Vốn Thái ào ạt rót vào năng lượng tái tạo
Việc nhà đầu tư nước ngoài mua lại dự án hay cổ phần trong lĩnh vực năng lượng tái tạo Việt Nam diễn ra khá phổ biến, trong đó Tập đoàn Super Energy Corporation Public Company Limited (Super Energy) của Thái Lan hoạt động rất tích cực.
Năng lượng tái tạo là một phần của xu hướng sử dụng năng lượng sạch trên toàn cầu. Ảnh: Shutterstock.
Chi 457 triệu USD mua 4 dự án điện mặt trời
Bất chấp nền kinh tế toàn cầu chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, Super Energy – doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan (SET) vẫn quyết định thực hiện mua tài sản tại Việt Nam với giá trị 457 triệu USD.
Theo đó, Super Energy mua 4 dự án điện mặt trời gồm: Lộc Ninh 1 (200 MW), Lộc Ninh 2 (200 MW), Lộc Ninh 3 (150 MW) và Lộc Ninh 4 (200 MW), trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Trả lời phỏng vấn Bankok Post, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Super Energy Jormsup Lochaya cho biết, việc mua lại 4 dự án điện mặt trời tại Việt Nam được thực hiện thông qua công ty con là Super Solar Thailand Co. Ltd. Với giá FIT (giá mua bán điện mặt trời) ở mức 7,09 USD/kWh và các dự án dự kiến đi vào hoạt động kể từ tháng 12/2020, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ ước đạt 15 – 17%.
“Việc mua 4 dự án kể trên là một trong những bước quan trọng nhất trong kế hoạch mở rộng của Tập đoàn, giúp cải thiện tình hình tài chính trong dài hạn. Tôi tin rằng, việc nền kinh tế gặp khó khăn sẽ sớm kết thúc. Khi đó, nhu cầu sử dụng điện sẽ khôi phục và duy trì đà tăng trưởng cao. Năng lượng tái tạo là một phần của xu hướng sử dụng năng lượng sạch trên toàn cầu, vì vậy, Tập đoàn quyết định sẽ đưa lĩnh vực này vào kế hoạch mở rộng”, ông Jorrmsup nói.
Chủ tịch Super Energy cho biết thêm, hiện tại là thời điểm tốt để huy động vốn và mở rộng hoạt động khi lãi suất ở mức thấp. Từ tháng 2/2020, Super Energy đã báo cáo SET việc phát hành 7,5 tỷ batht chứng khoán với mục tiêu huy động vốn cho hoạt động kinh doanh và thanh toán nợ.
Việc mua lại các tài sản trên tại Việt Nam là một phần trong kế hoạch chi tiêu đầu tư trong 4 năm với giá trị khoảng 40 tỷ bath, mục tiêu là tiến hành các hoạt động đầu tư mới và thu mua tài sản.
Việc mua lại các dự án điện mặt trời tại Việt Nam là một phần trong kế hoạch chi tiêu đầu tư 4 năm với giá trị khoảng 40 tỷ bath của Super Energy
Video đang HOT
Super Energy ước tính, doanh thu từ 4 dự án điện mặt trời tại Việt Nam sẽ vào khoảng 2,16 tỷ bath mỗi năm, bắt đầu từ năm 2021. Tập đoàn đang tìm kiếm thêm các dự án năng lượng khác tại châu Á, từ Indonesia cho tới Nhật Bản.
Mới đây, trong một báo cáo gửi tới cổ đông, Super Energy cho hay, Tập đoàn đang có 125 dự án năng lượng mặt trời, chủ yếu tại Thái Lan và Việt Nam, 1 dự án năng lượng từ rác thải tại Thái Lan, với tổng công suất 754 MW.
Trong 2 năm qua, Super Energy đã đa dạng hoạt động sang cả lĩnh vực điện gió, năng lượng từ rác thải và dịch vụ nước công nghiệp, với kỳ vọng sẽ sớm thu về lợi nhuận trong năm 2021.
Tập đoàn dự kiến, tăng trưởng doanh thu năm 2020 vào khoảng 8%, đạt 6,86 tỷ bath. Doanh thu trong năm tới sẽ vượt 10 tỷ bath nhờ nguồn thu từ nhiều dự án năng lượng tái tạo đa dạng.
