Vòng đàm phán thương mại thứ tư giữa nước Anh và EU khó đạt được đột phá
Giới quan sát đang tỏ ra không mấy lạc quan rằng vòng đàm phán thứ tư giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) về quan hệ thương mại song phương hậu Brexit vào ngày 2/6 (theo giờ địa phương) sẽ đạt được bước đột phá.
Trưởng đoàn đàm phán EU Michel Barnier (phải) và người đồng cấp Anh David Frost (trái) tại vòng đàm phán thứ nhất hậu Brexit ở Brussels, Bỉ ngày 2/3/2020. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Theo kế hoạch, một khi vòng đám phán này kết thúc, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cũng sẽ gặp nhau để quyết định những bước tiếp theo.
Một cuộc họp cấp cao vào tháng Sáu như vậy đã được dự kiến trong tuyên bố chính trị được cả hai bên ký kết cùng với thỏa thuận “ly hôn”. Nhưng giới quan sát đang lo ngại về tiến trình đàm phán này, khi các cuộc gặp giữa Trưởng đoàn đàm phán EU Michel Barnier và người đồng cấp Anh David Frost đã cho thấy sự khác biệt rõ ràng trong cách tiếp cận của hai bên.
Ông Barnier được giao nhiệm vụ tìm kiếm một thỏa thuận bao trùm đầy tham vọng để đảm bảo một “sân chơi bình đẳng” về các tiêu chuẩn sản xuất, lao động và môi trường. Điều này sẽ cho phép các công ty Anh quyền tiếp cận vào hầu hết – nhưng không phải tất cả – những lợi ích của thị trường chung mà không hạ các tiêu chuẩn, qua đó làm yên lòng các đối thủ châu Âu của họ.
Tuy nhiên, ông Frost và ông Johnson nói rằng họ chỉ muốn một thỏa thuận thương mại đơn giản sẽ đảm bảo quyền tự quyết của nước Anh, trong khi cho phép đại đa số hoạt động thương mại được miễn thuế.
Video đang HOT
Ngoài ra, thay vì đặt thỏa thuận này trong một hiệp ước Anh – EU duy nhất, hai nhà đàm phán lại muốn theo đuổi một loạt các thỏa thuận trong các lĩnh vực riêng biệt như thương mại, thủy sản, hàng không và năng lượng.
Dù đặt ra nhiều mục tiêu tham vọng như vậy, con đường phía trước của hai bên vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Về phía EU, các quan chức Brussels đang tỏ ra không hài lòng vì họ cho rằng London đã rút lại sự chấp nhận về một “sân chơi bình đẳng” như một phần của thỏa thuận thương mại trong tương lai.
Phía Anh lại khẳng định dự thảo đề xuất của London đáp ứng các cam kết này, đồng thời phàn nàn rằng EU đang từ chối đưa ra loại thỏa thuận thương mại tương tự mà họ đã ký với các cường quốc như Canada hoặc Singapore.
Trước những căng thẳng như vậy, rất ít nhà quan sát kỳ vọng rằng các cuộc đàm phán lần này sẽ đạt được đột phá.
Ông Anand Menon, một học giả và giám đốc của tổ chức UK in a Changing Europe (Nước Anh trong một châu Âu đang thay đổi) nói rằng cuộc đàm phán lần này sẽ có nhiều phát triển. Theo chuyên gia này, cả ông Barnier và ông Frost đều nhấn mạnh rằng việc không có thỏa thuận nào là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng đồng thời, cả hai bên đều muốn có một thỏa thuận.
Ông Menon cũng không hy vọng cuộc gặp giữa Thủ tướng Anh Boris Johnson và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen vào cuối tháng này sẽ đạt được nhiều tiến triển. Ông nhận định một sự thỏa hiệp giữa nước Anh và EU sẽ đến rất muộn, có thể vào các cuộc đàm phán mùa Thu.
Nước Anh sẽ không yêu cầu bất kỳ sự gia hạn nào cho quá trình chuyển tiếp sau Brexit. Do vậy, nước này đang trên đường rời khỏi thị trường chung và liên minh hải quan EU vào ngày 31/12. Nhưng nếu tới thời điểm đó, hai bên không đạt được bất cứ thỏa thuận thương mại nào, nhiều khả năng sẽ xảy ra sự gián đoạn nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp vốn đã “quay cuồng” với đại dịch viêm đường hô hấp COVID-19.
Trump 'không hứng thú' tái đàm phán thương mại với Trung Quốc
Trump bác khả năng đàm phán lại thỏa thuận thương mại với Trung Quốc sau khi cố vấn chính phủ ở Bắc Kinh hối thúc nỗ lực thương thảo mới.
"Tôi không quan tâm điều đó", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các phóng viên tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 11/5 khi được hỏi về thông tin trên truyền thông nhà nước Trung Quốc rằng Bắc Kinh đang tìm cách hủy thỏa thuận thương mại đã ký hồi tháng 1 để đàm phán một thỏa thuận mới.
"Hoàn toàn không, thậm chí một chút cũng không", Trump nói. "Chúng tôi đã ký thỏa thuận. Tôi cũng đã nghe thông tin họ muốn bắt đầu lại đàm phán thương mại để có thỏa thuận tốt hơn cho họ. Cứ xem họ có tuân thủ thỏa thuận đã ký không".
Washington và Bắc Kinh đạt được thỏa thuận thương mại một phần hồi tháng 1. Mới đây, Phó thủ tướng Lưu Hạc, người dẫn đầu phái đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc, đã điện đàm với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và xác nhận cả hai bên đồng ý thực hiện giai đoạn đầu của thỏa thuận.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 11/5. Ảnh: Reuters.
Theo thỏa thuận, chính quyền Trump đồng ý hoãn tăng thuế đối với Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh cam kết mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong hai năm so với mức của năm 2017.
Tuy nhiên, quan hệ Mỹ - Trung gần đây căng thẳng khi Trump công kích Trung Quốc về cách xử lý Covid-19. Chính quyền Trump cáo buộc Trung Quốc che giấu thông tin dịch bệnh, chậm cảnh báo cho thế giới khiến virus lây lan toàn cầu và gây khủng hoảng kinh tế. Ngoại trưởng Mike Pompeo thậm chí còn tuyên bố nCoV có khả năng rò rỉ từ một phòng thí nghiệm Trung Quốc.
Báo Trung Quốc Global Times hôm qua đưa tin các cố vấn giấu tên am hiểu các cuộc đàm phán đã đề nghị quan chức Trung Quốc xem xét khả năng hủy thỏa thuận thương mại giai đoạn một và đàm phán một thỏa thuận mới có lợi hơn cho Trung Quốc.
Vài giờ sau, các đơn vị nhập khẩu Trung Quốc mua khoảng 240.000 tấn đậu nành Mỹ để giao hàng vào tháng 7, và có thể mua thêm. Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ chưa bình luận về bài báo của Global Times.
Mỹ-Trung lần đầu đàm phán thương mại từ khi Covid-19 bùng phát Sáng 8/5, lần đầu tiên trưởng đoàn đàm phán thương mại của Trung Quốc và Mỹ đã điện đàm với nhau kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Cuộc điện đàm trên diễn ra giữa Phó Thủ tướng, Trưởng đoàn Trung Quốc về đối thoại kinh tế toàn diện Trung-Mỹ Lưu Hạc với Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng...