VPBank đề xuất không chia cổ tức, bán 31 triệu cổ phiếu quỹ cho nhân viên giá 10.000 đồng/cổ phiếu
Tại đại hội tới, VPBank sẽ trình cổ đông thông qua việc giữ lại khoản lợi nhuận chưa phân phối dưới hình thức lợi nhuận không chia và cũng không thực hiện chia các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ… nhằm giữa lại nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
VPBank đề xuất không chia cổ tức, bán 31 triệu cổ phiếu quỹ cho nhân viên giá 10.000 đồng/cổ phiếu
Theo tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 mà Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố, năm nay, VPBank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 373.649 tỷ đồng, tăng 16% so với cuối năm ngoái.
Huy động và phát hành giấy tờ có giá mục tiêu tăng 15% lên 252.435 tỷ đồng; dư nợ cấp tín dụng mục tiêu tăng 15% lên 265.408 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng riêng lẻ nhỏ hơn 3%.
Năm 2019, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 9.500 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2018. Nếu loại trừ đi khoản thu nhập bất thường tư phí bảo hiểm trong năm 2018 thì mức tăng là 14%.
Bên cạnh kế hoạch kinh doanh, tại đại hội tới, VPBank sẽ trình cổ đông thông qua việc giữ lại khoản lợi nhuận chưa phân phối dưới hình thức lợi nhuận không chia và cũng không thực hiện chia các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ… nhằm giữa lại nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
HĐQT VPBank cũng sẽ trình kế hoạch bán cổ phiếu quỹ cho cán bộ nhân viên với lượng bán là 31 triệu cổ phiếu, giá bán là 10.000 đồng/cổ phiếu (bằng khoảng 1/2 thị giá hiện tại). Thời gian thực hiện dự kiến trong quý II/2019.
Video đang HOT
Các cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng, cụ thể: 30% số cổ phần được giải tỏa sau 1 năm, 35% được giải tỏa sau 2 năm và 35% còn lại được giải tỏa sau 3 năm.
Đáng chú ý, VPBank trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ theo hướng phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhằm bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu mới phục vụ cho hoạt động và nhu cầu phát triển của ngân hàng.
Tổng khối lượng cổ phiếu dự kiến chào bán tối đa khoảng 260 triệu cổ phiếu, mục tiêu là tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài/vốn điều lệ lên mức tối đa 30%.
Thời gian thực hiện là trong năm 2019 hoặc năm 2020, tùy vào mức độ thuận lợi của thị trường và các thủ tục.
Nguồn vốn tăng thêm sẽ được dùng để đầu tư tài sản cố định, bổ sung nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động của VPBank.
Liên quan đến hoạt động kinh doanh, VPBank sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch cấp mới/bổ sung các nội dung hoạt động kinh doanh vào giấy phép hoạt động của VPBank, gồm: cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa; sản phẩm tiền gửi gắn kết đầu tư; hoạt động ủy thác trong hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh về tỷ giá, ngoại hối, tiền tệ, tài sản tài chính khác trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế; đại lý phát hành trái phiếu.
Riêng với công tác thu hồi nợ, năm 2019, ngân hàng này cho biết việc thu hồi nợ sẽ tiếp tục được tích cực hệ thống hóa thông qua việc hoàn thiện và triển khai các dự án công nghệ mới như: áp dụng GPS tracking giúp nâng cao công tác giám sát, tối đa hóa năng suất công tác thu nợ hiện trường; phát triển kênh nhắc nợ mới qua Zalo; sử dụng công cụ nhắc nợ tự động IVM để cải thiện năng suất.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Đề xuất bổ sung thư tín dụng L/C vào dư nợ tín dụng: Ngân hàng nào chịu tác động nhiều nhất?
Tính đến hết ngày 31/12/2018, 3 ngân hàng có lượng cam kết trong nghiệp vụ L/C lớn nhất là BIDV với 61.876 tỷ đồng, Vietcombank với 57.703 tỷ đồng và VietinBank với 52.940 tỷ đồng. Xếp sau đó là MB với 24.623 tỷ đồng, VPBank với 14.799 tỷ đồng, SHB với 14.117 tỷ đồng và Techcombank với 12.163 tỷ đồng.
