Vốn ngoại hứa hẹn sẽ đổ vào cổ phiếu các thị trường Cận biên và Mới nổi trong năm 2020
Dòng vốn đầu tư thế giới đang có dấu hiệu xê dịch từ kênh trái phiếu trở lại cổ phiếu. Các thị trường Mới nổi và Cận biên trong đó có Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự chuyển dịch này.
Ảnh minh họa.
Dù bán ròng trong tháng 12/2019, khối ngoại trong cả năm 2019 vẫn mua ròng gần 6.000 tỷ đồng trên 2 sàn, tương đương gần 260 triệu USD. Trong khi đó, tính chung cả nền kinh tế, dòng vốn đầu tư đầu tư gián tiếp của khối ngoại lên tới 2,7 tỷ USD.
Dưới cái nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn để giải ngân. Một trong những công ty quản lý quỹ ngoại gắn bó với thị trường chứng khoán Việt Nam, Vinacapital tiếp tục đánh giá lạc quan về nền kinh tế Việt Nam và thị trường trong năm 2020.
Theo đó, Vinacapital dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,7-6,9% năm nay, lạm phát khoảng 3% (có thể đạt đỉnh 4% trong quý I/2020 do lịch tả lợn Châu Phi). Nền kinh tế tiếp tục dựa trên 2 động lực tăng trưởng là lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng.
Với Vinacapital, có 4 lý do để các thị trường Cận biên và Mới nổi (F&EM) vẫn hứa hẹn cho hoạt động đầu tư đó là Ngân hàng Trung ương Mỹ và EU trở lại nới lỏng định lượng và in tiền, yếu tố đã giúp tăng giá cổ phiếu trong 5-6 năm vừa qua. Thứ 2 là đồng USD mất giá năm tới. Thứ 3, các nền kinh tế F&EM có độ trễ so với kinh tế Mỹ. Thứ 4 là Ngân hàng Trung ương của F&EM đã hành động theo chính sách của FED và mạnh mẽ cắt giảm lãi suất trong năm 2019.
Kỳ vọng của Vinacapital là VN-Index sẽ tăng 10-15% trong 2020 nhờ các yếu tố trên. Cùng với đó, tâm lý sẽ còn cải thiện hơn nữa nếu đạt được bước tiến về Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR), tạo điều kiện cho NĐTNN tiếp cận cổ phiếu dễ dàng hơn ở các cổ phiếu hết room.
Trong khi đó, sau gần 7 năm đồng hành cùng thị trường, PYN Elite vẫn thể hiện một tinh thần lạc quan trong vài năm tới. Người đứng đầu quỹ, ông Petri Deryng không ngần ngại đặt mục tiêu cho VN-Index là 1.800 điểm dù các tháng cuối năm 2019, diễn biến thị trường kéo chỉ số xuống dưới 1.000 điểm, quanh vùng 950 điểm.
Video đang HOT
Kỳ vọng của PYN Elite dựa trên định giá thị trường có tính đến tăng trưởng kinh tế và triển vọng tăng trưởng của các cổ phiếu tăng trưởng trong một vài năm tới, cũng như kế hoạch hiện đại hóa thị trường chứng khoán Việt Nam. Mục tiêu trên là nhất quán không phụ thuộc vào các yếu tố như mức lãi suất 0% tại Mỹ và châu Âu, hay thỏa thuận thương mại Mỹ Trung hoặc chỉ số chứng khoán Mỹ. Kể cả TTCK thế giới suy giảm, mức 1.800 vẫn giữ nguyên mặc dù lộ trình có thể bị chậm lại.
Theo quan sát của ông Nguyễn Đức Hùng Linh – Kinh tế trưởng Công ty chứng khoán SSI, khẩu vị các nhà đầu tư, các quỹ thế giới đang trở lại với cổ phiếu. Trong 2 khảo sát gần nhất của giới đầu tư, quan điểm tích cực đều được đưa ra cho kênh đầu tư cổ phiếu trong năm 2020, họ lựa chọn tăng tỷ trọng cổ phiếu và giảm tỷ trọng trái phiếu trong danh mục. Các kênh khác như vàng và gửi tiết kiệm không còn là lựa chọn đầu tư tối ưu.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý với việc đầu tư vào quỹ ETFs đang trở thành xu hướng. Và một trong những tiêu chí để phân phối tài sản của các quỹ này là vốn hóa thị trường, với việc vốn hóa của TTCK Việt Nam tăng nhanh trong thời gian vừa qua, khiến thị trường cổ phiếu Việt Nam dần trở nên quan trọng và hấp dẫn hơn trong con mắt các nhà quản lý quỹ.
CTCK Bảo Việt đánh giá, cùng với việc nâng hạng, sự xuất hiện các chỉ số mới sẽ là kênh dẫn vốn vào thị trường Việt Nam trong các năm tới. Năm 2020, với việc HOSE ban hành thêm các chỉ số mới là cơ hội tốt để có thêm các quỹ ETF ra đời và hút vốn cho thị trường.
Sáng ngày 6/1/2020 tại Khách sạn Rex, TP.HCM sẽ diễn ra Diễn đàn Đầu tư và Phát triển Kinh doanh 2020: “Cơ hội tăng tốc & bứt phá”.
Diễn đàn do Ban Kinh tế Trung ương & Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng chủ trì; Hiệp hội Các tổ chức dịch vụ phát triển kinh doanh Việt Nam (VABO) cùng BizLIVE, VTV24 đồng tổ chức, gồm các nội dung thảo luận dự kiến như sau:
Phiên 1: Bức tranh “Panorama” về môi trường Đầu tư và Kinh doanh Việt Nam 2020
Phiên 2: Những giải pháp có tính đòn bẩy cho thị trường tài chính & Bất động sản 2020
Phiên 3: Tăng tốc & bứt phá trong các lĩnh vực Hàng không, Năng lượng tái tạo, Giáo dục đào tạo.
Thời gian: 8h00 ngày 06 tháng 01 năm 2020
Địa điểm: Khách sạn REX, 141 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM.
Thông tin chi tiết hơn về Diễn đàn Đầu tư và Phát triển Kinh doanh 2020 với chủ đề “Cơ hội tăng tốc & bứt phá” được cập nhật liên tục tại đây.
Quý độc giả quan tâm, vui lòng đăng ký tham dự Diễn đàn tại đây.
MAI HƯƠNG
Theo Bizlive.vn
Năm buồn của Tập đoàn Hoa Sen: Cổ phiếu tèo, tổng tài sản 'bay hơi', lãi lẹt đẹt
Mặc dù ghi nhận mức tăng gần 45% trong vòng 1 năm qua nhưng đó hẳn không phải là niềm vui đối với cổ đông của Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) khi cổ phiếu này vẫn lẹt đẹt dưới mệnh giá, lợi nhuận thấp nhất 8 năm.
Cổ phiếu HSG bắt đầu rớt xuống mệnh giá từ tháng 10/2018 và duy trì mức đó cho đến nay. Trong 1 năm qua không có khi nào HSG ngóc lên nổi mệnh giá. Kết phiên giao dịch ngày 26/12, cổ phiếu HSG vẫn liên tục nhuốm trong sắc đỏ tại mức giá 7.900 đồng/cp.
Trong cơ cấu cổ đông lớn của Hoa Sen, tại thời điểm 30/6/2019, Chủ tịch Lê Phước Vũ đang nắm giữ 49,7 triệu cổ phiếu HSG, tương ứng chiếm 11,74% vốn. Hai công ty Đầu tư Hoa Sen và Du lịch Hoa Sen cũng là cổ đông lớn khi sở hữu lần lượt là 24,33% và 20,26% tính đến cuối tháng 6/2019.
