“Vòng 1″ và nhu cầu làm đẹp của nữ giới
Làm đẹp luôn là nhu cầu muôn thuở của con người, nhất là ở phụ nữ. Trong đó nhu cầu làm đẹp cho “vòng 1″ luôn là một nhu cầu thôi thúc, không thể thiếu.
Cùng với sự tiến bộ của y khoa ngày nay, công nghệ làm đẹp “vòng 1″ đã có nhiều bước tiến vượt bậc, đáp ứng nhu cầu thiết thực ngày càng cao của phái đẹp.
Đặc điểm sinh học của hầu hết các loài động vật có vú, ngay từ khi vừa mới sinh ra, luôn là điểm khám phá đầu tiên. Từ xa xưa, khi con người chưa có tiếng nói, chữ viết. Vẻ đẹp của người phụ nữ, đặc biệt là vẻ đẹp của bầu vú đã lưu lại trên nhiều hình vẽ trong các hang động. Đến nay có nhiều bộ tộc lấy bầu vú của người phụ nữ làm biểu tượng để tôn thờ. Vai trò của bầu vú vừa thể hiện là nguồn dinh dưỡng cho em bé, vừa thể hiện cho sức khỏe của người mẹ. Ngoài ra có vài quan niệm xem vú là biểu tượng của sức khỏe tính dục, sức hấp dẫn, gợi cảm của phái đẹp.
Tiêu chuẩn nào cho vẻ đẹp đôi gò “bồng đảo”?
Rất khó để trả lời thế nào một bộ ngực đẹp, vì nó phụ thuộc vào quan điểm, tiêu chí thẩm mỹ của nhiều nền văn hóa, khoa học nhân chủng của các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Tuy không có số đo, kích thước chuẩn, nhưng có một vài đặc điểm chung để đánh giá một bầu ngực đẹp, tôn vinh vẻ hấp dẫn của phụ nữ hiện đại ngày nay.
Cụ thể:
- Ngực cân đối 2 bên.
- Có khe ngực sâu, không tách quá xa nhau.
- Bầu ngực đầy đặn, mềm mại, không chảy xệ, đặc biệt là ở góc phía trên, bên trong gần khe ngực (rãnh ngực).
- Đầu ngực nằm giữa bầu vú, không bị chúi xuống.
- Vị trí đầu ngực không nằm thấp hơn nếp dưới vú.
- Da không rạn, không thấy gân xanh (thấy mạch máu dưới da).
- Phức hợp quầng núm vú không to, không xạm đen (hồng ).
- Kích thước bầu vú không quá to ảnh hưởng đến sinh hoạt, gây tổn thương cột sống.
- Cân đối giữa 3 vòng, tùy theo cân nặng, chiều cao…
Can thiệp của y khoa trong làm đẹp
Để làm đẹp vùng ngực, hiện nay có rất nhiều phương pháp để thực hiện. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có một giới hạn nhất định, đòi hỏi người tư vấn, người được tư vấn phải hiểu rõ kết quả, cũng như như rủi ro của phương pháp đó.
LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ
Một số vấn đề lưu ý, khi quyết định phẫu thuật thẩm mỹ vùng ngực:
1. Chọn cơ sở có giấy phép hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ, được phép thực hiện phẫu thuật ngực.
2. Tư vấn đúng bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phẫu thuật tạo hình – thẩm mỹ.
3. Tư vấn kết quả và tất cả các rủi ro có thể xảy ra trong và sau mổ.
Video đang HOT
4. Hiểu rõ phương pháp phẫu thuật, và đảm bảo độ an toàn của các vật liệu đặt trong ngực. Túi độn phải có giấy phép của Bộ Y tế, được cung cấp chínhthức từ các bệnh viện, không phải hàng xách tay.
5. Cơ sở, vật chất của nơi thực hiện phải đảm bảo đúng quy định của Bộ Y tế.
6. Ngoài phẫu thuật viên chính, cần quan tâm đến đội ngũ gây mê – hồi tỉnh tại cơ sở thực hiện.
7. Phẫu thuật viên có chuyên môn, tay nghề cao, đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật, kết quả thẩm mỹ tốt.
