Vốn là “ổ chống vaccine” lớn nhất, nay Facebook cũng phải ra thông báo sẽ hạn chế vấn nạn này
Mặc dù vậy, mạng xã hội có 1,74 tỷ người dùng sẽ không gỡ bỏ hoàn toàn các bài viết chống vắc-xin, cho đó là quyền tự do ngôn luận.
Phong trào chống vắc-xin đang đi từ chỗ tự phát lẻ tẻ chuyển sang chuyên nghiệp hóa. Và mặt trận mà những người “ anti-vax” lựa chọn chính là Facebook. Một nghiên cứu ở Anh cho thấy cứ 2 bậc phụ huynh có con nhỏ thì sẽ có một người “ phơi nhiễm” với thông tin chống vắc-xin trên mạng xã hội.
Đáng lo ngại hơn, có vẻ như không ngẫu nhiên mà điều đó xảy ra.
Tại Mỹ, trang Daily Beast đã làm một khảo sát cho thấy ít nhất 150 quảng cáo Facebook có nội dung chống vắc-xin được mua trong vòng 1 tháng. Chúng thường được cài đặt để nhắm đến đối tượng là những phụ nữ trên 25 tuổi. Đây là nhóm người nhiều khả năng đang có con nhỏ.
Một số quảng cáo được tích vào lựa chọn nhóm người “ quan tâm đến mang thai“, nghĩa là ai đó đang có chủ ý muốn những bà mẹ tương lai đọc được thông tin chống vắc-xin. Theo Daily Beast các quảng cáo này đã được xem ít nhất 1,6 triệu lượt.
Ít nhất 150 quảng cáo Facebook có nội dung chống vắc-xin được mua trong vòng 1 tháng
Alexis Madrigal, một biên tập viên sức khỏe của trang Atlantic cũng làm một khảo sát tương tự để thấy Facebook đang trở thành một ổ dịch “ anti-vax” như thế nào. Anh đã sử dụng công cụ giám sát web CrowdTangle để phân tích các bài đăng phổ biến nhất trên Facebook, chứa cụm từ “ vắc-xin” từ năm 2016 đến nay.
Kết quả chỉ ra đa phần chúng đều đến từ một số lượng rất ít các trang cá nhân và fanpage. Tới 46% trong số 10.000 bài đăng về vắc-xin có nguồn gốc từ 50 trang Facebook hàng đầu. Và chỉ 7 trang trong số đó đã sản xuất tới 20% lượng nội dung chống vắc-xin trong 10.000 bài dễ tìm thấy nhất.
Đó là lý do khiến các nhà báo và nhà lập pháp ở Hoa Kỳ đang quyết liệt chỉ trích Facebook, khi mạng xã hội này đang vô tình nuôi dưỡng phong trào chống vắc-xin và cho các thông tin sai lệch về vắc-xin lan truyền trên nền tảng của mình.
Tuần vừa rồi, một thanh niên 18 tuổi ở Ohio đã làm chứng trước Thượng viện Mỹ rằng mẹ cậu ta chủ yếu nhận được thông tin sai lệch về vắc-xin trên Facebook, từ đó quyết định không tiêm chủng cho cậu suốt 18 năm.
Video đang HOT
Sau khi nhận thức được vấn đề, cậu bé đã phải tự tìm hiểu cách đến trạm y tế địa phương để tiêm những mũi vắc-xin đầu tiên trong cuộc đời mình.
Tháng trước, Adam Schiff, một đại diện của đảng Dân chủ ở California, đã gửi thư cho CEO của Facebook yêu cầu trả lời về vấn đề nền tảng này đang dung dưỡng phong trào chống vắc-xin.
Đáp lại, Facebook cho biết họ sẽ sớm tìm cách giải quyết. Đến hôm qua 7/3, Monika Bickert – phó chủ tịch Quản lý chính sách toàn cầu của Facebook chính thức lên tiếng rằng họ sẽ giảm bớt phạm vi tiếp cận của những thông tin chống vắc-xin trên nền tảng của mình.
