Vốn “vàng” giúp đồng bào Raglai thoát nghèo, trở thành hộ khá giả
Phát huy nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều hộ đồng bào Raglai ở huyện nghèo miền núi Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, cho thu nhập từ 50 đến 100 triệu đồng/năm. Nhiều gia đình từ hộ nghèo đã vươn lên thành khá giả.
Tạo động lực cho người nghèo
Mô hình chăn nuôi bò của anh Katơr Thơm ở xã Phước Hòa, huyện Bác Ái là một điển hình về sử dụng hiệu quả vốn vay của Ngân hàng CSXH.
Với số tiền vay ban đầu là 50 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH, anh Thơm mua được 3 con bò cái sinh sản. Đến nay đan bo của gia đình anh đã phát triển lên đến 28 con, cùng với 3ha đât trông điêu, 1,4ha đât trông màu, 0,7ha ruông lua… Bình quân hàng năm gia đình anh có tông thu nhâp khoảng 200 triêu đông.
Gia đình chị Cadá Thị Yến ở xã Phước Chính huyện Bác Ái cũng được vay chương trình tín dụng ưu đãi dành cho hộ nghèo với mức vay 50 triệu đồng để đầu tư nuôi nuôi bò. Từ tiền bán bò, đến nay gia đình chị Yến đã có nguồn thu nhập tương đối ổn định, có tiền cho con cái học hành. Với những kết quả đó, gia đình chị tự tin đăng ký với địa phương sẽ thoát nghèo trong năm 2020.
Nhờ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều đồng bào dân tộc Raglai ở xã Phước Trung (Bác Ái) đã vươn lên thoát nghèo. Ảnh Tiến Mạnh
Ông Châu Văn Vé – Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bác Ái cho biết: Bac Ai la mọt trong 62 huyẹn ngheo ca nuơc theo Nghi quyêt 30a cua Chinh phu, vơi 8/9 xa thuọc khu vưc III, co 36/38 thon đạc biẹt kho khan va tren 95% dan sô la đông bao dan tọc Raglai. Hơn 90% người dân không biết chữ, sống chủ yếu du canh du cư, tập quán lạc hậu, một số bộ phận người dân còn nhận thức kém cùng với đó là sự thiếu thốn về y tế, giáo dục, nông nghiệp… Đây thực sự là “lực cản”, bài toán khó để thay đổi hẳn diện mạo Bác Ái và đặc biệt phải kiên trì triển khai thực hiện theo từng giai đoạn.
Xác định đồng vốn tín dụng chính sách xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội, thời gian qua, các chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH được triển khai bài bản trên địa bàn huyện Bác Ái luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp, các ngành có liên quan cùng tham gia chỉ đạo, phối hợp thực hiện.
Video đang HOT
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có nhu cầu vay vốn, mọi thông tin về các chương trình tín dụng ưu đãi, thủ tục vay vốn của Ngân hàng CSXH huyện Bác Ái đều được thực hiện công khai tại tất cả 9 Điểm giao dịch xã, với sự giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương và các tổ chức hội, đoàn thể.
Ngân hàng CSXH huyện duy trì đều đặn phiên trực giao dịch cố định hằng tháng tại các xã; nâng cao chất lượng các buổi họp giao ban nhằm phổ biến kịp thời các chính sách mới, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện ở cơ sở để có biện pháp kịp thời tháo gỡ.
Từ vốn vay ưu đãi, đồng bào dân tộc Raglai tỉnh Ninh Thuận có điều kiện phát triển nghề truyền thống. Ảnh Thanh Loan
Với mạng lưới gần 112 Tổ tiết kiệm và vay vốn phủ kín trên khắp các thôn, buôn tại 9 xã trong toàn huyện, Ngân hàng CSXH huyện Bác Ái đã tập trung vào những hoạt động trọng tâm là tạo điều kiện tốt nhất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước.
