Vốn tín dụng ‘bắt nhịp’ xây dựng nông thôn mới Lào Cai
Hành trình xây dựng nông thôn mới đặt ra nhiều vấn đề khi Lào Cai có xuất phát điểm không cao, kinh tế còn nhiều khó khăn, khó có thể giải quyết được mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nếu thiếu nguồn lực đầu tư.
Vì lẽ đó, cùng với nguồn lực ngân sách Nhà nước, huy động sức dân thì vốn tín dụng từ các ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng.
Hệ thống ngân hàng tại Lào Cai đã tích cực chung tay, góp sức cùng địa phương thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
Hoạt động giao dịch tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Lào Cai. Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN
Khơi dòng tín dụng về nông thôn
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lào Cai Bùi Quang Hưng cho biết, từ các nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, những tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi, mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại của Lào Cai xuất hiện ngày càng nhiều, tác động mạnh đến thu nhập của hộ nông dân theo tiêu chí 10 thu nhập nông thôn mới. Kết quả này là do chính sách tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn đã thực sự khơi thông dòng chảy về nông thôn. Hệ thống mạng lưới ngân hàng Lào Cai đã đến từng xã, phường, vùng sâu, vùng xa trong toàn tỉnh.
Xuất thân trong một gia đình thuần nông, những năm đầu khi mới lập gia đình, cuộc sống của chị Lù Thị Lan, dân tộc Nùng, thôn Sấn Pản, xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Năm 2015, chị Lan mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mường Khương đầu tư trồng chuối trên diện tích 1 ha đất của gia đình. Nhờ chăm bón tốt, 1.000 gốc chuối ban đầu đã cho thu nhập gần 200 triệu đồng. Năm 2018, gia đình chị trở thành một trong những hộ có quy mô canh tác chuối lớn nhất xã với hơn 3.000 gốc. Trong năm đó, chuối cho sản lượng quả cao lại bán được giá, gia đình chị thu lãi trên 300 triệu đồng.
Đảm nhận chức trách Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội Mường Khương, chị Lan còn quản lý tốt nguồn vốn tín dụng với dư nợ 1,7 tỷ đồng/49 hộ vay vốn, giúp nhiều thành viên có điều kiện nhân rộng mô hình trồng chuối ra toàn thôn, lên tới trên 110 ha.
Nhờ đó, mỗi năm thôn xuất khẩu khoảng 2.000 tấn quả, thu về hơn 10 tỷ đồng. Đến hết năm 2020, Sấn Pản chỉ còn 12/64 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 70% so với năm 2015, góp phần nâng cao tiêu chí thu nhập và hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Video đang HOT
Năm 2018, gia đình chị Nguyễn Lan Anh, ở thôn Na Pắc Ngam, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà được vay 300 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bắc Hà. Từ nguồn vốn vay này, gia đình chị đã mở rộng chăn nuôi giống gà đen bản địa trên diện tích gần 5.000m2 đất đồi của gia đình.
Nhờ tuân thủ kỹ thuật cũng như tiêm phòng đầy đủ, đàn gà của gia đình chị sinh trưởng và phát triển tốt, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và được các siêu thị, nhà hàng trong và ngoài tỉnh đến tận nơi đặt mua. Có thời điểm, trang trại gà của gia đình chị đạt gần 1 vạn con nhưng cũng không đủ cung ứng ra thị trường. Thu nhập trung bình của gia đình đạt 300 triệu đồng/năm.
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lào Cai Trương Thanh Xuân cho biết, nếu như năm 2008, tại Lào Cai, dư nợ tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn chỉ đạt trên 1.000 tỷ đồng, thì sau gần 13 năm, con số này tăng hơn 14 lần và đạt trên 14.382 tỷ đồng. Tính chung, tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn bình quân trong 12 năm là 34%/năm; trong đó, cơ cấu dư nợ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được cải thiện theo hướng đầu tư vốn phân bổ đều giữa các chương trình tín dụng, giữa các thành phần kinh tế vay vốn, giữa cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn.
Dư nợ bình quân trên một món vay, hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp) tại Lào Cai đã được nâng lên. Nếu như năm 2008, dư nợ bình quân là 15 triệu đồng/khách hàng thì hiện nay dư nợ bình quân là 114 triệu đồng/khách hàng. Cùng đó, chất lượng tín dụng cho vay nông nghiệp được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp, dưới 1,7% tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn.
Chính sách tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn đã tạo điều kiện cho hàng trăm ngàn lượt hộ nông dân và các đối tượng khách hàng khác ở nông thôn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn. Tổng doanh số cho vay trong 12 năm qua đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn đạt trên 110.000 tỷ đồng và đã có trên 400.000 lượt khách hàng được vay vốn, chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình.
Đặc biệt, mặt bằng lãi suất cho vay giảm mạnh từ 13-14%/năm từ năm 2012 trở về trước, xuống hiện còn từ 4,5-5,5%/năm là yếu tố tích cực để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của người dân vùng cao Lào Cai thời gian qua.
Tăng hỗ trợ tín dụng
Năm 2030, Lào Cai đặt mục tiêu lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh thuộc tốp 15 của miền Bắc và tốp 10 đến năm 2045. Mới đây nhất, ngày 26/8/2021, Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Nghị quyết về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quan điểm của tỉnh Lào Cai là ưu tiên nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án, đề án; đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút tối đa nguồn lực trong cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Theo ông Trương Thành Xuân, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Lào Cai sẽ tăng cường giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh, cá nhân trên địa bàn trong quan hệ tín dụng; đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt trong triển khai chính sách tín dụng về nông nghiệp, nông thôn…
Ngân hàng Nhà nước Lào Cai đề nghị Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Lào Cai tiếp tục cân đối một phần ngân sách địa phương để bổ sung thêm nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho vay đối với hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được kịp thời do nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách còn khiêm tốn so với nhu cầu thực tế.