Đề xuất bổ sung thư tín dụng L/C vào dư nợ tín dụng: Ngân hàng nào chịu tác động nhiều nhất?
Trong dự thảo Thông tư Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vừa công bố, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra nhiều đề xuất rất đáng chú ý, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung khái niệm "Cấp tín dụng" và "Dư nợ cấp tín dụng" (khoản 12 và khoản 13 Điều 3) theo hướng bổ sung hình thức cam kết phát hành dưới hình thức tín dụng chứng từ L/C.
Cụ thể, bổ sung "cam kết phát hành dưới hình thức thư tín dụng chứng từ (L/C)" vào định nghĩa hoạt động Cấp tín dụng.
Theo đó, cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, phát hành thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng, cam kết phát hành dưới hình thức thư tín dụng chứng từ (L/C) và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả việc cấp tín dụng từ nguồn vốn của pháp nhân khác mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật.
Kéo theo đó, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung "số dư thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng; số dư cam kết phát hành dưới hình thức thư tín dụng chứng từ (sau khi trừ đi số tiền ký quỹ)" vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng.
Cụ thể, tổng mức dư nợ cấp tín dụng bao gồm tổng số dư nợ cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, tổng mức mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp,các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả dư nợ cấp tín dụng từ nguồn vốn của pháp nhân khác mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật; số dư thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng; số dư cam kết phát hành dưới hình thức thư tín dụng chứng từ (sau khi trừ đi số tiền ký quỹ) và các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cấp tín dụng.
Phía Ngân hàng Nhà nước cho biết, mặc dù thư tín dụng (L/C) là một hình thức thanh toán nhưng trong quản trị rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì xét về bản chất, phát hành L/C là một hình thức cấp tín dụng nên số dư phát hành L/C (sau khi trừ đi số tiền ký quỹ) được tính vào dư nợ cấp tín dụng và tuân thủ quy định về giới hạn cấp tín dụng.
Điều này đồng nghĩa, sau khi áp dụng định nghĩa mới này, ngân hàng nào có càng nhiều cam kết thư tín dụng L/C thì dư nợ cấp tín dụng càng "phình to" và hạn mức cấp tín dụng theo đó có thể bị thu hẹp lại so với trước khi áp dụng định nghĩa mới.
Theo thống kê của VietnamFinance, tính đến hết ngày 31/12/2018, 3 ngân hàng có lượng cam kết trong nghiệp vụ L/C lớn nhất là BIDV với 61.876 tỷ đồng, Vietcombank với 57.703 tỷ đồng và VietinBank với 52.940 tỷ đồng.
Xếp sau đó là MB với 24.623 tỷ đồng, VPBank với 14.799 tỷ đồng, SHB với 14.117 tỷ đồng, Techcombank với 12.163 tỷ đồng. Các ngân hàng còn lại, cam kết L/C không đáng kể so với quy mô ngân hàng.
Tạm tính cho thấy, lượng cam kết nghiệp vụ L/C đang bằng khoảng 6,2% dư nợ tín dụng của BIDV; 9% dư nợ tín dụng của Vietcombank; 6% dư nợ tín dụng của VietinBank; 11% dư nợ tín dụng của MB; 6,4% dư nợ tín dụng của VPBank; 6,1% dư nợ tín dụng của SHB; 5,6% dư nợ tín dụng Techcombank.
Như vậy, nhiều khả năng khi áp dụng định nghĩa mới, dư nợ tín dụng của 2 ngân hàng là MB và Vietcombank sẽ tăng nhiều nhất xét theo giá trị tương đối. Theo sau là nhóm VPBank, BIDV, VietinBank, SHB và Techcombank với mức tăng tương đương nhau.
Theo VNF
Gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào hưởng lãi suất cao nhất trong tháng 3? Nhiều ngân hàng tăng lãi suất trong tháng 3/2019 với mức cao nhất lên đến 8,6%/năm. Cập nhật lãi suất ngân hàng trong tháng 3/2019. Ảnh minh họa. Cụ thể, từ đầu tháng 3/2019 mức lãi suất cao nhất tại Ngân hàng Bản Việt (VietCapitalBank) và VPBank với 8,6%/năm. Nhóm các "ông lớn" ngân hàng Nhà nước tiếp tục xếp dưới cùng với...