Tổng tài sản 'bay hơi' hơn 4.000 tỷ đồng, trả bớt nợ vay
Tại thời điểm 30/9/2019, tổng tài sản của Hoa Sen giảm 4.029 tỷ đồng, xuống còn 17.255 tỷ đồng, tương đương gần 19%. Trong đó, hàng tồn kho giảm mạnh nhất với 31%, tương ứng hơn 2.000 tỷ đồng, xuống 4.599 tỷ đồng. Phải thu ngắn hạn giảm 779 tỷ đồng, xuống 1.339 tỷ đồng.
Ngược lại, tài sản cố định tăng thêm 517 tỷ đồng, lên 8.642 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nguồn vốn, vay nợ tài chính của Hoa Sen đã giảm được 4.649 tỷ đồng, xuống mức 9.693 tỷ đồng. Hệ số nợ/vố chủ sở hữu vào cuối năm tài chính 2019 giảm xuống còn 1,7 lần từ 2,8 lần vào cuối năm tài chính 2018. Nhờ đó, chi phí lãi vay cũng giảm đáng kể từ 812 tỷ đồng xuống mức 746 tỷ đồng.
Đáng nói, trong gần 10.000 tỷ đồng vay nợ này thì Hoa Sen cũng phải chịu áp lực khá lớn khi có tới 6.706 tỷ đồng là vay ngắn hạn.
Lợi nhuận thấp nhất trong vòng 8 năm trở lại đây
Chỉ tiêu doanh thu của Hoa Sen trong niên độ này giảm gần 19% so niên độ trước, còn 28.034 tỷ đồng. Do đó lợi nhuận gộp cũng giảm gần 20%, còn 3.198 tỷ đồng. Mặc dù Hoa Sen cắt giảm các loại chi phí song lợi nhuận thuần vẫn lao dốc tới gần 50%, còn 239 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhờ lợi nhuận khác tăng bất thường tới 309% khi đạt 222 tỷ đồng mà lãi ròng sau cùng của Hoa Sen đạt 361 tỷ đồng, chỉ giảm 12% so niên độ trước. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất mà Hoa Sen đạt được trong 8 năm trở lại đây, tính từ năm 2012.
Như vậy, ở năm tài chính 2019 này, Hoa Sen chỉ mới thực hiện được 89% kế hoạch về doanh thu và 73% về lợi nhuận.
Trong năm 2020, Chứng khoán SSI ước tính sản lượng tiêu thụ của Hoa Sen tăng 3%, trong đó sản lượng xuất khẩu không thay đổi, trong khi sản lượng tiêu thụ trong nước tăng khoảng 5% nhờ thuế chống bán phá giá gần đây đối với tôn mạ màu.
SSI ước tính giá thép bình quân giảm 3% so với giá nguyên liệu đầu vào HRC giảm 6,5%. Do đó, tỷ suất lợi nhuận có thể được phục hồi lên 12,8% trong năm tài chính 2020 so mức 11,4% trong năm tài chính 2019.
Do đó, doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2020 ước tính đạt 28 nghìn tỷ đồng, nhích nhẹ 0,3% và 453 tỷ đồng, tăng 25% so niên độ trước. Cũng cần lưu ý rằng, Hoa Sen có khoản lợi nhuận bất thường là 230 tỷ đồng trong năm tài chính 2019 từ việc thoái vốn tài sản.
Tuy nhiên, Hoa Sen sẽ gặp những khó khăn như các thị trường xuất khẩu khác nhau cùng với tỷ suất lợi nhuận ròng thấp vẫn có thể khiến lợi nhuận của công ty biến động cao trong thời gian tới.
Minh An
Theo Vietnamdaily.net.vn
POW được dự báo sẽ vào rổ VN30 trong kỳ tái cơ cấu tháng 1/2020 Các chỉ số do Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) xây dựng sẽ tiến hành tái cơ cấu trong tháng 1/2020. Các công ty chứng khoán dự báo, trong đợt tái cơ cấu này nhiều khả năng POW và PLX sẽ được thêm vào rổ VN30. Theo đó, Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), Công ty CP Chứng khoán...