Vốn ngoại chờ chính sách cởi mở để chảy mạnh vào thị trường chứng khoán Việt Nam
Bà Lê Yến Quỳnh, Giám đốc Quản lý danh mục đầu tư, Công ty Dragon Capital cho rằng, dòng vốn nước ngoài vào thị trường Việt Nam qua quỹ ETF tăng lên là tất yếu và thị trường còn nhiều tiềm năng hút vốn ngoại nếu chính sách tốt hơn.
Dragon Capital là đơn vị tư vấn danh mục đầu tư cho CTBC Vietnam Equity Fund. Theo bà, lý do nào giúp quỹ này huy động được 160 triệu USD từ nhà đầu tư cá nhân tại Đài Loan để đầu tư vào thị trường Việt Nam?
Trước đây, nhà đầu tư Đài Loan muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam phải đầu tư thông qua các sản phẩm ở nước ngoài. CTBC Vietnam Equity Fund là quỹ đầu tư tập trung vào thị trường Việt Nam đầu tiên được giới thiệu ở Đài Loan, giúp người dân nơi đây dễ dàng tham gia vào thị trường chứng khoán đang ngày càng phát triển của Việt Nam.
Bà Lê Yến Quỳnh, Giám đốc Quản lý danh mục đầu tư, Công ty Dragon Capital.
Nhà đầu tư tại Đài Loan nhìn thấy tiềm năng của kinh tế Việt Nam khi nhiều công ty Đài Loan đã xây dựng nhà máy và hoạt động kinh doanh ở Việt Nam từ nhiều năm qua. Do đó, chúng tôi tin rằng, họ rất mong chờ sự phát triển của Việt Nam trong tương lai.
Các yếu tố cơ bản cần nhấn mạnh là sự phát triển ổn định của nền kinh tế Việt Nam, các rủi ro về ngoại hối, thanh khoản, tín dụng… được quản lý chặt chẽ.
Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh được cải thiện, sự phát triển của kinh tế tư nhân ở nhiều ngành nghề, tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giúp thúc đẩy quy mô thị trưởng chứng khoán và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần, công ty đại chúng.
Một lý do quan trọng ở thời điểm này là định giá hấp dẫn của cổ phiếu Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực.
Bà có nhận xét gì về việc nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên sàn nhưng vốn ngoại vào thị trường qua ETF lại tăng?
Chúng tôi đánh giá, ETF là một sản phẩm tốt, đáp ứng được nhu cầu đầu tư của một bộ phận nhà đầu tư nước ngoài như thanh khoản cao, dễ dàng giao dịch, chi phí thấp…
Hơn nữa, với quy định về trần sở hữu nước ngoài (room) tại các công ty đại chúng ở Việt Nam, ETF còn là một kênh đầu tư gián tiếp vào các cổ phiếu đã hết room.
Sự phát triển của ETF là sự phát triển tất yếu của thị trường chứng khoán, tạo ra kênh đầu tư mới cho một bộ phận nhà đầu tư. ETF làm phong phú thêm lựa chọn đầu tư, chứ không triệt tiêu các sản phẩm đầu tư khác do nhu cầu đầu tư rất đa dạng.
Video đang HOT
Trong tháng 8 cũng như từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên toàn thị trường nhưng mua ròng các ETF.
Điều đó không chứng minh được là dòng tiền chuyển từ đầu tư trực tiếp cổ phiếu sang ETF, nhất là tương lai ngắn hạn của thị trường phụ thuộc vào yếu tố dịch bệnh Covid-19 mà không ai có thể dự đoán chính xác. Chúng tôi tin rằng, khi yếu tố không chắc chắn này qua đi, dòng tiền sẽ quay trở lại, không chỉ vào các ETF mà là toàn thị trường.
Trong khi các vướng mắc về room chưa thể xử lý sớm thì các sản phẩm mới nào cần được phát triển tiếp để thu hút vốn ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay?
Sự phát triển nhanh của loại hình quỹ ETF ở Việt Nam được thúc đẩy bởi dòng vốn ngoại cho thấy nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam ngày càng tăng.
Là một trong những nhà đầu tư có mặt sớm tại thị trường Việt Nam, chúng tôi thấy rằng, thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng để thu hút dòng vốn này.
Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn gặp không ít khó khăn khi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngoài việc nới room, nhà đầu tư nước ngoài mong muốn được giao dịch chứng khoán trong ngày (T 0), các doanh nghiệp áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, nâng cao chất lượng công bố thông tin và ngôn ngữ sử dụng bao gồm tiếng Anh…
Được biết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang nghiên cứu đề án chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết, chúng tôi hy vọng đề án này sớm đi vào thực tế để giải tỏa nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài đối với các cổ phiếu hết room.
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Quỹ ETF nội hút vốn ngoại
Thông tin gần 4.000 tỷ đồng từ Đài Loan chảy vào thị trường chứng khoán thông qua quỹ ETF nội được nhà đầu tư đón nhận tích cực.
Quỹ ETF nội hút vốn
Trong tuần cuối tháng 8/2020, Quỹ ETF VFMVN Diamond (mã chứng khoán FUEVFVND) đã phát hành ròng 11,7 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 6,4 triệu USD (khoảng 149 tỷ đồng).
Theo đó, quy mô giá trị tài sản ròng của Quỹ tăng lên 1.857 tỷ đồng, gấp 15 lần thời điểm mới lên sàn vào tháng 5.
Riêng phiên 27/8, sau chuỗi ngày gom ròng, bộ phận tự doanh khối công ty chứng khoán bán ròng 182 tỷ đồng, trong đó bán 120 tỷ đồng chứng chỉ quỹ FUEVFVND. Ngược lại, khối ngoại mua vào hơn 9,55 triệu chứng chỉ quỹ này, giá trị 120,1 tỷ đồng.
Trước đó, quỹ đầu tư đến từ Đài Loan là CTBC Vietnam Equity Fund huy động được 5 tỷ đô la Đài Loan (khoảng gần 4.000 tỷ đồng), mục tiêu đầu tư vào các công ty có tiềm năng tăng trưởng đang niêm yết trên HOSE và HNX. Ngoài ra, danh mục đầu tư còn bao gồm VFMVN Diamond ETF - một chứng chỉ quỹ ETF mô phỏng theo chỉ số VN-Diamond.
Mới đây, CTBC Vietnam Equity Fund thông báo đăng ký mua 21 triệu chứng chỉ quỹ VFMVN Diamond ETF (tương đương hơn 14% lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành), thời gian thực hiện từ 7/9 đến 6/10/2020, thông qua phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận qua hệ thống giao dịch của HOSE.
Thông tin trên được giới đầu tư hào hứng đón nhận, kỳ vọng sẽ có tác động tích cực tới những cổ phiếu trong danh mục VFMVN Diamond ETF. Theo đó, các cổ phiếu được nhà đầu tư nội (cá nhân và tổ chức như khối tự doanh công ty chứng khoán) săn đón, đón đầu cơ hội tăng giá khi các quỹ giải ngân. Các cổ phiếu trong rổ VN30 và VN Finlead dự kiến cũng được các nhà đầu tư trong nước quan tâm mua vào.
Cổ phiếu dự kiến được vốn ngoại thông qua quỹ ETF giải ngân nằm trong rổ VN30, VN Diamond đón nhận sự quan tâm hơn của dòng vốn nội.
Đáng chú ý, các nhà môi giới lớn có khả năng sẽ mua gom để xây "kho ETF" và chào bán cho nhà đầu tư ngoại, vừa có lợi nhuận từ tự doanh, vừa có thêm khách hàng.
Ông Lê Quang Minh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cho biết, về nguyên tắc, khả năng các quỹ ngoại sẽ tập trung giải ngân vào ETF, vì không bị hạn chế bởi giới hạn sở hữu nước ngoài (room).
Khi quỹ ngoại giải ngân, tác động đầu tiên là thanh khoản thị trường tăng (đặc biệt ở các cổ phiếu trong danh mục ETF dự kiến mua), bên cạnh đó là hỗ trợ giá cổ phiếu.
Ông Nguyễn Thế Minh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận xét, thị trường chứng khoán Đài Loan rất phát triển về sản phẩm ETF, cho thấy rõ khẩu vị đầu tư của các nhà đầu tư tại thị trường này.
Do đó, lượng tiền huy động tại Đài Loan có thể chủ yếu mua các chứng chỉ quỹ ETF, nhất là các quỹ ETF đang sở hữu các cổ phiếu kín room ngoại.
Dòng tiền từ Đài Loan có thể tăng đầu tư thông qua các quỹ ETF trong thời gian tới, nhất là khi Việt Nam có thêm nhiều sản phẩm ETF mới.
Theo ông Nguyễn Minh Hạnh, Giám đốc điều hành quỹ ETF, Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM), việc giải ngân của các quỹ thường có lộ trình, không bắt buộc phải giải ngân hết ngay và vphụ thuộc không nhỏ vào hội đồng đầu tư và các nhà quản lý quỹ.
Động lực thúc đẩy thị trường tăng
Thông tin thị trường chứng khoán Việt Nam thu hút được dòng vốn ngoại thông qua quỹ ETF và có khả năng sẽ sớm giải ngân đã tạo ra tâm lý tích cực cho các nhà đầu tư nội sau khi thị trường liên tục chứng kiến đà bán ròng mạnh của khối ngoại kể từ đầu năm 2020 đến nay, với giá trị gần 7.500 tỷ đồng.
Ông Hạnh cho biết, các quỹ mới lập đều là dạng quỹ nước ngoài nên sẽ gặp vấn đề như các quỹ ngoại khác về giới hạn room, cũng như khi mua cổ phiếu hết room trong cùng khối phải trả giá cao hơn giá thị trường (premium).
Vì vậy, các quỹ này sẽ cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn các cổ phiếu còn room và mua các cổ phiếu hết room với tỷ lệ premium là bao nhiêu, bởi nhà đầu tư sẽ không hài lòng nếu quỹ có kết quả thua lỗ ngay sau khi giải ngân.
Tuy vậy, dòng tiền mới luôn tạo ra tâm lý tích cực cho nhà đầu tư nội và giúp thị trường đi lên, nhất là khi nhóm VN30 chiếm gần 70% vốn hóa thị trường hiện tại. Thị trường đi lên ổn định cũng giúp các quỹ huy động vốn tốt hơn.
Xét về yếu tố định lượng, giá trị giải ngân của dòng vốn từ Đài Loan hiện tại ở mức thấp so với quy mô thị trường cả về vốn hóa và thanh khoản, nên mức độ tác động đến giá cổ phiếu chưa nhiều.
Tuy nhiên, ông Minh cho rằng, đây là tiền đề tích cực cho việc thu hút dòng vốn đầu tư lớn từ Đài Loan do các nhà đầu tư tại hòn đảo này rất năng động và chuyên nghiệp.
Định giá thấp không phải là yếu tố chính
Định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam đang có mức chiết khấu cao (khoảng 20%) so với các thị trường trong khu vực, trong khi việc kiểm soát đại dịch Covid-19 và tăng trưởng GDP tích cực hơn.
Tuy nhiên, việc chiết khấu so với thị trường khác tồn tại từ lâu, trừ giai đoạn giữa năm 2018 khi chỉ số tạo đỉnh là thị trường Việt Nam tiệm cận các nước trong khu vực. Giai đoạn 2018 - 2019, tốc độ tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp cao hơn so với sự sụt giảm của điểm số thị trường khiến chênh lệch định giá với các nước giãn ra hơn.
Một số nhà quản lý quỹ đánh giá, mức độ quan tâm của các nhà đầu tư lớn nước ngoài chưa cao, một phần do thị trường Việt Nam vẫn ở nhóm cận biên, một phần do có sự khác nhau về chuẩn mực kế toán nên lợi nhuận cũng như hệ số P/E không cùng thước đo với các nước.
Việc định giá thấp hơn chỉ là một trong nhiều yếu tố thu hút vốn đầu tư vào các quỹ ETF. Các quỹ sẽ thu hút dòng tiền tốt hơn nếu thị trường có triển vọng sáng, cả điểm số và thanh khoản tăng, đem lại hiệu quả đầu tư trong trung và dài hạn.
Điều quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư thông qua kênh ETF là yếu tố vĩ mô ổn định trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hiện nay và thị trường cần có thêm nhiều sản phẩm ETF. Bản thân các quỹ có thể tự hình thành chỉ số chứng khoán theo chuẩn riêng, thay vì lệ thuộc vào các chỉ số hiện có của Sở giao dịch.
Khối ngoại nhiều khả năng sẽ duy trì động thái bán ròng trong quý III khi dòng tiền của khối này đang hướng vào các thị trường phát triển có mức tăng trưởng tốt như Mỹ và châu Âu.
Tuy nhiên, định giá thấp và vĩ mô ổn định sẽ là yếu tố thu hút dòng tiền của khối ngoại sớm quay trở lại thị trường Việt Nam trong quý IV/2020 và đầu năm 2021.
Các quỹ ETF khu vực cận biên (Frontier) bị rút vốn mạnh trong 9 tháng đầu năm Thống kê từ đầu năm tới nay cho thấy các quỹ ETF khu vực cận biên có tỷ trọng đầu tư lớn vào Việt Nam đều bị rút vốn khá mạnh, lên tới hàng chục triệu USD mỗi quỹ. Trong số các quỹ ETF đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, có 3 quỹ chuyên đầu tư vào nhóm các thị...