Trên thực tế, mặc dù đã có những khởi sắc, song hoạt động kinh tế ở nông thôn Lào Cai vẫn còn gặp khó khăn trong sản xuất, chế biến và đặc biệt là đầu ra của sản phẩm thiếu ổn định khiến nông dân không yên tâm đầu tư. Cùng đó, đầu tư cho vay các dự án lớn trong nông nghiệp còn hạn chế dẫn đến tình trạng số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp tại Lào Cai chưa tương xứng với tiềm năng. Nhất là sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp sạch, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, doanh nghiệp tham gia đầu tư cơ giới hóa trong nông nghiệp.
Để khắc phục tình trạng này, Ngân hàng Nhà nước Lào Cai cũng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan tổ chức thống kê, khảo sát, điều tra và có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp; có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ cơ giới hóa trong nông nghiệp; doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Khuyến cáo doanh nghiệp chưa đưa thanh long lên cửa khẩu Kim Thành
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sản phẩm chuối hiện nay đã chính thức được chính quyền nhân dân huyện Hà khẩu, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc cho thông quan trở lại qua cặp cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) - Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc).
Xe hàng được thông quan qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai). Ảnh tư liệu: TTXVN phát
Đối với quả thanh long, hiện nay chính quyền nhân dân huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc đã có thông báo cho thông quan trở lại. Tuy nhiên, hiện nay hai bên đang tiếp tục hội đàm và thống nhất các biện pháp kiểm dịch để thông quan chính thức trở lại. Do vậy, hiện tại thanh long vẫn chưa được thông quan bình thường trở lại.
Ngày 9/9, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đã thông báo tới các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương biết và thông tin đến các doanh nghiệp cơ sản xuất, xuất khẩu thanh long sang thị trường Trung Quốc biết để tránh tình trạng vận chuyển lên cửa khẩu không xuất được hàng gây ùn ứ, ách tắc cửa khẩu và thiệt hại cho doanh nghiệp.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công hàm gửi Tổng cục Hải quan Trung Quốc và làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để có kiến nghị với chính quyền tỉnh Vân Nam và Hải quan Vân Nam sớm khôi phục lại việc thông quan nhập khẩu tất cả các mặt hàng hoa quả tươi của Việt Nam. Thanh long là mặt hàng chủ lực xuất khẩu qua cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai).
Thanh long cũng là một trong những mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia; trong đó, Trung Quốc chiếm tới hơn 80% thị phần.
Mỗi năm Việt Nam sản xuất gần 1,3 triệu tấn thanh long. Địa phương sản xuất thanh long lớn nhất là Bình Thuận và tiếp đến là Long An, Tiền Giang, Đồng Nai.... Trong 8 tháng năm 2021, lượng thanh long cả nước xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc khoảng 700.000 tấn và phần lớn là thanh long của Bình Thuận.
Nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường nhập khẩu, các địa phương đang đẩy mạnh sản xuất đạt các chứng nhận như: GlobalGAP, VietGAP.... Điển hình như Bình Thuận có diện tích trồng thanh long đạt 33.750 ha; trong đó, diện tích thanh long được chứng nhận VietGAP đạt 11.936 ha, GlobalGAP đạt 517 ha, với sản lượng trung bình 650.000 tấn quả/năm.
Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Giám đốc Sở Công Thương Long An cũng cho biết, trung bình mỗi năm sản lượng thanh long của tỉnh Long An đạt khoảng 330.000 tấn. Đặc biệt, quả thanh long Châu Thành đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu thanh long Tầm Vu cũng được bảo hộ tại 5 quốc gia gồm: Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Singapore và Trung Quốc.
Trong bối cảnh dịch COVID-19, thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc siết chặt kiểm dịch đối với nhiều mặt hàng; trong đó, có thanh long.
Để thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch các mặt hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, Việt Nam tiếp tục đẩy nhanh quá trình đàm phán mở cửa thị trường các loại nông sản. Hiện, Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ về mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc... các nông sản và đã gửi cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Không chỉ Trung Quốc, hiện nay, các thị trường nhập khẩu trái cây đều yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Do đó, việc cấp mã số vùng trồng để phục vụ xuất khẩu đang được các ngành chức năng và địa phương đẩy mạnh triển khai. Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, đã có khoảng hơn 3.600 mã số vùng trồng được cấp. Các mã số được cấp nhằm xuất khẩu sang các thị trường; trong đó có thị trường Trung Quốc. Cùng với đó là hàng nghìn cơ sở đóng gói được cấp phép.
Tuy nhiên, ở một số nơi, chất lượng của mã số vùng trồng chưa đảm bảo dẫn tới phía Trung Quốc hay Malaysia đã có thông báo về việc không tuân thủ. Các doanh nghiệp, địa phương cần quản lý tốt hơn, sử dụng đúng và tránh tình trạng mạo danh hoặc không có mã số nhưng vẫn bịa ra mã số để sử dụng... Các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và hỗ trợ tập huấn, nâng cao ý thức cho người dân để qua đó, tạo sự quản lý theo chuỗi từ đầu vào đến đầu ra.
Điều hành tín dụng an toàn, hướng dòng vốn vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành hoạt động tín dụng an toàn, lành mạnh, hướng dòng vốn tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng...