Vốn ngoại có dẫn dắt thị trường?
Trái ngược với động thái rút vốn ròng của NĐTNN tại các thị trường mới nổi, TTCK Việt Nam vẫn đón nhận dòng vốn ngoại thông qua các quỹ ETF. Trong tình hình kết quả kinh doanh của doanh nhiệp niêm yết không thuận lợi, liệu dòng vốn ngoại này được kỳ vọng là yếu tố dẫn dắt thị trường trong thời gian tới?
Điểm nhấn ETF
Theo tính toán của CTCK Bảo Việt (BVSC) dựa trên dữ liệu từ Bloomberg, trong 6 tháng đầu năm, khối ngoại đã bơm ròng vào TTCK Việt Nam khoảng 327 triệu USD (tương đương 7.600 tỷ đồng). Đáng chú ý, trong khi khối ngoại rút ròng khỏi TTCK các nước thuộc thị trường mới nổi trong tháng 5, Việt Nam vẫn tiếp tục được bơm ròng, cho thấy sự hấp dẫn của TTCK Việt Nam trong mắt NĐTNN.
Trong 7.600 tỷ đồng khối ngoại mua ròng trên TTCK Việt Nam, có tới 5.600 tỷ đồng (tương đương 76,6% giá trị giao dịch) đến từ hoạt động bơm ròng của các quỹ ETF. Thống kê cho thấy, ngoại trừ iShares Frontier Markets 100 ETFs bán ròng (do tỷ trọng của Việt Nam trong bộ chỉ số MSCI Frontier Markets 100 Index giảm từ 17% xuống còn 15% sau khi Argentina rời khỏi rổ CP này), các quỹ ETF khác đều mua ròng, như VanEck Vectors Vietnam ETF, DB Xtracker FTSE Vietnam ETF và VFMVN30 ETF.
Điều này cho thấy dòng tiền đến từ các quỹ ETF đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng, như là kênh hấp dẫn dòng tiền đầu tư từ khối ngoại.
Thống kê cũng cho thấy, khối ngoại tập trung mua ròng mạnh nhất đối với mã VIC (Vingroup), với giá trị 5.775 tỷ đồng. Tiếp đến là các mã CP MSN (Masan) 2.616 tỷ đồng, VCB (Vietcombank) 1.834 tỷ đồng, PLX (Petrolimex) 1.772 tỷ đồng, VRE (Vincom Retail) 828 tỷ đồng. Ngược lại, các mã CP bị bán ròng mạnh nhất gồm VJC (Vietjet Air) 1.961 tỷ đồng, VHM (Vinhomes) 1.120 tỷ đồng, HDB (HDBank) 816 tỷ đồng và DHG (Dược Hậu Giang) 688 tỷ đồng.
Doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh
Video đang HOT
Tính đến ngày 3-7, chỉ số P/E và P/B của Việt Nam ở mức 16,6x và 2,4x. So với mẫu so sánh của Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Indonesia… chỉ số P/E và P/B của Việt Nam đang ở mức trung bình so với các nước trong khu vực.
Trong quá khứ, dù P/E và P/B của Việt Nam nằm ở mức trung bình thấp, nhưng sự hấp dẫn về mặt định giá của Việt Nam vẫn được duy trì nhờ tốc độ tăng trưởng EPS ở mức cao.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh quý I cho thấy có sự tăng trưởng chậm lại của doanh thu, lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE và HNX.
Theo đó, doanh thu của các doanh nghiệp này chỉ đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 3%, thấp hơn rất nhiều so với mức 19% và 15% cùng kỳ năm 2017 và 2018. Lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp này tăng trưởng âm 0,48%, thấp hơn nhiều so với mức 41,48% của quý I-2017 và 21,47% của quý I-2018. Với kết quả này, nhiều khả năng tốc độ tăng trưởng EPS sẽ khó duy trì ở mức cao như các năm trước.
Kỳ vọng dòng vốn ngoại
Thông thường TTCK của các quốc gia được nâng hạng sẽ tăng điểm mạnh trong khoảng 6 tháng trước khi được công bố nâng hạng, rồi sau đó thường điều chỉnh hoặc đi ngang.
Theo dự báo của giới phân tích, kết quả kinh doanh vẫn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới thị trường và mang tính hỗ trợ, nhưng sẽ không còn tính dẫn dắt thị trường như giai đoạn 2017-2018.
Các yếu tố tác động đến TTCK đến từ bên ngoài, như thông tin về chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, động thái điều hành lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED). Việc FED hạ lãi suất có thể sẽ tạo ra làn sóng cắt giảm lãi suất ở ngân hàng trung ương các nước, giúp NĐT tiếp cận dòng tiền rẻ, dẫn đến việc dòng tiền bơm ròng vào các thị trường mới nổi.
Hiện nay có khoảng 10 quỹ đầu tư ngoại trên TTCK Việt Nam. Trong đó quỹ lớn nhất và rót nhiều vốn nhất là Schroder ISF Frontier Markets Equity, với tổng số vốn đầu tư lên tới 101,13 triệu USD. Theo tính toán của BVSC, trong trường hợp Kuwait rời chỉ số MSCI Frontier Markets 100 Index và MSCI Frontier Markets Index trong kỳ tái cơ cấu năm 2020, TTCK Việt Nam sẽ nhận được 237,37 triệu USD.
Không những thế, TTCK nhiều khả năng sẽ đón nhận dòng tiền từ các quỹ đầu tư thụ động và chủ động đón đầu cơ hội nâng hạng của thị trường Việt Nam.
Cụ thể, trong trường hợp Việt Nam được FTSE chính thức nâng hạng lên thị trường thứ cấp trong kỳ tái cơ cấu tháng 3-2020, TTCK Việt Nam sẽ hấp dẫn 571-966 triệu USD từ các quỹ ETF.
Ngoài dòng vốn từ các quỹ đầu tư thụ động, TTCK sẽ hấp dẫn khoảng 420-710 triệu USD từ các quỹ đầu tư chủ động. Dòng tiền này thường tập trung vào CP vốn hóa lớn và có vai trò dẫn dắt thị trường trong thời gian tới.
Thảo Nguyên
Theo saigondautu.com.vn
Thị trường chứng khoán sôi động nhờ dòng vốn ngoại
6 tháng cuối năm, theo góc nhìn của Công ty Chứng khoán VNDIRECT, xu hướng thị trường chứng khoán trong nước là tích cực, trong đó có sự cộng hưởng của dòng vốn ngoại.
Thời gian qua, dòng vốn ngoại bao gồm cả vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và vốn đầu tư gián tiếp (FII) chảy mạnh khá mạnh và ổn định. Tính từ đầu tháng 7 đến nay, trong 14 phiên giao dịch, khối ngoại chỉ bán ròng 1 phiên, còn lại mua ròng 13 phiên (trên cả 3 sàn) với tổng giá trị mua ròng đạt gần 1.934 tỷ đồng.
Theo báo cáo từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, từ đầu năm đến nay, khối ngoại tham gia thị trường khá tích cực, tập trung ở sàn HOSE. Tính trong tháng 6, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 13 phiên và bán ròng 7 phiên, giao dịch mua ròng và bán ròng của khối ngoại đan xen nhau nên không tạo động lực rõ nét nâng đỡ chỉ số.
Tính đến hết tháng 6/2019, tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường cổ phiếu đạt khoảng 4,3 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 78% GDP ước tính năm 2018. Vốn ngoại tiếp tục vào ròng với giá trị dòng vốn FII đạt 1,28 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2019.
Dẫu vậy, nhà đầu tư ngoại vẫn đang quan sát và đánh giá khả năng gỡ vướng cho việc nới room, việc đang được các bộ, ngành phối hợp thực hiện khi xây dựng dự thảo sửa đổi Luật ầu tư, Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia trong ngành, nếu những vướng mắc trong nới room được khơi thông sẽ thu hút một dòng vốn rất lớn tham gia thị trường. Dòng vốn ngoại đổ vào nhiều hơn sẽ tạo lực nâng đỡ tâm lý cũng như điểm số thị trường chứng khoán Việt.
Với xu thế chung của việc chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế thị trường tiêu thụ 100 triệu dân và nguồn lao động lớn, độ mở và mức độ hội nhập của nền kinh tế lớn, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, nguồn vốn ngoại sẽ còn chọn Việt Nam.
6 tháng cuối năm, theo góc nhìn của Công ty Chứng khoán VNDIRECT, xu hướng thị trường chứng khoán trong nước là tích cực, trong đó có sự cộng hưởng của dòng vốn ngoại. Dù vậy, tình trạng phân hóa trên mặt bằng giá cổ phiếu sẽ diễn ra rất mạnh mẽ. Một số cổ phiếu chịu áp lực bán ròng khá rõ rệt trong hai phiên giao dịch gần đây đã có dấu hiệu phân phối.
M.T
Theo petrotimes.vn
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam vẫn thuận lợi Liệu việc Trung Quốc mở cửa toàn diện cho các nhà đầu tư ngoại sớm hơn lịch trình dự kiến 1 năm có ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào VN? Các nhà đầu tư ngoại tìm hiểu thị trường VN tại một hội thảo đầu tư Ảnh: Đức Hương Trung Quốc rộng cửa cho vốn ngoại Sau một năm...