Facebook sẽ không còn cho phép quảng cáo hoặc đề xuất những thông điệp chống vắc-xin, và sẽ can thiệp để những thông tin này ít nổi bật hơn trong kết quả tìm kiếm.
Mặc dù vậy, mạng xã hội có 1,74 tỷ người dùng sẽ không gỡ bỏ hoàn toàn các bài viết chống vắc-xin, cho đó là quyền tự do ngôn luận. Facebook chọn giải quyết vấn đề bằng cách hứa cung cấp cho người dùng của họ nhiều quan điểm hơn từ các tổ chức và chuyên gia có chuyên môn về vắc-xin.
Mạng xã hội lớn nhất hành tinh phải có trách nhiệm trong vấn đề chống vắc-xin đang gây nhức nhối
Nỗ lực của Facebook trong việc chống lại thông tin chống vắc-xin cũng được áp dụng sang Instagram, nền tảng chia sẻ ảnh đã được mạng xã hội mua lại. Facebook cho biết họ sẽ ngừng đề xuất nội dung chứa thông tin sai lệch về vắc-xin trên Instagram, ví dụ như ngừng hiển thị chúng trong kết quả tìm kiếm hashtag.
Chỉ có điều, không rõ khi nào điều này sẽ được triển khai, một tìm kiếm #vaccine trên Instagram lúc này vẫn cho kết quả #vaccineskill (vắc-xin gây chết người) lên hàng đầu.
Tương tự khi bạn search từ khóa “ vắc xin” vào ô tìm kiếm của Facebook, không khó để nhận thấy các trang, nhóm và cá nhân phát tán thông tin chống vắc-xin luôn được xếp hạng cao hơn các nguồn tin chính xác, đến từ các nguồn đáng tin cậy hơn.
Những người đứng sau chúng, sản xuất và phát tán những thông tin sai lệch về vắc-xin, lại đang được hỗ trợ bởi các thuật toán xếp hạng tìm kiếm của Facebook. Đó là lý do rõ ràng cho việc, mạng xã hội lớn nhất hành tinh phải có trách nhiệm trong vấn đề chống vắc-xin đang gây nhức nhối này.
Tham khảo Atlantic, Wired
Nữ điều dưỡng gắn bó cả đời với bệnh nhân HIV/AIDS
Hơn 12 năm làm việc, chị Trần Thị Thúy nói nghề điều dưỡng nhọc nhằn, gian nan, muốn gắn bó phải đồng cảm và say nghề.
Chị Trần Thị Thúy 33 tuổi, đang là điều dưỡng trưởng Bệnh viện 09, Hà Nội, phụ trách quản lý và hỗ trợ hơn 100 điều dưỡng khác. Đây là bệnh viện chuyên tiếp nhận, chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS, với 100 giường và gần 200 y bác sĩ công tác. Thành phần bệnh nhân khá phức tạp, từ người nghiện chích ma túy, gái "bán hoa" đến những người bị gia đình, xã hội bỏ rơi khi phát hiện bị nhiễm HIV.
Năm 2012, điều dưỡng Thúy chăm sóc cho bệnh nhân nam trẻ tuổi bị HIV giai đoạn cuối và áp xe nặng ở tay, đứt động mạch. Trong một lần thay băng, máu bệnh nhân bắn vào mặt khiến chị đối mặt nguy cơ phơi nhiễm.
"Mọi thứ diễn ra quá nhanh khiến tôi có chút lo sợ", chị Thúy kể. Ngay lúc đó, chị nhanh chóng băng bó, làm sạch vết thương cẩn thận cho người bệnh rồi mới xử lý vết máu trên mặt mình.
"Lúc đấy tôi chỉ lo có mệnh hệ gì thì gia đình phải làm thế nào", chị Thúy nhớ lại cú sốc lớn nhất khi làm việc tại viện.
Chị Trần Thị Thúy, điều dưỡng trưởng Bệnh viện 09. Ảnh: Thùy An
Mỗi ngày, một người điều dưỡng phải chăm sóc hàng trăm bệnh nhân từ vệ sinh đến các thủ thuật y tế. Điều dưỡng còn phải chăm lo đời sống tinh thần, dinh dưỡng, hỗ trợ luyện tập và phục hồi chức năng để đề phòng các biến chứng. Bệnh nhân tử vong, điều dưỡng phải vệ sinh thi hài, thực hiện các thủ tục cần thiết như quản lý tư trang người bệnh rồi bàn giao cho nhân viên nhà đại thể.
"Hầu hết bệnh nhân đều không có người nhà", chị Thúy kể.
Bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối mang nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội, lở loét khắp mình. Có bệnh nhân phải cuộn mình trong hàng chục tấm drap giường để thấm huyết tương liên tục rỉ ra. Cứ vài giờ, điều dưỡng lại phải thay một lần.
Chị Thúy cùng điều dưỡng đi buồng, thăm hỏi bệnh nhân. Ảnh: Thùy An
Theo chị Thúy, khó khăn lớn nhất của điều dưỡng là nguy cơ lây nhiễm. Tình huống bị lây nhiễm cao nhất là động tác hay thủ thuật y tế sai lầm như đặt ống chích có kim sau khi lấy máu hoặc tiêm tĩnh mạch thất bại, giẫm lên kim tiêm... Ngoài ra, xử lý rác thải như phân loại vật bén nhọn, nguy hiểm, rác y tế, rác sinh hoạt, thùng chứa rác nguy hiểm không đúng cách... cũng là sai sót thường gặp.
Với kiến thức của người công tác trong ngành y, chị hiểu rõ về những nguy cơ phải đối diện khi vào nghề. AIDS không phải một bệnh dễ lây nhưng các bệnh cơ hội tiềm ẩn rất nhiều, nhất là lao. Do đó, điều dưỡng luôn phải nắm vững kiến thức, cẩn thận trong công việc và tuân thủ các quy định để bảo vệ chính mình.
Điều dưỡng còn phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh nhân hành hung và sự kỳ thị, mặc cảm với cộng đồng. Điều dưỡng Huyền 38 tuổi, làm việc 14 năm tại viện, phải giấu gia đình nhà chồng về công việc và bị bạn bè thì gán biệt danh" Huyền aids", khiến chị tủi thân vô cùng. "Hầu hết những người còn gắn bó đến ngày hôm nay đều vì yêu nghề và đồng cảm với người bệnh", chị Huyền tâm sự.
Riêng chị Thúy, lý do gắn bó với bệnh viện khá đặc biệt. Năm 2009, chị Thúy kết hôn với chồng là chiến sĩ công an. Quen nhau 5 năm, chồng là người luôn tự hào về công việc và lòng dũng cảm của vợ. Năm 2017, chồng mất khi đang làm nhiệm vụ, chị trở thành điểm tựa duy nhất của con gái 5 tuổi. Về sau có nhiều cơ hội để chuyển sang công việc tốt hơn, chị vẫn quyết gắn bó với viện 09 bởi "ngoài bệnh nhân, nơi đây còn là kỷ niệm đẹp với chồng".
"Tôi phải mạnh mẽ vì con và để chồng dù đi xa vẫn yên lòng", nữ điều dưỡng chia sẻ. 2019 cũng là kỷ niệm 10 năm ngày cưới của hai vợ chồng.
Chiều muộn, chị Thúy sắp xếp công việc rồi bước nhanh để kịp giờ về đón con gái. Hòa mình vào nhịp sống hối hả bên ngoài cổng viện, chị luôn mong bệnh nhân của mình được cộng đồng giúp đỡ và đối xử công bằng.
"Đó cũng là cách để đẩy lùi căn bệnh xã hội và tiếp thêm động lực với đội ngũ y bác sĩ đang ngày đêm cống hiến cho nghề", nữ điều dưỡng tâm sự.
Thùy An
Theo VNE
Những cách điều trị bệnh Parkinson không dùng thuốc Những người mắc bệnh Parkinson, một rối loạn thoái hóa thần kinh ảnh hưởng đến vận động mà hiện chưa có cách chữa khỏi, có rất ít lựa chọn điều trị y học. Những người mắc bệnh Parkinson có thể tập thái cực quyền để giúp giảm cứng cơ thể và cải thiện thăng bằng. Thuốc kê đơn có thể giúp quản lý...