Hộ nghèo giảm mạnh hàng năm
Sau 15 năm hoạt động, tổng dư nợ 14 chương trình tín dụng ưu đãi do Ngân hàng CSXH huyện Bác Ái thực hiện đạt 150 tỷ đồng. Ngân hàng CSXH huyện Bác Ái là 1 trong những đơn vị tiêu biểu của hệ thống Ngân hàng CSXH duy trì chất lượng tín dụng tốt, không có nợ tỷ lệ nợ quá hạn.
Giai đoạn 2015 – 2020, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho 1.473 lượt hộ dân tộc thiểu số nghèo, 5.773 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, 2.521 lượt hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn được vay vốn để đầu tư chăn nuôi, sản xuất, tạo việc làm.
Nguồn vốn vay ưu đãi được Ngân hàng CSXH thực hiện cũng đã góp phần thu hút và tạo việc làm cho trên 20.000 lao động; trên 370 lượt học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; cải tạo và xây mới được hơn 1.500 công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây mới, sửa chữa gần 1.500 căn nhà ở cho hộ nghèo.
Nhờ những chính sách từ chương trình giảm nghèo, tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện đã có bước khởi sắc rõ nét, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tăng trưởng bình quân hằng năm đạt trên 10%; đời sống của người dân vùng dân tộc thiểu số ngày một ổn định, từng bước vươn lên thoát nghèo. Tỷ lệ giảm nghèo tuy có thay đổi về tiêu chí, nhưng trung bình hằng năm huyện vẫn giảm từ 6-8% hộ nghèo. Riêng năm 2019, qua rà soát tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 34,25% (giảm 6% so với năm 2018), hộ cận nghèo giảm còn 10,96%.
Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng: Hà Giang phát triển kinh tế gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc
Đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) nhấn mạnh như vậy trong cuộc tiếp xúc cử tri tại huyện Mèo Vạc (Hà Giang) ngày 6/7.
Cử tri phát biểu sôi nổi, thẳng thắn
Tại buổi tiếp xúc cử tri, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hà Giang thông tin về kết quả kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Theo đó, sau 19 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm, Quốc hội đã thông qua 10 luật, 21 nghị quyết; cho ý kiến vào 6 dự án luật; quyết định thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia.
Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS) giai đoạn 2021 - 2030. Đây là quyết sách đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; thể hiện mạnh mẽ quan điểm "đưa miền núi tiến kịp miền xuôi", tạo cơ hội mới để vùng đồng bào DTTS phát huy nội lực, phát triển toàn diện, bền vững; ...
Tại buổi tiếp xúc, các cử tri trên địa bàn xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc đề nghị trong thời gian tới, Trung ương, tỉnh và huyện Mèo Vạc cần tiếp tục quan tâm, đầu tư, cơ sở hạ tầng cho nhân dân như điện lưới sinh hoạt, đường giao thông và trụ sở thôn.
Đồng chí Thào Xuân Sùng - Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN thăm mô hình chăn nuôi bò cho thu nhập cao tại xã Sùng Trà, huyện Mèo Vạc (Hà Giang). ảnh Trần Quang
Cử tri Hờ Mí Của (ở thôn Hà Chế, xã Sủng Trà) cho biết, hiện ở thôn có 8 hộ sống ở vùng sâu, đường đi lại khó khăn ảnh hưởng đến việc sản xuất, duy trì cuộc sống. Chính vì thế, bà con ở đây rất mong địa phương sớm hỗ trợ máy móc, xi măng để người dân chủ động làm đường để phát triển kinh tế.
Cùng với đó, cử tri Của cũng kiến nghị Nhà nước sớm giao rừng để nhân dân thôn Hà Chế yên tâm bảo vệ rừng và để bà con có thêm tiền, khoản thu nhập, lợi ích từ rừng mang lại.
Bên cạnh đó là các kiến nghị về hỗ trợ vốn sản xuất, chăn nuôi, xây dựng thêm hồ chứa nước, tăng cường quản lý, nâng cấp chất lượng đường nông thôn mới gắn với duy tu, bảo dưỡng, cấm xe trọng tải lớn đi vào. Quan tâm giải quyết việc làm cho lao động địa phương sau khi đi học về, nâng phụ cấp cho cán bộ thôn bản.
Đặc biệt, cử tri Mua Mí Và (ở xã Sùng Trà) kiến nghị đoàn ĐBQH và tỉnh Hà Giang cần tham mưu cho Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sớm có khoản hỗ trợ vốn vay cao từ 300 - 500 triệu đồng không lãi suất cho các sinh viên, thanh niên trẻ người dân tộc học xong không xin được việc để có vốn lập nghiệp, phát triển kinh tế tại vùng sâu, vùng xa, vừa nhằm đảm bảo an ninh trật tự, giữ vững vùng biên giới của Tổ quốc.
Giải quyết nhiều vấn đề "nóng"
Tại buổi tiếp xúc, thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, đồng chí Thào Xuân Sùng trân trọng tiếp thu các ý kiến của cử tri và sẽ chuyển tới các bộ, ngành liên quan để trả lời, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.
Là huyện vùng sâu, vùng xa vùng biên giới của Tổ quốc, Mèo Vạc có điều kiện phát triển kinh tế rất khó khăn, diện tích đất sản xuất rất thấp (đất chiếm 28%, còn lại là núi đá). Tuy nhiên, bằng sự cố gắng, nỗ lực, đoàn kết của cán bộ, chính quyền và nhân dân, đến nay, bộ mặt nông thôn, kinh tế nông nghiệp của Mèo Vạc đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
"Dù diện tích chủ yếu là núi đá nhưng bà con các xã của Mèo Vạc đã biết cách biến thách thức, khó khăn thành cơ hội phát triển sản xuất, chăn nuôi. Bằng chứng là đến nay huyện có đàn bò lớn nhất cả nước, nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhiều còn chưa đến 50%. Đây thực sự là thành tích rất cao, mong trong thời gian tới, bà con sẽ tiếp tục vượt khó, vươn lên có thu nhập cao hơn" - người đứng đầu Hội NDVN khẳng định.
Để lo sinh kế lâu dài cho người dân vùng đồng bào DTTS, đồng chí Thào Xuân Sùng yêu cầu tỉnh Hà Giang và huyện Mèo Vạc cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ vốn, tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học công nghiệp vào sản xuất lúa, ngô và chăn nuôi trâu, bò, dê đạt hiệu quả cao hơn.
Hà Giang có nhiều di tích lịch sử, nhiều thắng cảnh, khu du lịch nổi tiếng như Công viên đá địa chất toàn cầu ở Đồng Văn, hằng năm thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Đồng chí Thào Xuân Sùng đề nghị tỉnh cần có tiếp tục quan tâm, đầu tư phát triển du lịch một cách bài bản, đa dạng hơn nữa, nâng cao chất lượng phụ vụ, thu hút thêm nhiều khách đến thăm quan hơn.
"Đầu tư các dịch vụ đi kèm với hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng nhưng chúng ta cũng phải cân bằng, giữ vững nguyên bản tự nhiên của các thắng cảnh, nhất là núi đá. Bên cạnh đó, tại các làng văn hóa, khu nghỉ dưỡng cộng đồng, bà con cần mở thêm dịch vụ cho khách được trực tiếp trải nghiệm sản xuất, hoạt động chăn nuôi của người dân để tăng thêm nguồn thu của đồng bào"- đồng chí Thào Xuân Sùng gợi ý.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bất ngờ với vườn mẫu triệu phú độc đáo ở Tuyên Quang "Qua các mô hình phát triển kinh tế đầy sáng tạo ở Thái Bình có thể thấy người nông dân Việt Nam biết tận dụng rất tốt tiềm năng, thế mạnh về đất đai, tài nguyên của địa phương nhưng quan trọng nhất là văn hóa và đa dạng sinh học để làm nên các loại nông sản không chỉ nhiều về số...