8. Chăm sóc, theo dõi và tập vận động theo hướng dẫn của phẫu thuật viên.
Có thể chia làm 2 phương pháp chính: Không phẫu thuật và phẫu thuật.
Không phẫu thuật: Không can thiệp hay can thiệp tối thiểu.
- Không can thiệp:
Tập thể dục với các bài tập làm săn chắc vùng ngực.
Massage ngực (có hay không có phối hợp thảo dược).
Laser trẻ hóa (kích thước săn chắc, làm hồng quầng núm vú).
- Can thiệp tối thiểu:
Bơm chất làm đầy: Nhiều rủi ro, nếu tiêm một lượng lớn.
Xăm hồng quầng núm vú.
Phẫu thuật:
- Bơm mỡ tự thân (làm đầy thể tích ngực, lượng ít).
- Đặt vật liệu làm đầy (đặt túi độn ngực).
- Treo ngực do sa trễ tuyến vú.
Tiến bộ của y khoa trong làm đẹp vùng ngực
Cùng với sự phát triển về trình độ khoa học, y học chứng cứ và tay nghề của các các sĩ, cũng như đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao. Hiện nay, phương pháp nâng ngực ngày nay có nhiều tiến bộ vượt bậc. Cụ thể:
- Vật liệu:
Bơm silicone lỏng: Silicone lỏng được đưa vào vùng ngực thông qua bơm tiêm. Đã cấm sử dụng từ lâu do không an toàn, nguy cơ gây tử vong, ung thư vú rất cao.
Túi Normal-Saline (nước biển).
Túi silicone gel: Có nhiều loại về kích thước và hình dạng.
- Phương pháp mổ:
Đường mổ.
Có hay không có nội soi.
- Độ an toàn:
Đặt túi độn ngực để nâng ngực đúng kỹ thuật sẽ không ảnh hưởng đến sinh lý vùng ngực (tăng tiết sữa cho bé bú…).
Đa phần các túi ngực có đầy đủ giấy phép FDA đều được bảo hành trọn đời. Nhưng khuyến cáo nên thay túi sau 20 năm.
Mật độ tự nhiên, ít bị biến chứng co rút bao.
Hình dạng túi không bị biến đổi.
Chịu lực tác động cao.
Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu có chứng cứ về nguy cơ tiền ung thư vú có liên quan đến một số loại túi ngực của một số hãng sản xuất. Những loại túi ngực này đã ngừng sản xuất, cấm sử dụng ở một số nước trên thế giới. Tại Việt Nam, một số bệnh viện lớn đã cập nhật kiến thức và chủ động ngưng sử dụng.
- Chăm sóc và theo dõi:
Phẫu thuật nâng ngực hiện nay, vẫn là một trong những dịch vụ thẩm mỹ được thực hiện nhiều trên thế giới và Việt Nam. Vì vậy tỉ lệ hài lòng ngày càng cao về độ an toàn, thẩm mỹ tự nhiên.
Trình độ tay nghề của phẫu thuật viên được đào tạo bài bản, đúng chuyên môn, đảm bảo kết quả thẩm mỹ, an toàn sau mổ như sẹo mổ nhỏ, không đau nhiều, không mất máu. Trang thiết bị y tế phòng mổ hiện đại, nên phẫu thuật nâng ngực hiện nay có thể được xem là phẫu thuật trong ngày. (Tại BV ĐH Y dược TP. HCM, phẫu thuật nâng ngực được thực hiện buổi sáng và xuất viện buổi chiều ngay trong ngày).
Ngực quá khổ là… nỗi khổ
Ngược lại với ngực nhỏ, không ít bạn nữ lại có bộ ngực quá khổ, gây ảnh hưởng không nhỏ đối với đời sống, sinh hoạt, sức khỏe. Mức độ ảnh hưởng lớn đến mức, họ sẵn sàng chấp nhập phẫu thuật, chấp nhận đường sẹo lớn, chỉ để thu nhỏ bộ ngực của mình.
Phẫu thuật thu nhỏ ngực, ngoài mục tiêu làm thu nhỏ kích thước ngực, còn phải đảm bảo bảo tồn tối thiểu chức năng của tuyến vú, đảm bảo cảm giác vùng quầng núm vú.
Kết quả thẩm mỹ phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Kích thước thu nhỏ theo ý muốn của bệnh nhân.
