Vốn hút vào trái phiếu
Sản phẩm giao dịch trái phiếu doanh nghiệp với các gói thanh khoản, cam kết môi giới bán thành công do khối công ty chứng khoán cung cấp đang trực tiếp giúp nhiều nhà đầu tư tối ưu hóa nguồn tiền nhàn rồi, giữ dòng tiền ở lại kênh chứng khoán thay vì chảy vào tiết kiệm.
Nhiều sản phẩm kỳ hạn từ 3 tháng trở lên đang cạnh tranh trực tiếp với kênh tiết kiệm truyền thống.
Với vai trò là tổ chức tài chính trung gian, công ty chứng khoán kết nối 2 đầu, cung – cầu trái phiếu.
Từ năm 2019 đến nay, hàng trăm doanh nghiệp đã huy động được hàng nghìn tỷ đồng từ trái phiếu doanh nghiệp.
Ở kênh phân phối, việc sáng tạo, đóng gói sản phẩm trái phiếu giúp ngày càng nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia kênh này.
Video đang HOT
Bức tranh thị trường trở nên đa dạng và hấp dẫn hơn, khi trái phiếu phân phối qua công ty chứng khoán có lãi suất tốt hơn kênh gửi tiết kiệm và đặc biệt là thanh khoản linh hoạt, nhiều sản phẩm có thể bán lại sau 1 ngày.
Đây có thể là một “vũ khí” mới trong cạnh tranh thu hút dòng tiền giữa kênh thị trường vốn với kênh thị trường tiền tệ.
Ở phạm vi nhỏ hơn là cuộc cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán với nhau.
Nhiều công ty chứng khoán nhận ra rằng, khi sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp tích hợp với các nghiệp vụ kinh doanh khác, có thể đem lại giá trị tăng lớn cho tổ chức tài chính trung gian.
Để xác lập và duy trì thị phần trên thị trường, các công ty chứng khoán buộc phải phát triển ít nhất một thế mạnh, chẳng hạn công nghệ, tư vấn đầu tư, chính sách margin, tư vấn niêm yết…
Khi mỗi công ty đều sở hữu một lợi thế cạnh tranh vượt trội thì với các công ty khác, bên cạnh việc nâng cấp lợi thế cạnh tranh của mình, cũng đồng thời phải nâng cấp cả các dịch vụ khác, nhằm hướng đến phục vụ tốt khách hàng, nhà đầu tư chứng khoán, một cách toàn diện.
Các công ty chứng khoán phát triển các sản phẩm giao dịch trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn linh hoạt là một cách nâng cấp dịch vụ của chính mình, nhất là khi cạnh tranh về phí môi giới đã đến giới hạn bão hòa.
Nhà đầu tư thường xuyên giao dịch, nhà đầu tư chuyên nghiệp, người có nguồn tiền nhàn rỗi là những chủ thể được hưởng lợi nhất từ một thị trường cạnh tranh lành mạnh.
Câu chuyện về sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp gắn với các gói thanh khoản linh hoạt do công ty chứng khoán cung cấp là Tiêu điểm của Đầu tư Chứng khoán trong số báo này.
Để thêm cơ hội và giảm rủi ro, nhà đầu tư cần hiểu rõ sản phẩm và hiểu cả những điều mà các nhân viên môi giới ít khi đề cập.
Dòng tiền luôn có nhu cầu tìm kiếm kênh sinh lợi, vì thế nhận diện cơ hội và rủi ro đầu tư luôn là câu chuyện thú vị trên thị trường tài chính. Mong quý bạn đọc tiếp tục song hành cùng Đầu tư Chứng khoán, cùng nhận diện, đánh giá các cơ hội đáng bàn.
Báo cáo Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020
Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI vừa công bố Báo cáo Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020. Báo cáo cho biết tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong quý II/2020 là 122.300 tỷ đồng, tăng 69.7% so với cùng kỳ 2019; lũy kế 6 tháng đầu năm là 171.500 tỷ đồng, tăng 61,3% so với 6 tháng 2019, bỏ xa mức tăng trưởng 37% trong năm 2019.
Quy mô thị trường trái phiếu doanh tăng khoảng 15,6% so với cuối năm 2019, lên mức 791.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 12,9% GDP.
Trong đó, chỉ có 10.000 tỷ đồng (chiếm 5,8% tổng lượng phát hành) của Tập đoàn Masan là phát hành ra công chúng, 94,2% là phát hành riêng lẻ của 133 doanh nghiệp và được chia thành 826 đợt.
Quy mô thị trường trái phiếu doanh tăng khoảng 15,6% so với cuối năm 2019, lên mức 791.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 12,9% GDP.
Cũng theo báo cáo, Việt Nam cùng với Trung Quốc, Malaysia là những nước châu Á có thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng mạnh nhất. Hiện tại, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tính trên GDP của Việt Nam đã bỏ xa Indonesia, vượt qua Philippines nhưng vẫn còn cách khá xa mức 23% GDP của Thái Lan; 33-35% GDP của Trung Quốc, Singapore; 50,9% GDP của Malaysia và 80% GDP của Hàn Quốc (theo ADB).
So với các kênh huy động vốn khác tại Việt Nam, kênh trái phiếu doanh nghiệp vẫn có quy mô khá khiêm tốn. Nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào tín dụng ngân hàng, tổng quy mô tín dụng tại 30/6/2020 là 8,48 triệu tỷ đồng, tương đương 138,5% GDP và gấp 10,75 lần kênh trái phiếu doanh nghiệp.
Sự phát triển của thị trường trái phiếu nói chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng là tất yếu để tạo sự cân bằng và nâng cao chất lượng thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, mức tăng trưởng quá nóng giai đoạn gần đây tiềm ẩn nhiều rủi ro với sự bền vững của thị trường.
Từ đầu năm đến nay, Bộ Tài chính đã liên tục phát đi cảnh báo với thị trường, lấy ý kiến thị trường và đã chính thức ban hành Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2018/NĐ-CP (văn bản có hiệu lực từ 1/2/2019 và là một trong những tác nhân cơ bản dẫn đến sự bùng nổ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp giai đoạn gần đây).
SSI: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể tăng nóng trong quý III/2020 Theo báo cáo Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam 6 tháng do Công ty SSI mới phát hành, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể tăng nóng trong quý III nhưng sẽ hạ nhiệt trong quý IV. Lãi suất trúng thầu của trái phiếu Chính phủ tháng 4 tăng tăng từ 0,1 - 0,32%/năm. Ảnh minh họa: TTXVN Theo báo...