vị sử dụng là tăng vốn tự có thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác chiến lược, cho cổ đông hiện hữu hoặc chia cổ tức, thưởng bằng cổ phiếu. Thời gian áp chuẩn đã cận kề, nên việc làm thế nào để tăng vốn đang là câu chuyện "nóng" trong mùa họp Đại hội đồng cổ đông năm nay.
Năm 2019 là hạn chót để 10 ngân hàng thí điểm (gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, VPBank, VIB và MSB) áp dụng Basel II theo lộ trình của NHNN.
Đến nay, mới mới có 4 ngân hàng (Vietcombank, VIB, VPBank, ACB) được NHNN công bố đáp ứng chuẩn Basel II và 2 nhà băng khác không nằm trong diện thí điểm cũng đạt được chuẩn này (OCB và TPBank).
Theo Thùy Vinh
baodautu.vn
Bánh kẹo Hữu Nghị muốn tăng vốn để trả nợ Trong 100 tỷ đồng dự kiến thu về từ đợt chào bán, có tới 92,4 tỷ sẽ dùng trả nợ vay ngắn hạn cho các ngân hàng như Vietcombank, VPbank, MB Bank... Ảnh minh họa. CTCP Thực phẩm Hữu Nghị (mã HNF) mới đây đã thông qua Nghị quyết phát hành cổ phiếu cho cổ đông để tăng vốn điều lệ. Cụ thể,...