- Bảo tồn được phức hợp quầng núm vú.
- Ngực cân đối hai bên khi nhìn ở các góc nhìn khác nhau – 3 mặt phẳng. (Kích thước, hình dạng bầu vú giống nhau, vị trí quầng núm vú không lệch…).
- Sẹo dấu được hoặc sẹo ngắn nhất.
- Không có các tai biến, biến chứng xảy ra như: Chảy máu, nhiễm trùng, tụ dịch, hoại tử toàn bộ phức hợp quầng núm vú, sẹo lồi…
Để có kết quả thẩm mỹ, tỉ lệ rủi ro thấp nhất, cần phải lựa chọn cơ sở thẩm mỹ có giấy phép thực hiện kỹ thuật này, được trang bị trang thiết bị y tế đầy đủ, hiện đại giảm mất máu tối đa, ít đau sau mổ. Bác sĩ phải có chứng chỉ hành nghề phẫu thuật tạo hình – thẩm mỹ.
Để được phép thực hiện kỹ thuật này, phải có kinh nghiệm thực hiện, có đội ngũ bác sỹ gây mê và hồi tỉnh tốt. Do thời gian phẫu thuật gây mê kéo dài, thời gian trung bình hoàn thành ca mổ khoảng 180 phút.
Tùy theo kích thước cần thu nhỏ ngực, phương pháp phẫu thuật phù hợp với chỉ định. Kết quả sau phẫu thuật sẽ đạt được kết quả thẩm mỹ, không ảnh hưởng đến chức năng tuyến vú, giúp cải thiện chất lượng sống trong sinh hoạt, đời sống.
Gậy đa năng cho người khiếm thị
Nhóm sinh viên ngành y đã nghiên cứu và chế tạo thành công gậy đa năng không chỉ dùng để phát hiện vật cản, hướng dẫn đường đi, liên lạc cho người thân mà đặc biệt còn kiểm tra được sức khỏe trong quá trình di chuyển.
Nhóm tác giả của gậy đa năng (từ trái sang): Cao Huy, Kiều Nhi, Xuân Thế, Ngọc Thảo, Đình Nguyên - NỮ VƯƠNG
Đó là sản phẩm gậy đa năng của nhóm sinh viên gồm: Phạm Xuân Thế, Lê Kiều Nhi, Nguyễn Đình Nguyên, Nguyễn Phi Ngọc Thảo (cùng Trường ĐH Y Dược TP.HCM) và Trần Cao Huy (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM).
Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào y khoa
Phạm Xuân Thế (trưởng nhóm) cho biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào y khoa để chăm sóc sức khỏe là hướng đi mới hiện nay. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một kết nối rõ ràng giữa bên đưa ra nhu cầu là ngành y với bên nghiên cứu và cung cấp thiết bị kỹ thuật.
"Nhóm đã suy nghĩ về một sản phẩm kỹ thuật có thể mang lại lợi ích cho y khoa và chăm sóc sức khỏe. Đây có thể coi là những viên gạch đầu tiên trong quá trình kết nối trên", Thế cho biết.
Lê Kiều Nhi (thành viên nhóm) cho hay: Theo khảo sát của nhóm, hiện nay ở Việt Nam chưa có một sản phẩm gậy đa năng chính thức nào được tung ra thị trường. Đa số các sản phẩm được nhắc đến đều vẫn còn nghiên cứu và chưa có thông tin rõ ràng. Do đó, nhóm đã tập trung nghiên cứu về lĩnh vực này với mong muốn có thể mang đến một sản phẩm nâng cao được chất lượng cuộc sống của người khiếm thị cũng như người cao tuổi.
"Tiếp xúc với người khiếm thị và người lớn tuổi nhiều, tụi mình nhận thấy được những khó khăn trong cuộc sống của họ, đặc biệt là quá trình đi lại. Nhóm đã suy nghĩ về một số giải pháp giúp họ có cuộc sống tốt hơn", Nhi bày tỏ.