Super Energy thành lập năm 1994, trở thành công ty đại chúng vào tháng 10/2004, niêm yết tên SET vào tháng 4/2015. Tập đoàn gồm công ty mẹ, công ty con và các công ty liên kết hoạt động tại 3 mảng kinh doanh chính: sản xuất và kinh doanh điện năng lượng tái tạo; công nghệ thông tin và sản xuất, cung ứng nước chưa qua xử lý, nước máy.
Hệ sinh thái thuộc Super Energy hiện có hơn 90 thành viên, gồm công ty con, công ty liên kết. Đây đều là các công ty mà Super Energy nắm giữ ít nhất 49% cổ phần, bởi Tập đoàn quan tâm tới yếu tố quyền sở hữu và quyền bỏ phiếu tại các doanh nghiệp.
Theo báo cáo tài chính quý III/2020 được Super Energy công bố ngày 16/11/2020, tổng doanh thu quý III đạt 1,65 tỷ bath, tăng 10,69%; lợi nhuận sau thuế đạt 531,6 triệu bath, giảm 55,77% so với quý III/2019.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, Super Energy đạt tổng doanh thu 4,93 tỷ bath, tăng 5,07%; lợi nhuận sau thuế 1,53 tỷ bath, giảm 24,27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giải trình về biến động kết quả kinh doanh quý III năm nay, Super cho biết, tổng doanh thu tăng 10,69% nhờ doanh thu bán hàng tăng 10,13%, chủ yếu bởi doanh thu từ các dự án điện mặt trời tại Việt Nam tăng.
Cụ thể, các dự án điện mặt trời tại thị trường này mang lại doanh thu 291,71 triệu bath, tăng 97,69 triệu bath so với cùng kỳ năm ngoái.
Giới đầu tư đang đặt ra câu hỏi, nếu 4 dự án mặt trời mà Super Energy mua không kịp phát điện trước 31/12/2020, các thỏa thuận mua bán này chịu tác động ra sao?
Tại Việt Nam, Tập đoàn có thêm 50 MW điện năng lượng mặt trời đã hoàn thành việc hoà vào mạng lưới từ tháng 7/2020.
Một số yếu tố khác giúp doanh thu tăng bao gồm doanh thu từ mảng nước công nghiệp, mảng tổ chức và bảo dưỡng dịch vụ. Trong khi đó, lợi nhuận suy giảm bởi Tập đoàn áp dụng quy định kế toán mới từ đầu năm 2020.
Bám sâu vào thị trường Việt Nam
Thị trường Việt Nam đang có mức đóng góp lớn dần vào tổng doanh thu của Super Energy. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2019, thị trường Việt Nam góp 194 triệu bath, thì con số này trong 9 tháng năm 2020 là 755,13 triệu bath, gấp gần 4 lần.
Tập đoàn có 3 thoả thuận mua tài sản/cam kết đầu tư vào các dự án điện mặt trời tại Việt Nam với tổng công suất 550 MW, tổng giá trị đầu tư khoảng 55,3 triệu USD tính tới ngày 30/9/2020.
Trước đó, tính đến cuối năm 2019, Tập đoàn chỉ có 1 thoả thuận đầu tư với công suất 50 MW và tổng giá trị đầu tư khoảng 5,5 triệu USD.
Bên cạnh đó, Super Energy có thoả thuận đầu tư/mua tài sản tại các 6 dự án điện gió tại Việt Nam với tổng công suất 600 MW, tổng giá trị đầu tư 58,4 triệu USD tính tới cuối tháng 9/2020.
Theo báo cáo tài chính của Super Enetgy, ngày 1/2/2020, Tập đoàn đã thâu tóm Công ty cổ phần Điện mặt trời Thịnh Long Phú Yên, nắm giữ 100% cổ phần.
Giá trị thương vụ được ghi nhận là 331,62 triệu bath. Kể từ ngày mua lại cho tới 30/9/2020, công ty này đóng góp 161,92 triệu bath doanh thu và khoảng 64,04 triệu bath lợi nhuận cho Super Energy.
Tiếp theo, ngày 1/7/2020, Super Energy mua lại 90% cổ phần của Solar NT Holdings Pte. Ltd. Theo đó, Tập đoàn sở hữu gián tiếp 90% cổ phần tại Công ty TNHH Năng lượng Sinenergy Ninh Thuận.
Giá trị thương vụ được ghi nhận là 169,01 triệu bath. Kể từ ngày đầu tư cho tới 30/9/2020, công ty này mang lại doanh thu 47,82 triệu bath, nhưng ghi nhận lỗ 12,44 triệu bath.