Để làm được sản phẩm này, các thành viên nhóm liên tục đặt ra các câu hỏi: "Làm sao để giúp người khiếm thị đi lại dễ dàng hơn?", "Làm sao để người khiếm thị được hỗ trợ tốt nhất trong quá trình di chuyển của họ?", "Có cách nào giúp người khiếm thị tự do đi lại mà không cần người khác đi cùng không?", "Làm sao để kiểm tra theo dõi tình trạng sức khỏe của người khiếm thị?", "Làm sao để người thân của họ có thể quan sát và theo dõi quá trình di chuyển của họ để đảm bảo được an toàn tối đa nhất?"...
Thế là nhóm đi tìm giải pháp để trả lời những câu hỏi này, sau hơn nửa năm thì sản phẩm gậy đa năng của nhóm đã ra đời.
Sản phẩm gậy đa năng của nhóm
Nhiều tính năng hữu ích
Nguyễn Đình Nguyên cho biết đối với một người bình thường, cả năm giác quan cùng nhau phối hợp và thu thập thông tin gửi về não nhưng trong đó thị giác đóng vai trò quan trọng nhất. Hơn 80% lượng thông tin mà não tiếp nhận là từ mắt. Còn đối với người khiếm thị thì thính giác là phát triển nhất và lượng thông tin thu lại từ thính giác đóng vai trò quan trọng. Nhóm đã tập trung nghiên cứu phát triển các chức năng hỗ trợ người khiếm thị dựa vào thính giác của họ. Chức năng mà chiếc gậy đa năng này tích hợp được đầu tiên là phát hiện vật cản.
"Trên đường di chuyển, người khiếm thị thường gặp phải các vật cản có thể gây nguy hiểm cho họ, họ gặp khó trong việc tránh né. Gậy sẽ phát hiện vật cản trong bán kính 2 m rồi thông báo bằng âm thanh để người sử dụng tránh", Nguyên chia sẻ.
Chức năng tiếp theo mà nhóm tận dụng tối đa chuyên môn ngành học là kiểm tra sức khỏe. Phạm Xuân Thế cho biết đối với người khiếm thị, thì thể trạng thường rất yếu trong quá trình di chuyển nên dễ xảy ra các vấn đề nguy hiểm về sức khỏe. Do đó, cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe của họ liên tục để đảm bảo an toàn.
"Gậy sẽ tiến hành đo và kiểm tra nhịp tim, thân nhiệt của người sử dụng... Nếu có dấu hiệu bất thường, gậy sẽ gửi thông báo đến số điện thoại của người thân. Đồng thời thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe của người sử dụng", Thế nói.
Khi người thân cần thông tin, chỉ cần soạn tin nhắn theo cú pháp *KTSK# gửi đến số điện thoại đã tích hợp trước. Lúc đó, thiết bị tự động gửi tin nhắn phản hồi về thông tin nhịp tim của người sử dụng, đồng thời đưa ra tín hiệu cảnh báo người sử dụng biết là hệ thống đang bị vượt ngưỡng cho phép, để người sử dụng biết tình trạng sức khỏe của bản thân và đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
Chức năng thứ 3 là gậy được gắn bộ định vị GPS giúp định vị vị trí của người sử dụng để trong trường hợp gặp các sự cố nguy hiểm khi xảy ra thì người thân có thể tìm và di chuyển đến đó một cách nhanh nhất.
"Ngoài 3 chức năng trên, gậy có tích hợp bộ phận liên lạc giúp người sử dụng có thể thực hiện nghe gọi với các số điện thoại được lưu sẵn", Trần Cao Huy chia sẻ.
"Khi sử dụng sản phẩm, những người khiếm thị sẽ không cần nhờ ai dắt đi bộ cả. Tình hình sức khỏe thể trạng của họ sẽ luôn được theo dõi và kiểm tra. Người thân của họ sẽ luôn nắm được quá trình di chuyển và có thể liên lạc với họ một cách dễ dàng", Nguyễn Phi Ngọc Thảo cho hay.
Khánh Hòa: Chuyển vạt da thành công cho 2 ca mổ khó Để thực hiện phẫu thuật chuyển vạt da đòi hỏi kíp các bác sĩ phải nắm rõ các kiến thức về tạo hình, giải phẫu về mạch máu, các cơ, gây mê hồi sức... Ngày 7-10, bác sĩ Phan Hữu Chính- Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết các bác sĩ Trung tâm chấn thương, chỉnh hình (CTCH) và...