Cùng ngày 1/7/2020, Super Energy thâu tóm một doanh nghiệp điện gió tại Việt Nam bằng việc mua 90% cổ phần của Công ty cổ phần Điện gió Công Lý Bạc Liêu. Giá trị thương vụ là 2,013 tỷ bath. Kể từ ngày thâu tóm cho tới 30/9/2020, công ty con này đóng góp 0,67 triệu bath doanh thu và ghi nhận lỗ 0,77 triệu bath.
Chưa hết, Tập đoàn tiếp tục đầu tư vào một công ty điện gió Việt Nam bằng việc mua 90% cổ phần của Công ty cổ phần Điện gió Công Lý Sóc Trăng. Giá trị thương vụ được ghi nhận là 460,45 triệu bath. Kể từ ngày thâu tóm tới 30/9/2020, công ty con kể trên đóng góp 1 triệu bath doanh thu và lợi nhuận đạt 0,84 triệu bath.
Trong danh sách các công ty có mối quan hệ (công ty con, công ty liên kết) với Super Energy, có 14 doanh nghiệp Việt Nam.
Tính tới ngày 30/9/2020, một số công ty con trực tiếp, hoặc gián tiếp có các khoản vay ngắn hạn từ các tổ chức tài chính với giá trị khoảng 24 triệu USD, tương đương 753,98 triệu bath dành cho công ty mẹ. Mục đích các khoản vay chủ yếu là để mua tài sản của các công ty tại Việt Nam.
Trước đó, trong tháng 1/2020, Super Solar Thailand Co. Ltd đã sáp nhập thêm 3 công ty tại Việt Nam là Công ty cổ phần SSE Vietnam 1, Công ty cổ phần SSE LN2 và Công ty cổ phần SSE BP3 khi nắm giữ 49% cổ phần. Tổng giá trị các khoản đầu tư này là 104,8 triệu bath.
Bộ Xây dựng muốn thoái vốn khỏi Tổng công ty Sông Hồng
Bộ Xây dựng muốn thoái 49% vốn Tổng công ty sông Hồng với giá khởi điểm 10.000 đồng một cổ phiếu, gấp 5 lần thị giá giao dịch trên UPCoM.
Ngày 25/12, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ tổ chức bán đấu giá hơn 13 triệu cổ phần SHG của Tổng công ty sông Hồng (tương đương 49% vốn điều lệ) do Bộ Xây dựng sở hữu.
Mức giá khởi điểm được đưa ra là 10.000 đồng một cổ phiếu, gấp 5 lần thị giá của SHG giao dịch trên sàn UPCoM. Với mức giá 2.000 đồng một cổ phiếu, SHG gần như không có thanh khoản trong suốt 3 tháng trở lại đây.
Tính đến 30/6, tổng công ty lỗ luỹ kế hơn 1.000 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu hơn 695 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn gần 642 tỷ, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 0,83 tỷ.
Kiểm toán cho biết, do nợ xấu tín dụng nên tổng công ty không đủ điều kiện năng lực để tham gia các gói thầu. Doanh thu và sản lượng chủ yếu của các công trình chuyển tiếp dở dang từ các năm trước chuyển sang có hiệu quả thấp, lãi vay lớn. Công ty mẹ và tổ hợp các công ty thành viên mất khả năng thanh toán nghiêm trọng do nợ phải trả tiếp tục tăng từ phát sinh lãi vay phải trả cho công trình Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, nợ phải trả cho nghĩa vụ bảo lãnh các công ty con.
Do đó, kiểm toán "nghi ngờ đáng kể" về khả năng hoạt động liên tục của công ty. Tuy nhiên, ban tổng giám đốc công ty cho biết tổng công ty sông Hồng sẽ tiếp tục hoạt động trong ít nhất 12 tháng bằng việc thu hồi các khoản công nợ, kinh doanh cho thuê mặt bằng và hỗ trợ nguồn vốn từ các cổ đông.
Cổ phiếu Bluechip nào kéo VN-Index lên 1.000 điểm? So với lúc VN-Index tạo đáy cuối tháng 3, 29/30 mã VN30 đến nay đã tăng trên 10%, trong đó 10 mã tăng tốt nhất tới 65%. VN-Index vừa lần đầu chốt phiên trên mốc 1.000 điểm, mức cao nhất kể từ đầu năm nay và tăng hơn 50% so với đáy cuối tháng 3. Theo các chuyên gia, động lực chính cho...